

Vũ Yến Nhi
Giới thiệu về bản thân



































Trong bài thơ Chân quê, nhân vật “em” là hình ảnh tiêu biểu cho người con gái thôn quê trong bối cảnh giao thoa giữa truyền thống và hiện đại. Trước khi lên tỉnh, “em” mang vẻ đẹp giản dị, chân chất với yếm lụa sồi, áo tứ thân, khăn mỏ quạ, quần nái đen—những trang phục đặc trưng của người con gái quê hương. Nhưng sau chuyến đi tỉnh, “em” thay đổi, khoác lên mình khăn nhung, quần lĩnh, áo cài khuy bấm, thể hiện sự tiếp thu những xu hướng thời trang mới. Sự thay đổi ấy khiến chàng trai—cũng là nhân vật trữ tình trong bài thơ—cảm thấy hụt hẫng và tiếc nuối, bởi “em” không còn giữ được nét đẹp chân quê ngày nào. Qua nhân vật “em”, Nguyễn Bính bày tỏ nỗi băn khoăn về sự mai một của những giá trị truyền thống trước sự ảnh hưởng của lối sống đô thị. Đồng thời, ông cũng nhẹ nhàng gửi gắm thông điệp về việc tiếp thu cái mới nhưng không quên gìn giữ bản sắc quê hương, bởi “hương đồng gió nội” nếu mất đi thì con người cũng sẽ dần đánh mất chính mình.
Trân trọng vẻ đẹp giản dị, mộc mạc của con người thôn quê, nỗi tiếc nuối trước sự thay đổi của con người theo thời gian, lời nhắn nhủ về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
Bptt: Ẩn dụ
Tác dụng: Nhấn mạnh sự thay đổi của con người trước sự du nhập của cái mới,gợi cảm xúc tiếc nuối và lo lắng
Yếm lụa sồi, dây lưng đũi nhuộm hồi, áo tứ thân, khăn mỏ quạ, quần nái đen, khăn nhung, áo cài khuy bấm.
Nhóm trang phục truyền thống đại diện cho vẻ đẹp chân chất, giản dị, mộc mạc của người phụ nữ thôn quê. Nó thể hiện sự gắn bó với quê hương, với những giá trị văn hóa lâu đời.
Chân quê” gợi lên hình ảnh một vẻ đẹp mộc mạc, tự nhiên, một tâm hồn hồn hậu, giản dị, gắn bó với những giá trị truyền thống.
Lục bát