

Nguyễn Thu Hương
Giới thiệu về bản thân



































Câu 1. Để bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích lịch sử, chúng ta cần một cách tiếp cận đa diện. Trước hết, việc nâng cao nhận thức cộng đồng là vô cùng quan trọng. Điều này bao gồm việc tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông, đưa giáo dục di sản vào trường học, và khuyến khích sự tham gia của người dân vào các hoạt động bảo tồn. Song song với đó, công tác bảo tồn và tu bổ cần được thực hiện một cách bền vững, dựa trên nghiên cứu khoa học kỹ lưỡng, ưu tiên bảo tồn yếu tố gốc và đầu tư nguồn lực thích đáng. Việc phát huy giá trị di tích cũng cần được chú trọng thông qua phát triển du lịch di sản một cách có trách nhiệm, ứng dụng công nghệ để tạo trải nghiệm mới mẻ, tổ chức các sự kiện văn hóa, và kết nối di tích với đời sống đương đại. Chỉ khi thực hiện đồng bộ các giải pháp này, chúng ta mới có thể bảo tồn hiệu quả những di sản quý báu của dân tộc và truyền lại cho các thế hệ mai sau. Câu 2. Bàn về quy luật sáng tạo nghệ Thuật, William word- thì sĩ người Anh từng nói : " Thơ ca là sự bột phá của những tình cảm mãnh liệt ".Với ý niệm ấy, mỗi bài thơ chính là dòng chảy cảm xúc mạnh mẽ, giàu tâm huyết của người cầm bút. Nhà thơ với " trực giác nhiệm màu ", với tâm hồn nhạy cảm dễ rụng động trước nhu cầu bộc bạch của nỗi lòng đã bật lên tiếng thơ mà " góp hương sắc cho đời ".Đoạn thơ " Mùi cơm cháy " của Vũ Tuấn là một tiếng thơ như thế, tác giả đã khắc họa lên một cách chân thực, sống động những kỷ niệm tuổi thơ, những hình ảnh gắn bó với quê hương thân yêu. Đoạn thơ không chỉ là lời nhắc nhớ về quá khứ, mà còn thể hiện tình cảm tha thiết, sự tri ân đối với những gì thuộc về gia đình, quê hương và tình yêu đất nước.
Còn đi xa, nhớ hương vị tuổi thơ
[................]
Chẳng nới nào... Có vị cơm năm xưa. Ngụp lặn trong trang thơ của một miền kí ức xưa cũ, ta bắt gặp những bâng khuâng, xao xuyến của một người con xa quê: "Con đi xa, nhớ hương vị tuổi thơ Mùi cơm cháy, con vẫn ăn ngày trước Đôi chân con đi khắp miền Tổ quốc Chẳng nơi nào... có vị cơm năm xưa..." Mở đầu đoạn thơ, tác giả đã khéo léo sử dụng hình ảnh "mùi cơm cháy" để gợi lại ký ức tuổi thơ. Câu thơ "Con đi xa, nhớ hương vị tuổi thơ" mang đến một cảm giác bâng khuâng, da diết của người con khi phải rời xa quê hương. Mùi cơm cháy, một món ăn dân dã, có lẽ không quá nổi bật trong ẩm thực, nhưng trong ký ức của người con, nó lại mang một ý nghĩa sâu sắc. "Mùi cơm cháy, con vẫn ăn ngày trước" là sự nhớ nhung, gắn bó với những giá trị giản dị song lại đậm đà hương vị của cuộc sống xưa. Cơm cháy, không phải là món ăn cao sang, nhưng lại gắn liền với tình yêu thương vô bờ bến của mẹ, với những bữa cơm đầm ấm trong gia đình. Chính từ những món ăn giản dị ấy, tình cảm gia đình đã được nuôi dưỡng, kết tinh và trở thành một phần không thể thiếu trong tâm hồn mỗi người con.Hình ảnh mùi cơm cháy bình dị đã chưa đựng sự thiêng kiên hơn bảo giờ hết, nó ấp ủ hương vị trong từng những kỉ niệm ấm áp. Đó là những buổi chiều mẹ " thổi " cơm, là khoảnh khắc tuổi thơ chới đùa, là tiếng cười của gia đình. Hình ảnh khiến người đọc cảm nhận được sự giản dị đầy ắp yêu thương, những yêu thương không cần phải nói ra mà vẫn thấm sâu vào từng ngóc ngách của kí ức.Những kí ức ấy đã dẫn đôi chân con" đi khắp miền Tổ Quốc" để rồi nhận ra một điều giản dị mà sâu sắc:"Chẳng nới nào ...có vị cơm năm xưa", câu thơ khẳng định một cách chân thành và xúc động dù đi đâu, dù thưởng thức bảo nhiêu món ngon vật lạ, hương vị quê nhà, hương vị kí ức vẫn là độc nhất, không thể thay thế Hương vị quê hương dạt dào trong từng thớ đất, câu ca, phả vào lòng người những cảm xúc ấm áp lạ kì: "Cơm cháy quê nghèo...có nắng, có mưa Có lời mẹ ru, ngọt ngào cay đắng Có những hi sinh, nhớ thương thầm lặng Con yêu nước mình... từ những câu ca..." Khi tác giả tiếp tục miêu tả "cơm cháy quê nghèo", hình ảnh này không chỉ phản ánh hoàn cảnh sống gian khó của người dân quê nghèo mà còn thể hiện những giá trị tinh thần được vun đắp từ sự hy sinh và tình yêu thương. Câu thơ "Cơm cháy quê nghèo... có nắng, có mưa" vừa làm nổi bật sự vất vả của cuộc sống, vừa phản ánh sự khắc khoải, trăn trở của người con khi rời xa quê hương. Quê nghèo, dù có "nắng" và "mưa", dù cuộc sống không dễ dàng nhưng lại là nơi chứa đựng những kỷ niệm sâu sắc, những tình cảm chân thành mà không nơi nào có thể thay thế được. Hình ảnh "cơm cháy quê nghèo" mang đậm chất quê, không phải là những món ăn sang trọng mà là những thứ gần gũi, thân thuộc. Cơm cháy trong thơ là biểu tượng của sự gian khó giữa tình yêu thương đong đầy. "Có nắng, có mưa" đã lột tả sự khó khăn trong cuộc sống thường nhật đồng thời thể hiện của sự kiên cường, bền bỉ, của một quê hương vẫn tồn tại và phát triển trước những chông gai, thử thách. "Quê nghèo" ấy chính là nơi mà mỗi người con dù đi đâu cũng không thể quên, vì nơi đó có gia đình, có tình yêu thương và có những kỷ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ. Trang thơ bỗng trở nên dịu lắng sau chặng hành trình kí ức, nó ùa vào lòng người những tình cảm gia đình sâu sắc: Cơm cháy quê nghèo... mặn mồ hôi cha Có vị thơm rơm, cánh đồng mùa gặt Muối mặn gừng cay, có hè nắng gắt Có ánh trăng vàng...chị múc bên sông... Tình cảm gia đình, tình yêu của cha mẹ dành cho con cái là chủ đề xuyên suốt trong đoạn thơ.Trong khổ thơ trước, tác giả đã khắc họa một câu thơ đặc biệt "Có lời mẹ ru, ngọt ngào cay đắng" gợi lên sự vất vả, hy sinh của mẹ trong quá trình nuôi dạy con cái. Những lời ru của mẹ, tuy ngọt ngào nhưng cũng chứa đựng bao nhiêu nhọc nhằn, cay đắng của cuộc sống. Điều này không chỉ thể hiện tình cảm của mẹ mà còn là biểu tượng của sự hy sinh thầm lặng mà mẹ dành cho con. Bên cạnh những cảm xúc thiêng liêng cao quý ấy, trong khổ thơ này tác giả lại phác họa về tình phụ tử cao cả khi viết "mặn mồ hôi cha". Một hình ảnh đẹp thể hiện sự vất vả, hi sinh của người cha trong công cuộc lao động để nuôi sống gia đình. Những "mồ hôi cha" là những giọt mồ hôi đổ xuống từ sự chăm chỉ, kiên nhẫn, là minh chứng cho tình yêu thương và sự hy sinh vô điều kiện mà cha dành cho con cái. Hơn hết, Vũ Tuấn còn mang đến sợi dây gắn kết sâu sắc trong tình cảm gia đình ấy là tình chị em. Người em nhớ đến bóng dáng chị lặn lội, tần tảo sớm hôm nơi đồng ruộng "Có ánh trăng vàng...chị múc bên sông". Chính từ những hy sinh ấy, người con mới có thể trưởng thành, có thể nhớ về quê hương, về gia đình trong những giây phút xa cách. Cuối cùng, hình ảnh "muối mặn gừng cay, có hè nắng gắt" là sự tổng hòa của những khó khăn trong cuộc sống nhưng cũng là những thử thách mà người dân quê vượt qua để xây dựng cuộc sống. Qua đó, tình yêu đất nước cũng chính là sự tri ân đối với những người đã lao động vất vả, hy sinh thầm lặng để xây dựng đất nước vững mạnh. Qua đoạn thơ, Vũ Tuấn đã khéo léo kết nối tình yêu quê hương với tình yêu đất nước. Khi tác giả viết "Con yêu nước mình... từ những câu ca...", đây là sự khẳng định rằng tình yêu đối với đất nước bắt đầu từ những điều giản dị, từ những câu hát ru, từ những bài ca của mẹ cha, từ những kỷ niệm tuổi thơ gắn liền với mảnh đất quê hương. Tình yêu đất nước không chỉ được hình thành từ những sự kiện lớn lao mà còn được nuôi dưỡng từ những điều bình dị trong cuộc sống hàng ngày. Mỗi câu ca, mỗi làn điệu dân ca, mỗi âm điệu của tiếng mẹ ru đều trở thành những viên gạch vững chắc xây dựng nên tình yêu quê hương, đất nước. Tóm lại, đoạn thơ “Mùi cơm cháy” của Vũ Tuấn là một tác phẩm đầy cảm xúc và sâu sắc. Tác giả đã sử dụng những hình ảnh quen thuộc và bình dị để khắc họa tình yêu quê hương, đất nước. Qua đó, tác giả đã bày tỏ sự nhớ nhung về quê hương đồng thời thể hiện tình yêu sâu sắc đối với gia đình, đối với những giá trị của cuộc sống. Những hình ảnh như "cơm cháy", "mồ hôi cha", "lời mẹ ru" hay "cánh đồng mùa gặt" chính là ký ức tươi đẹp của tuổi thơ, là biểu tượng của tình yêu, sự hy sinh và lòng biết ơn đối với quê hương. Thông qua đó, tác giả muốn nhắn nhủ rằng tình yêu quê hương không xuất phát từ những điều lớn lao, nó được nuôi dưỡng trong tâm hồn con người từ những điều bình dị.
Câu 1: Văn bản trên thuộc kiểu văn bản thông tin thuyết minh về một danh lam thắng cảnh Câu 2: Đối tượng thông tin được đề cập đến trong văn bản là Cố đô Huế - Di sản Văn hóa Thế giới và giá trị lịch sử Câu 3: Câu văn trình bày thông tin theo trình tự thời gian (ngày 6-12-1993) và sự kiện (UNESCO công nhận Cố đô Huế là Di sản Văn hóa Thế giới), sau đó nêu kết quả của sự kiện này là Cố đô Huế trở thành một trong những di tích quan trọng nhất của Việt Nam và của nhân loại. Câu 4: Phương tiện phi ngôn ngữ có thể được sử dụng trong văn bản này là hình ảnh về Hoàng Thành Huế. Tác dụng của hình ảnh là giúp người đọc hình dung rõ hơn về vẻ đẹp và giá trị của di sản, tăng tính trực quan và hấp dẫn cho văn bản. Câu 5: Mục đích của văn bản là giới thiệu, cung cấp thông tin về Cố đô Huế với tư cách là một Di sản Văn hóa Thế giới và làm nổi bật những giá trị lịch sử, văn hóa của nó. Nội dung chính của văn bản tập trung vào sự công nhận của UNESCO và tầm quan trọng của Cố đô Huế đối với Việt Nam và thế giới.