Quang Thu Huyền

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Quang Thu Huyền
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu1:

Bài làm

Di tích lịch sử là những bằng chứng quan trọng về quá trinh hình thành và phát triển của dân tộc. Bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích là trách nhiệm chung của cả xã hội và trách nhiệm riêng của mỗi các nhân. Trước tiên, cần nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của di tích lịch sử thông qua giáo dục và truyền thông. Các trường nên tổ chức những buổi trải nghiệm ngoài trời tại các di tích, kết hợp với các hoạt động thực tế. Thứ hai, nhà nước cần đầu tư , trùng tu và bảo tồn di tích một cách bài bản, không làm mất đi giá trị nguyên gốc của chúng. Cần kiểm soát chặt chẽ khai thác du lịch tại các di tích để tránh tình trạng huỷ hoại. Và cuối cùng, các hoạt động du lịch và tham quan cần được tổ chức có quy hoạch, kết hợp gìn giữ và khai thác hợp lí . Du khách cũng cần được giáo dục về ý thức bảo vệ di sản. Để giữ gìn được các di tích lịch sử cũng một phần là nhờ những biện pháp và quản lí chặt chẽ của nhà nước. Bảo tồn và phát huy những giá trị đẹp của di tích là việc làm đẹp cho giá trị văn hoá - lịch sử nước nhà . Vậy nên chúng ta cần chung tay bảo tồn và gìn giữ những giá trị này.

Câu2:

Bài làm

Trong nhịp sống hiện đại hối hả, con người đôi khi lãng quên những giá trị bình dị mà sâu sắc đã nuôi dưỡng tâm hồn mình từ thuở ấu thơ. Bài thơ Mùi cơm cháy của Vũ Tuấn là một khúc hoài niệm da diết về tuổi thơ, về quê hương và tình cảm gia đình thiêng liêng. Đặc biệt, đoạn thơ sau đã thể hiện một cách tinh tế và cảm động hình ảnh "cơm cháy" như biểu tượng của ký ức, của tình yêu quê hương sâu nặng:

" Con đi xa, nhớ hương vị tuổi thơ

Mùi cơm cháy , con vẫn ăn ngày trước

[.....]

Muối mặn gừng cay , có hè nắng gắt

Có ánh trăng vàng...chị múc bên sông..."


Mỗi tác phẩm nghệ thuật thực sự là " tiếng sáo thổi lòng thời đại, thành giao liên dẫn dắt đưa đường". Đương như ý thức rõ về điều này, nhà văn Vũ Tuấn đã viết lên những câu thơ hay và ý nghĩa trong bài thơ "Mùi cơm cháy". Áng văn là "tiếng sáo", là " giao liên" dẫn ta tới hương vị thôn quê với bao kỷ niệm , yêu thương và bình yên như vậy. Đoạn thơ trên được trích Mùi cơm cháy. Để lại cho người đọc những dư vị khó tả

"Con đi xa, nhớ hương vị tuổi thơ

Mùi cơm cháy, con vẫn ăn ngày trước

Đôi chân con đi khắp miền Tổ quốc

Chẳng nơi nào... có vị cơm năm xưa..."

Mở đầu đoạn thơ là nỗi nhớ da diết của người con xa quê, nhớ về hương vị tuổi thơ – “mùi cơm cháy”. Hình ảnh "cơm cháy" mộc mạc, giản dị nhưng lại mang giá trị tinh thần to lớn. Nó không chỉ là món ăn thân thuộc, mà còn là biểu tượng cho những kỷ niệm, yêu thương và bình yên của một thời thơ ấu. Dù đi khắp miền Tổ quốc, dù nếm đủ thứ sơn hào hải vị, thì “vị cơm năm xưa” ấy vẫn không thể tìm lại ở bất cứ đâu. Điều đó cho thấy giá trị tinh thần của ký ức, của tình cảm quê hương là duy nhất và không thể thay thế.

"Cơm cháy quê nghèo... có nắng , có mưa

Có lời mẹ ru, ngọt ngào cay đắng

Có những hi sinh, nhớ thương thầm lặng

Con yêu nước mình ... từ những câu ca.."

Từng dòng thơ tiếp theo đưa người đọc đi sâu hơn vào thế giới cảm xúc của người con xa xứ. "Cơm cháy quê nghèo" không chỉ có hương vị mộc mạc mà còn thấm đượm trong đó cả nắng mưa cuộc đời, lời ru của mẹ và những hy sinh âm thầm. Tất cả tạo nên một bức tranh quê hương giàu cảm xúc, gợi nhắc đến sự tảo tần, nhọc nhằn nhưng cũng đầy yêu thương và hi sinh của cha mẹ. Cũng từ đó, tình yêu nước lớn dần trong tâm hồn người con – bắt đầu từ những điều gần gũi, thân thương như "câu ca", như "mùi cơm cháy". Tác giả đã thể hiện một tinh tế tình yêu quê hương , gia đình qua hình ảnh " cơm cháy" . Món ăn ấy tuy đơn sơ nhưng lại biểu tượng của tình thân , của ký ức tuổi thơ đẹp đẽ không thể phai. Đồng thời nhà thiw còn nhấn mạng tình yêu quê hương từ điểu rất nhỏ từ lời ru của mẹ .

" Cơm cháy quê nghèo... mặn mồ hôi cha

Có vị thơm rơm , cánh đồng mùa gặt

Muối mặn gừng cay, có hè nắng gắt

Có ánh trăng vàng... chị múc bên sông ..."

Qua đoạn thơ, tác giả đã thể hiện một cách tinh tế tình yêu quê hương, gia đình qua hình ảnh "cơm cháy". Món ăn ấy tuy đơn sơ nhưng lại là biểu tượng của tình thân, của những ký ức tuổi thơ đẹp đẽ không thể nào phai. Đồng thời, bài thơ cũng nhấn mạnh rằng tình yêu quê hương không phải điều gì lớn lao, xa vời, mà bắt đầu từ những điều rất nhỏ, rất thật – từ "mùi cơm cháy", từ "câu ca", từ "mồ hôi cha", từ "lời mẹ ru"…


Bằng thể thơ tám chữ lắng đọng thiết tha, ngôn ngữ giản dị , giàu hình ảnh . Tác giả đã thành công khắc khoạ được bức tranh quê hương giản dị mộc mạc qua hình ảnh cơm cháy cùng những kỉ niệm đáng nhớ. Quê hương là những điều dung dị , thân thuộc nhất, là nỗi nhớ nhung khôn nguôi và tình yêu sâu nặng theo bước chân ta trên mỗi nẻo đường . Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương, đất nước khởi nguồn từ nỗi nhớ kí ức tuổi thơ. Qua đó tạo nên sự khó phai mờ trong mắt bạn đọc.


Đoạn thơ trong bài "Mùi cơm cháy "không chỉ là lời nhắn gửi đầy cảm xúc của người con xa quê, mà còn là lời nhắc nhở mỗi chúng ta về giá trị của ký ức, về tình yêu quê hương – điều được nuôi dưỡng từ những điều bình dị nhất trong cuộc sống. Chính sự giản dị đó lại làm nên chiều sâu tâm hồn và bản sắc dân tộc.

Câu1: Văn bản trên thuộc kiểu loại văn bản thông tin giới thiệu về một di tích lịch sử.

Câu2: Đối tượng thông tin được đề cập trong văn bản là Cố đô Huế - Di sản văn hoá thế giới với các giá trị lịch sử, văn hoá và kiến trúc đặc sắc .

Câu3: Câu văn trên cung cấp một cột mốc thời gian quan trọng ( ngày 6-12-1993) và sự kiện nổi bật (Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới). Câu văn sử dụng cách trình bày nguyên nhân- kết quả: việc công nhận của UNESCO đã góp phần nâng cao vị thế của Cố đô Huế, biến nơi đây thành một trong những di tích quan trọng nhất của Việt Nam và thế giới.

Câu4: Phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản là hình ảnh Hoàng Thành Huế . Hình ảnh này giúp người đọc dễ hình dung về Cố đô Huế, tăng tính trực quan và làm nội dung trở nên sinh động , hấp dẫn hơn.

Câu5:

- Mục đích: Cung cấp thông tin về Cố đô Huế, nhấn mạnh giá trị lịch sử, văn hoá và vai trò của di tích này trong đời sống hiện nay

- Nội dung: Văn bản giới thiệu về Cố đô Huế với các công trình kiến trúc tiêu biểu , giá trị văn hoá- lịch sử, sự giao thoa văn hoá , cảnh quan thiên nhiên , cũng như sự công nhận của UNESCO đối với di sản này

Câu1: Văn bản trên thuộc kiểu loại văn bản thông tin giới thiệu về một di tích lịch sử.

Câu2: Đối tượng thông tin được đề cập trong văn bản là Cố đô Huế - Di sản văn hoá thế giới với các giá trị lịch sử, văn hoá và kiến trúc đặc sắc .

Câu3: Câu văn trên cung cấp một cột mốc thời gian quan trọng ( ngày 6-12-1993) và sự kiện nổi bật (Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới). Câu văn sử dụng cách trình bày nguyên nhân- kết quả: việc công nhận của UNESCO đã góp phần nâng cao vị thế của Cố đô Huế, biến nơi đây thành một trong những di tích quan trọng nhất của Việt Nam và thế giới.

Câu4: Phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản là hình ảnh Hoàng Thành Huế . Hình ảnh này giúp người đọc dễ hình dung về Cố đô Huế, tăng tính trực quan và làm nội dung trở nên sinh động , hấp dẫn hơn.

Câu5:

- Mục đích: Cung cấp thông tin về Cố đô Huế, nhấn mạnh giá trị lịch sử, văn hoá và vai trò của di tích này trong đời sống hiện nay

- Nội dung: Văn bản giới thiệu về Cố đô Huế với các công trình kiến trúc tiêu biểu , giá trị văn hoá- lịch sử, sự giao thoa văn hoá , cảnh quan thiên nhiên , cũng như sự công nhận của UNESCO đối với di sản này