Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Quá trình xâm lược của thực dân phương Tây đối với các quốc gia Đông Nam Á hải đảo:

Phi-lip-pin: Giữa thế kỉ XVI, bị thực dân Tây Ban Nha xâm lược và thống trị. Sau cuộc chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha 1898, Philippin trở thành thuộc địa Mỹ.

Indonexia: Cuối thế kỉ XVI, thực dân Hà Lan bắt đầu quá trình xâm nhập. Giữa thế kỉ XIX, trải qua các cuộc cạnh tranh quyết liệt với Bồ Đào Nha, Hà Lan hoàn thành việc kiểm soát nước này.

Malaysia, Singapor, Bruney: Đầu thế kỉ XX, toàn bộ lãnh thổ rơi vào tay người Anh với nhiều hình thức cai trị.

Trải qua gần 4 thế kỉ ( đầu XVI đến đầu XX ), bằng thủ đoạn khác nhau, từ buôn bán, xâm nhập thị trường, đến tiến hành chiến tranh xâm lược và cạnh tranh quyết liệt với nhau, thực dân phương Taayddax hoàn thành quá trình xâm lược các nước Đông Nam Á hải đảo.

 Ảnh hưởng của chế độ thực dân đến các quốc gia Đông Nam Á:

Tích cực: Gắn kết khu vực với thị trường thế giới; du nhập nền sản xuất công nghiệp, xây dựng một số cơ sở hạ tầng,...; thúc đẩy phát triển văn hóa như chữ viết, tôn giáo, giáo dục,...

Tiêu cực: 

Chính trị xã hội: chính sách "chia để trị" của thực dân phương Tây là nguyên nhân dẫn đến xung đột săc tộc, tôn giáo, vùng miền gay gắt ở các quốc gia Dông Nam Á, tranh chấp biên giới, lãnh thổ khu vực,..

Kinh tế: hệ thống cơ sở hạ tầng nghèo nàn, lạc hậu. Phần lớn bị biến thành nơi cung cấp nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa của phương Tây.

Văn hóa: nô dịch, chính sách ngu dân, hạn chế giáo dục các nước thuộc địa.

Liên hệ tình hình thực tế Việt Nam: hơn 80 năm cai trị của thực dân Pháp hậu quả như;

Chính trị: từ quốc gia thống nhất, dưới sự thống trị thực dân Pháp, bị chia thành 3 xứ 3 chế độ: Bắc Kì là xứ bảo hộ, Trung Kì là xứ nửa bảo hộ, Nam Kì là xứ thuộc địa. Tên nước Việt Nam bị xóa trên bản đồ chính trị thế giới. Lập ra nhiều xứ tự trị, gây phức tạp mối quan hệ vùng miền, tôn giáo, tộc người.

Kinh tế: du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa có đêm lại chuyển biến tích cực tuy nhiên chỉ mang tính cục bộ ở một số ngành nghề, địa phương. Cơ bản vẫn nghèo nàn, lạc hậu, thiếu cân đối, lệ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp.

Xã hội: giai cấp, tầng lớp nhân dân bị áp bức, bóc lột nặng nề, nghèo khổ, bần cùng. Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp làm bùng nổ cuộc đấu tranh yêu nước.

Văn hóa: dân cư nghèo đói, lạc hậu, dân trí thấp ( 90% mù chữ), giá trị văn hóa truyền thống bị xói mòn, nhiều hủ tục, tệ nạn xã hội xảy ra...