Trần Huỳnh Tấn Duy
Giới thiệu về bản thân
Câu 1:
Trong bài thơ “Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa” của Lưu Quang Vũ, hình tượng mưa mang nhiều ý nghĩa sâu sắc và đa chiều. Mưa không chỉ là hiện tượng tự nhiên mà còn là biểu tượng cho những biến đổi và phai nhạt trong tình cảm. Mưa đem theo nỗi buồn và làm phai mờ đi những ký ức, cảm xúc yêu thương của con người. Hơn nữa, mưa còn gợi lên hình ảnh của sự khó khăn, lo lắng và nỗi buồn trong cuộc sống con người. Những giọt mưa như những giọt nước mắt, phản ánh nỗi sợ hãi và bất an của con người trước những biến cố và thử thách. Trong bài thơ, mưa còn thể hiện sự lo lắng trước cuộc đời đầy biến số, những chuyển biến từ ánh sáng sang bóng tối luôn làm ta phải hoài nghi, u sầu. Như vậy, hình tượng mưa trong bài thơ không chỉ đơn thuần là một hiện tượng thiên nhiên mà còn mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc về tình yêu và cuộc sống, phản ánh những cảm xúc phức tạp và đa chiều của con người trước những biến đổi không ngừng của cuộc đời.
Câu 2:
Howard Thurman đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tìm ra điều khiến chúng ta tỉnh thức và hành động theo điều đó. Trong cuộc sống hiện đại, có rất nhiều yếu tố có thể làm con người tỉnh thức, từ những trải nghiệm cá nhân đến những sự kiện xã hội và toàn cầu, tỉnh thức như một cách để nhận xét đánh giá ý thức hệ và quan niệm cao siêu của mỗi người, đó là thước đo cho cả một xã hội đầy rẫy trụy lạc.
Trước hết, những trải nghiệm cá nhân sâu sắc thường là nguồn gốc của sự tỉnh thức. Tỉnh thức có thể là những khoảnh khắc đối mặt với khó khăn, mất mát hoặc thậm chí là những thành công lớn. Những trải nghiệm thực tế này giúp chúng ta nhận ra giá trị thực sự của cuộc sống, từ đó thúc đẩy chúng ta sống có ý nghĩa hơn. Ví dụ, việc vượt qua một căn bệnh hiểm nghèo có thể khiến một người nhận ra sự quý giá của sức khỏe và thời gian, từ đó họ sẽ sống tích cực và trân trọng từng khoảnh khắc hơn hay một người vươn lên từ nghèo khó sẽ luôn quý trọng đồng tiền hơn bất kì một ai khác. Sự tỉnh thức chính là quan niệm sâu sắc mà mỗi bản thân ta tự tìm ra, giác ngộ được từ những điều mà ta đã trải nghiệm, đó là cơ sở cho sự tỉnh thức của con người
Thứ hai, những sự kiện xã hội và toàn cầu cũng có thể làm con người tỉnh thức. Những biến đổi khí hậu, thiên tai, hay các cuộc khủng hoảng nhân đạo đều là những lời cảnh tỉnh mạnh mẽ về sự mong manh của cuộc sống và trách nhiệm của chúng ta đối với hành tinh này. Khi chứng kiến những hậu quả nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, nhiều người đã nhận ra tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và bắt đầu thay đổi lối sống để giảm thiểu tác động tiêu cực lên trái đất. Điều này dựa trên cơ sở về nỗi sợ hãi trong mỗi con người, nỗi sợ làm con người ta phải tỉnh thức vì tỉnh thức là sự phủ bỏ những ngộ nhận sai lầm của con người về một quan niệm, ý thức sống và sự sợ hãi là mũi nhọn giúp ta nhận ra được sự sai lầm ấy
Ngoài ra, sự tỉnh thức còn đến từ những giá trị tinh thần và triết lý sống. Những triết lý như Phật giáo, Ấn Độ giáo hay các tôn giáo khác đều khuyến khích con người tìm kiếm sự tỉnh thức thông qua việc hiểu rõ bản thân và thế giới xung quanh. Việc thực hành thiền định, yoga hay các hình thức tu tập khác giúp con người đạt được sự bình an nội tâm và nhận thức sâu sắc về cuộc sống. Sự tỉnh thức trong Phật giáo là một điển hình lớn trong việc một cá nhân có thể tự tìm ra được con đường, lối sống của riêng bản thân, Phật Thích Ca – Tất Đạt Đa là bậc vĩ nhân tịnh độ đi tìm cái chân, mỹ, thực của loài người, đạt đến trình độ cao siêu vượt tầm vĩ mô. Đó là bằng chứng xác thực nhất cho việc tỉnh thức có thể làm thay đổi cả những triết lí quan niệm ăn sâu vào trong tiềm thức và tầm quan trọng của việc tự thức tỉnh bản thân, tìm ra cái đúng, cái chân ý cho cuộc đời
Cuối cùng, sự tỉnh thức không chỉ là nhận ra những điều quan trọng mà còn là hành động theo những nhận thức đó. Như Thurman đã nói, thế giới cần những con người đã thức tỉnh, những người sẵn sàng hành động để tạo ra sự thay đổi tích cực. Điều này có thể bắt đầu từ những hành động nhỏ như giúp đỡ người khác, bảo vệ môi trường, hay đơn giản là sống chân thành và có trách nhiệm hơn với xã hội.
Tóm lại, sự tỉnh thức là một quá trình liên tục đa chiều và có sự sâu sắc, bắt nguồn từ những trải nghiệm cá nhân, sự kiện xã hội và những giá trị tinh thần. Quan trọng hơn, sự tỉnh thức đòi hỏi chúng ta phải hành động để biến những nhận thức đó thành hiện thực, góp phần xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Sự tỉnh thức chính là cái công cụ giúp con người trở nên hoàn thiện hơn, trở thành phiên bản hoàn thiện nhất của bản thân, tìm ra cái chân lý của cuộc đời
Câu 1: Thể thơ tự do
Câu 2: Cảm xúc nhân vật trữ tình là sự lo âu trước tương lai, sự hoài nghi cùng cực trước những chuyển biển không thể lường trước được. Đó là sự sợ hãi, lo lắng những điều mà ta không thể biết trước, một tương lai vô định, không tuân theo bất kì quy tắc nào mà bất biến đến kì lạ
Câu 3: Biện pháp tu từ nhân hóa mưa "cướp" đi ánh sáng của ngày => Mưa là hiện tượng tự nhiên không thể "cướp" đi như con người được
- Nội dung: những cơn mưa luôn kéo theo sự u tối, bao trùm lấy đi những tia sáng của bầu trời
- Tác dụng:
+ Tăng sức gợi hình gợi cảm cho câu thơ, làm câu thơ trở nên sinh động, hấp dẫn người đọc
+ Nhấn mạnh lên tương lai đen tối phía trước mà nhân vật trữ tình vẫn còn đang sợ hãi, lo lắng khôn xiết
Câu 4: Khi đối mặt với những tương lai bất định - tức chỉ những điều mà ta không thể biết trước được, con người dường như không thể làm được gì vì bản thân cuộc đời chúng ta là hằng ha xa số những biến cố không thể lường trước. Nhưng ta có thể chuẩn bị sẵn sàng tinh thần để đón nhận những thử thách, gian nan mà ta cần phải vượt qua, không nên cảm thấy sợ hãi, u sầu vì những điều mà ta chưa biết, quan trọng là biết cách sống cho hiện tại và luôn sẵn sàng cho ngày mai