Danh Minh Chí

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Danh Minh Chí
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu 1

Trong hành trình dài rộng của cuộc đời, mỗi người đều cần một “điểm neo” – đó có thể là một nơi chốn, một người thân yêu, một ước mơ, hay một giá trị sống vững bền. “Điểm neo” ấy giúp ta không bị cuốn trôi giữa những biến động, hoài nghi và thử thách. Khi mệt mỏi, vấp ngã hay lạc lối, ta có chỗ để trở về, để nương tựa, để lấy lại thăng bằng. Giống như chiếc thuyền giữa đại dương cần một mỏ neo để không trôi dạt, con người cũng cần có điều gì đó để bám víu, để giữ cho tâm hồn được bình yên. Đó có thể là gia đình – nơi ta tìm thấy tình yêu thương vô điều kiện; là hoài bão tuổi trẻ – thứ giúp ta kiên định trước bao sóng gió; hay đơn giản là một niềm tin vào điều thiện lành trong cuộc sống. “Điểm neo” không giữ chân ta lại, mà ngược lại, nó cho ta sức mạnh để đi xa hơn, sống có phương hướng và ý nghĩa hơn. Vì thế, ai cũng nên tìm cho mình một “điểm neo” riêng – một chốn bình yên để bắt đầu, để trở về và để vững bước giữa cuộc đời.

Câu 2

Bài thơ “Việt Nam ơi” của Huy Tùng là một bản tình ca sâu lắng, tha thiết dành cho đất nước. Với cảm xúc chân thành cùng những hình ảnh gần gũi, quen thuộc, bài thơ đã khắc họa sinh động hình tượng Việt Nam – vừa giàu truyền thống lịch sử, vừa đang từng bước vươn mình trong nhịp sống hiện đại. Thành công của bài thơ đến từ những nét đặc sắc trong nghệ thuật biểu đạt, làm nên chất thơ riêng mang đậm dấu ấn tâm hồn người Việt.

Một trong những điểm nổi bật về nghệ thuật của bài thơ là giọng điệu trữ tình thiết tha, sâu lắng. Ngay từ câu mở đầu “Việt Nam ơi!”, lời thơ như một tiếng gọi tha thiết, cất lên từ trái tim, gợi cảm giác gần gũi và thân thương. Tiếng gọi ấy được lặp lại nhiều lần trong bài tạo nên âm hưởng nhịp nhàng, ngân vang như một điệp khúc tình yêu không dứt dành cho quê hương. Bài thơ không chỉ là lời tự sự của tác giả mà còn là tiếng lòng của hàng triệu người con đất Việt.Ngôn ngữ thơ bình dị, mộc mạc mà giàu sức gợi cũng là một yếu tố nghệ thuật làm nên sức hấp dẫn của bài thơ. Những hình ảnh như “lời ru của mẹ”, “cánh cò bay trong những giấc mơ”, “đầu trần chân đất”, “biển xanh tỏa nắng lung linh”… đều là những biểu tượng thân quen trong tâm thức người Việt. Chúng không chỉ gợi nhắc đến ký ức tuổi thơ, đến truyền thống dân tộc mà còn khơi dậy lòng tự hào và tình yêu quê hương tha thiết. Tác giả sử dụng hình ảnh một cách tinh tế, giàu tính biểu cảm nhưng không quá cầu kỳ hay xa lạ, từ đó giúp bài thơ chạm đến trái tim người đọc một cách tự nhiên.Bên cạnh đó, bài thơ còn mang đậm chất sử thi khi nhấn mạnh hào khí dân tộc qua các hình ảnh như “kỳ tích bốn ngàn năm”, “thác ghềnh rồi cũng vượt qua”, “vượt những đảo điên, xây dựng ước mơ”. Những câu thơ này như một lời khẳng định mạnh mẽ về ý chí kiên cường và khát vọng vươn lên của con người Việt Nam qua bao thế hệ.

“Việt Nam ơi” là một tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu cho thi ca yêu nước hiện đại, với giọng điệu thiết tha, hình ảnh biểu cảm và kết cấu chặt chẽ. Qua bài thơ, người đọc không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp của nghệ thuật ngôn từ, mà còn được truyền cảm hứng yêu nước, yêu quê hương sâu sắc.



Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính là : Thuyết minh.

Câu 2:

Đối tượng thông tin của văn bản là: Coronae Borealis (T CrB) – một hệ sao có khả năng bùng nổ thành nova trong thời gian tới, cùng với đặc điểm, chu kỳ bùng nổ và cách quan sát nó từ Trái Đất.

Câu 3: Phân tích hiệu quả của cách trình bày thông tin trong đoạn văn:

Hiệu quả:

Thể hiện logic thời gian rõ ràng: Câu văn trình bày theo trình tự thời gian – từ lần phát hiện đầu tiên (1866) đến sự kiện lần thứ hai (1946) và suy luận hiện tại (2025).

Dẫn chứng cụ thể, thuyết phục: Việc nêu mốc thời gian rõ ràng giúp người đọc dễ hình dung và tin tưởng vào tính chu kỳ của sự kiện thiên văn. Tăng tính cấp thiết, kích thích sự chờ đợi: Cụm từ “bất cứ lúc nào” tạo cảm giác hồi hộp, lôi cuốn người đọc theo dõi diễn biến tiếp theo.

Câu 4. Mục đích và nội dung của văn bản:

Mục đích: Cung cấp thông tin khoa học một cách chính xác, dễ hiểu, nhằm giúp người đọc nắm bắt hiện tượng thiên văn đặc biệt sắp xảy ra – vụ nổ sao T CrB.

Nội dung: Giới thiệu về hệ sao T Coronae Borealis, chu kỳ bùng nổ của nó, dấu hiệu cho thấy vụ nổ sắp xảy ra, khả năng quan sát từ Trái Đất và cách xác định vị trí của hiện tượng trên bầu trời.

Câu 5. Phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản: Hình ảnh minh họa: “Hình: Vị trí của T CrB theo mô tả của Space.com”

Tác dụng: Hỗ trợ trực quan: Giúp người đọc dễ hình dung vị trí của ngôi sao trên bầu trời. Tăng tính hấp dẫn: Hình ảnh giúp văn bản sinh động hơn, thu hút sự chú ý của người yêu thích thiên văn.

Hướng dẫn quan sát thực tế: Hình ảnh cung cấp công cụ trực quan giúp người đọc dễ xác định được T CrB trên bầu trời khi hiện tượng xảy ra.

Cuộc sống, mặc dù không bao giờ dễ dàng, nhưng lại là một thách thức lớn đối với ý chí và tinh thần của con người. Để bước đi mạnh mẽ trên hành trình đầy khó khăn ấy, mỗi cá nhân đều cần xây dựng và rèn luyện cho bản thân mình đức tính tự lập. Đây không chỉ là một yếu tố quan trọng mà còn là chìa khóa mở cánh cửa của thành công.

Sự tự lập không chỉ là việc sống mà không phụ thuộc vào người khác mà còn là việc tự quyết định, tự hành động và lựa chọn con đường cho bản thân. Nó là một phẩm chất quan trọng giúp mỗi cá nhân trưởng thành và phát triển.

Tự lập không chỉ thể hiện trong hành động mà còn là trong tư duy. Những người tự lập về tư duy không quá phụ thuộc vào ý kiến của người khác, họ có quan điểm riêng và dám nghĩ, dám làm, dám đối mặt với khó khăn và thách thức. Họ không chỉ tự chủ động trong học tập mà còn tự giác lĩnh hội tri thức mà không cần sự nhắc nhở từ cha mẹ. Họ còn biết tự quản lý cuộc sống hàng ngày, chăm sóc bản thân, nấu ăn và giữ gìn vệ sinh cá nhân.

Sự tự lập mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng cho cuộc sống con người. Đầu tiên, nó giúp chúng ta duy trì sự tự chủ động trong mọi tình huống. Thứ hai, nó giúp chúng ta làm chủ được suy nghĩ và chịu trách nhiệm với hành động của mình, đồng thời khiến cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn. Ví dụ, nhìn vào những người nổi tiếng và thành công như Arianna Huffington, trước khi đạt được thành công, họ đã phải trải qua nhiều thất bại. Nhưng nhờ vào tinh thần tự lập và quyết tâm, họ đã vượt qua mọi khó khăn để đạt được những thành tựu xuất sắc, trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều người khác.

Tuy nhiên, thực tế vẫn có những người sống dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác. Nhiều bạn học sinh chỉ muốn ham chơi mà không có ý thức tự học, sống mơ hồ và thờ ơ với tương lai. Họ không chỉ tự tổn thương bản thân mà còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của xã hội. Vì vậy, mỗi cá nhân cần nhanh chóng rèn luyện sự tự lập, loại bỏ những yếu tố tiêu cực để cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn.

Tự lập không phải là điều tự nhiên mà có được, mà đó là một quá trình dài hơi, đòi hỏi sự trau dồi kiến thức và rèn luyện bản thân. "Dựa vào núi, núi sẽ đổ. Dựa vào sông, nước sẽ chảy. Dựa vào người, người bỏ ta đi mất." Vì thế, trên con đường sống này, ta cần dựa vào chính mình để có thể đạt được thành công và sống mỗi khoảnh khắc một cách ý nghĩa.

Hình tượng “li khách” trong bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm hiện lên như biểu tượng cho lớp thanh niên yêu nước, mang hoài bão lớn lao nhưng cũng chất chứa nhiều bi kịch. “Li khách” là người ra đi, dấn thân vào con đường đầy gian nan, hiểm nguy – có thể là chiến đấu, là cách mạng, là khát vọng đổi thay vận mệnh dân tộc. Hình ảnh ấy không phải là ra đi trong niềm vui, mà là một cuộc chia ly đầy trăn trở: “Ly khách! Ly khách! Con đường nhỏ Chí lớn không về bàn tay không.” Câu thơ thể hiện khát vọng lớn lao nhưng đồng thời cũng là nỗi buồn của sự ra đi tay trắng, chưa gặt hái được thành tựu. Hành trình của “li khách” là hành trình đơn độc, không ai tiễn biệt, không hoa lệ, thậm chí phải đối diện với cái chết: “Không bóng người dưng đưa tiễn biệt hồn lau nẻo vắng giũ chân mây.” Tuy nhiên, sự ra đi ấy lại toát lên vẻ đẹp lặng thầm của lý tưởng sống cao cả. Qua hình tượng “li khách”, Thâm Tâm không chỉ nói lên nỗi bi tráng của một thời đại mà còn khắc họa vẻ đẹp của những con người sẵn sàng hy sinh cho lý tưởng, khiến người đọc cảm phục và suy ngẫm sâu sắc.


Con người cần dũng cảm đối diện với chia ly và mất mát để tiếp tục hành trình sống, dù đầy khắc nghiệt và cô đơn.


Giải thích:

Trong bài thơ, hình ảnh chia ly không chỉ là cuộc tiễn biệt giữa những con người mà còn là biểu tượng cho sự rời bỏ, cho nỗi cô độc giữa thời cuộc đầy bất ổn. Những nhân vật trong bài thơ như người ra đi, kẻ ở lại, người chết trận… đều hiện lên trong trạng thái đau đớn, nhưng vẫn tiếp tục bước đi. Điều này cho thấy dù cuộc sống chất chứa những chia lìa, tổn thương, chúng ta không thể dừng lại – mà phải bước tiếp, đối mặt và vượt qua.


Ý nghĩa tượng trưng:

a. Biểu tượng của cảm xúc chia ly: Sóng tượng trưng cho những xao động mãnh liệt, dâng trào trong lòng người tiễn biệt.

Cuộc chia tay không chỉ là hành động bên ngoài, mà là một chấn động nội tâm, như sóng ngầm cuộn trào trong trái tim. 

b. Gợi sự xáo trộn, bất an, tiếc nuối:

“Tiếng sóng” là hình ảnh tượng trưng cho nỗi buồn day dứt, bâng khuâng trong lòng người ở lại. Dù không có cảnh vật thực sự (sông, sóng), nhưng tâm trạng lại như bão nổi, cho thấy cường độ cảm xúc mạnh mẽ.

c. Gợi liên tưởng đến dòng đời, hành trình ra đi:

“Sóng” cũng là biểu tượng của những cuộc lên đường, dấn thân, như người ra đi đang bước vào một hành trình không hẹn ngày về. Điều này càng khiến người tiễn biệt cảm thấy bồi hồi, tiếc nuối, bất lực.

Cụm từ “trong mắt trong”: Câu thơ không viết : " trong đôi mắt trong" hay " trong đôi mắt trong veo"​ như cách nói thông thường mà lặp từ "trong" ngay sau danh từ "mắt". Đây là phép điệp từ ​, nhưng cũng là sự phá vỡ cấu trúc cú pháp trong tiếng việt.​

Tác dụng : Làm nổi bật tâm trạng chia ly đầy day dứt của nhân vật trữ tình: hoàng hôn không hiện ra bên ngoài mà ngập tràn trong “mắt trong” – trong cái nhìn, trong tâm hồn.

-Thời gian là chiều hôm trước và sáng hôm sau – một khoảng thời gian gần mà kéo dài về mặt cảm xúc.

- Không gian là con đường chia ly mơ hồ, bao trùm bởi tâm trạng, khiến cuộc tiễn biệt trở nên sâu lắng và đầy ám ảnh. 


Nhân vật trữ tình trong bài thơ Tống biệt hành là người đưa tiễn — một người bạn, người thân, hoặc tri kỷ của “li khách” (người ra đi).

a) Hiện tượng “đóng mở của khí khổng” thuộc kiểu ứng động không sinh trưởng. Vì hiện tượng này là vận động thuận nghịch do sự biến đổi sức trương nước của khí khổng dưới tác dụng của các tác nhân kích thích không định hướng như nhiệt độ, cường độ ánh sáng, độ ẩm không khí, gió,…

b) Hiện tượng “nở của cây mười giờ” thuộc kiểu ứng động sinh trưởng. Vì hiện tượng này xảy ra do tốc độ sinh trưởng và phân chia tế bào không đều ở mặt trên và mặt dưới của hoa làm cho hoa nở hoặc khép dưới tác dụng của các tác nhân kích thích không định hướng mang tính chu kì như nhiệt độ, ánh sáng,…