

Lại Thị Kim Yến
Giới thiệu về bản thân



































a) khởi nghĩa Hương Khê trong phòng trào cần vương cuối thế kỉ XIX
Địa bàn hoạt động chủ yếu: ở huyện Hương Khê và Hương Sơn (Hà Tĩnh), sau đó lan rộng ra nhiều tỉnh khác.
- Lãnh đạo: Phan Đình Phùng, Cao Thắng.
- Các giai đoạn:
+ Từ năm 1885 - 1889, nghĩa quân xây dựng lực lượng, rèn đúc vũ khí.
+ Từ năm 1889 - 1895, nghĩa quân đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của địch. Sau khi Phan Đình Phùng hi sinh, cuộc khởi nghĩa dần dần tan rã.
- Đặc điểm: Mặc dù bị thất bại, nhưng đây là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu, có quy mô lớn nhất, trình độ tổ chức cao và chiến đấu bền bỉ.
- Sau khởi nghĩa Hương Khê, phong trào yêu nước dưới ngọn cờ Cần vương, chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng phong kiến đã hoàn toàn thất bại. Phong trào yêu nước Việt Nam chuyển qua một giai đoạn mới.
b)Đóng góp của vua Gia Long:
+ Đặt hai quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong cơ cấu hành chính của Việt Nam (cụ thể là: dưới thời vua Gia Long, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc tỉnh Quảng Ngãi).
+ Năm 1803, vua Gia Long cho tái lập lại hai hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải, biên chế nằm trong lực lượng quân đội, với nhiệm vụ thực thi chủ quyền của Việt Nam trên cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
+ Năm 1816, vua Gia Long sai thủy quân triều đình phối hợp với đội Hoàng Sa ra thăm dò, đo đạc thủy trình và cắm cờ khẳng định chủ quyền trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
- Đóng góp của vua Minh Mạng: tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động thực thi chủ quyền trên quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa, ví dụ như:
+ Việc đo đạc thủy trình kết hợp với vẽ bản đồ được quan tâm thực hiện, nhà vua đã cho dựng miếu thờ và trồng cây xanh ở quần đảo Hoàng Sa,...
+ Năm 1838, Quốc sử quán triều Nguyễn đã cho vẽ bản đồ Đại Nam nhất thống toàn đồ thể hiện quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam.
+ Cho khắc hình các cửa biển quan trọng và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa lên Cửu Đỉnh,…
Địa hình vùng biển Việt Nam có những đặc điểm chính sau:
Đường bờ biển dài và đa dạng: Việt Nam có đường bờ biển dài khoảng 3.260 km, với nhiều dạng địa hình khác nhau như bãi cát, vũng vịnh, đầm phá, cửa sông.
Thềm lục địa rộng lớn: Thềm lục địa Việt Nam mở rộng ra Biển Đông, đặc biệt ở khu vực phía Bắc và phía Nam, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế biển.
Nhiều đảo và quần đảo: Việt Nam có hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ, bao gồm cả các quần đảo xa bờ như Hoàng Sa và Trường Sa, có vai trò quan trọng về kinh tế, quốc phòng và an ninh.
Vùng biển sâu: Ngoài thềm lục địa, vùng biển Việt Nam còn có những khu vực nước sâu, có tiềm năng lớn về tài nguyên khoáng sản và năng lượng.
Việc bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam là vô cùng quan trọng vì những lý do sau:
Giá trị kinh tế: Biển đảo cung cấp nguồn tài nguyên phong phú như hải sản, dầu khí, khoáng sản, có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nước.
Giá trị môi trường: Biển đảo là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật quý hiếm, có giá trị đa dạng sinh học cao, cần được bảo tồn.
Giá trị xã hội: Biển đảo gắn liền với đời sống văn hóa, tinh thần của người dân Việt Nam, là không gian du lịch, nghỉ dưỡng quan trọng.
An ninh quốc phòng: Biển đảo có vị trí chiến lược quan trọng trong bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia.
Ứng phó với biến đổi khí hậu: Biển đảo có vai trò quan trọng trong điều hòa khí hậu, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu như nước biển dâng, bão lũ.
1.I am fond of reading stories famous of scientists
2.They spend a lot of time doing DIY projects with their parents
3Teen stress might come from conflicts with friends or siblings
1.The cat eat its food faster than the dog
2. Although he play guitar well, hệ doesn't like performing in front of others