

Trần Thúy Hồng
Giới thiệu về bản thân



































Câu 1 .
Dấu hiệu hình thức cho biết ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích là:
• Ngôi thứ ba (người kể chuyện giấu mình).
• Dấu hiệu: Cách gọi tên nhân vật bằng tên riêng như “Nết”, dùng đại từ “cô” để chỉ nhân vật, người kể không xưng “tôi” mà kể về nhân vật từ bên ngoài kh trực tiếp tham gia vào câu chuyện
Câu 2 Hai chi tiết miêu tả hình ảnh bếp lửa:
1. “Những cái bếp bằng đất vắt nặn nên bởi bàn tay khéo léo.”
2. “Ngọn lửa được ấp ủ trong lòng người con gái đồng bằng.”
Câu 3 .
Tg đã sử dụng các kể chuyện đan xen giữa những sự kiện diễn ra ở hiện tại và trong dòng hồi ức của nhân vật giúp :
• Làm nổi bật chiều sâu nội tâm của nhân vật Nết, từ đó thể hiện được nỗi nhớ nhà, tình cảm gia đình, sự hi sinh thầm lặng của người phụ nữ trong chiến tranh.
• Giúp người đọc cảm nhận rõ hơn về hoàn cảnh khắc nghiệt của chiến trường và sức mạnh tinh thần của những con người đang sống, chiến đấu vì lý tưởng lớn lao.
• Tăng tính chân thực và cảm động cho câu chuyện thông qua sự đối lập giữa không gian chiến trường và không gian gia đình.
Câu 4
việc sử dụng ngôn ngữ thân mật cho ta thấy:
• Gợi không khí gia đình gần gũi, ấm áp, thể hiện tình cảm thân thiết giữa chị em, mẹ con.
• Tái hiện sinh động những kỷ niệm đời thường giản dị nhưng giàu cảm xúc trong một gia đình nông dân lam lũ.
• Làm nổi bật nỗi nhớ nhà, nhớ quê của Nết giữa nơi chiến trường khốc liệt, qua đó khắc họa sâu sắc tâm hồn giàu tình cảm của nhân vật.
Câu 5
Trong cuộc sống, không ai tránh khỏi những nghịch cảnh, mất mát hay nỗi đau. Tuy nhiên, mỗi người sẽ có cách đối diện khác nhau: có người buông xuôi, than vãn; có người lại mạnh mẽ vượt qua, biến đau thương thành hành động. Điều quan trọng không nằm ở việc ai đau khổ hơn, mà là ở thái độ sống trước hoàn cảnh khó khăn. Có người chọn khóc để giải tỏa, có người chọn im lặng để chịu đựng, có người lại chọn hành động để bù đắp và tiếp tục. Như nhân vật Nết trong truyện, cô không cho phép mình khóc giữa lúc công việc đang ngổn ngang, bởi cô biết rằng hành động mới là cách thiết thực để trả thù và cống hiến. Qua đó, ta nhận ra rằng, bản lĩnh, trách nhiệm và tình yêu thương chính là những yếu tố giúp con người vững vàng trước thử thách. Cuộc sống sẽ không bớt khắc nghiệt, nhưng con người có thể trở nên mạnh mẽ hơn để bước qua nó.
Câu 1 .
Dấu hiệu hình thức cho biết ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích là:
• Ngôi thứ ba (người kể chuyện giấu mình).
• Dấu hiệu: Cách gọi tên nhân vật bằng tên riêng như “Nết”, dùng đại từ “cô” để chỉ nhân vật, người kể không xưng “tôi” mà kể về nhân vật từ bên ngoài kh trực tiếp tham gia vào câu chuyện
Câu 2 Hai chi tiết miêu tả hình ảnh bếp lửa:
1. “Những cái bếp bằng đất vắt nặn nên bởi bàn tay khéo léo.”
2. “Ngọn lửa được ấp ủ trong lòng người con gái đồng bằng.”
Câu 3 .
Tg đã sử dụng các kể chuyện đan xen giữa những sự kiện diễn ra ở hiện tại và trong dòng hồi ức của nhân vật giúp :
• Làm nổi bật chiều sâu nội tâm của nhân vật Nết, từ đó thể hiện được nỗi nhớ nhà, tình cảm gia đình, sự hi sinh thầm lặng của người phụ nữ trong chiến tranh.
• Giúp người đọc cảm nhận rõ hơn về hoàn cảnh khắc nghiệt của chiến trường và sức mạnh tinh thần của những con người đang sống, chiến đấu vì lý tưởng lớn lao.
• Tăng tính chân thực và cảm động cho câu chuyện thông qua sự đối lập giữa không gian chiến trường và không gian gia đình.
Câu 4
việc sử dụng ngôn ngữ thân mật cho ta thấy:
• Gợi không khí gia đình gần gũi, ấm áp, thể hiện tình cảm thân thiết giữa chị em, mẹ con.
• Tái hiện sinh động những kỷ niệm đời thường giản dị nhưng giàu cảm xúc trong một gia đình nông dân lam lũ.
• Làm nổi bật nỗi nhớ nhà, nhớ quê của Nết giữa nơi chiến trường khốc liệt, qua đó khắc họa sâu sắc tâm hồn giàu tình cảm của nhân vật.
Câu 5
Trong cuộc sống, không ai tránh khỏi những nghịch cảnh, mất mát hay nỗi đau. Tuy nhiên, mỗi người sẽ có cách đối diện khác nhau: có người buông xuôi, than vãn; có người lại mạnh mẽ vượt qua, biến đau thương thành hành động. Điều quan trọng không nằm ở việc ai đau khổ hơn, mà là ở thái độ sống trước hoàn cảnh khó khăn. Có người chọn khóc để giải tỏa, có người chọn im lặng để chịu đựng, có người lại chọn hành động để bù đắp và tiếp tục. Như nhân vật Nết trong truyện, cô không cho phép mình khóc giữa lúc công việc đang ngổn ngang, bởi cô biết rằng hành động mới là cách thiết thực để trả thù và cống hiến. Qua đó, ta nhận ra rằng, bản lĩnh, trách nhiệm và tình yêu thương chính là những yếu tố giúp con người vững vàng trước thử thách. Cuộc sống sẽ không bớt khắc nghiệt, nhưng con người có thể trở nên mạnh mẽ hơn để bước qua nó.
Câu 1. Đoạn trích được viết theo thể thơ tự do.
Câu 2. Hai hình ảnh cho thấy sự khắc nghiệt của thiên nhiên miền Trung:
• “Trên nắng và dưới cát”
• “Chỉ gió bão là tốt tươi như cỏ”
Câu 3. Những dòng thơ cho thấy:
Dù thiên nhiên khắc nghiệt, đất đai nghèo khó, nhưng con người miền Trung vẫn giàu tình cảm, thủy chung, chân thành và nghĩa tình “tình người đọng mật”
Câu 4. Việc vận dụng thành ngữ “mồng tơi không kịp rớt” có tác dụng:
• Nhấn mạnh sự nghèo khó, thiếu thốn đến mức cực độ của vùng đất
• Gợi cảm xúc xót xa, thương cảm cho con người miền Trung
Câu 5. Tình cảm của tác giả đối với miền Trung:
• Thiết tha, sâu nặng và đầy trân trọng
• Vừa xót thương cho hoàn cảnh khắc nghiệt, vừa ngợi ca vẻ đẹp của con người miền Trung
• Thể hiện sự gắn bó, nhắn nhủ đầy yêu thương “Em gắng về / Đừng để mẹ già mong…”
1. Thể thơ tự do
2. nhân vật trữ tình bày tỏ lòng biết ơn đối với : - “Biết ơn những cánh sẻ nâu đã bay đến cánh đồng”
- “Biết ơn mẹ vẫn tính cho con thêm một tuổi sinh thành”
- “Biết ơn trò chơi tuổi nhỏ mê ly”
-“Biết ơn dấu chân bấm mặt đường xa”
3. Dấu ngoặc kép trong dòng thơ “Chuyền chuyền một…” miệng, tay buông bắt dùng để dẫn lại nguyên văn lời nói, câu hát hoặc câu chơi dân gian, làm nổi bật nét văn hóa tuổi thơ và sự gợi nhớ
4 Phép lặp cú pháp với cụm từ “Biết ơn…” có tác dụng:
• Nhấn mạnh cảm xúc trân trọng, tri ân sâu sắc của nhân vật trữ tình
• Tạo nhịp điệu tha thiết, mạch lạc cho đoạn thơ
• Gợi mạch hồi tưởng và cảm xúc dâng trào
5. Thông điệp có ý nghĩa nhất: Hãy biết ơn những điều bình dị, thân quen trong cuộc sống – từ thiên nhiên, gia đình đến tuổi thơ và những người đi trước – vì tất cả đều góp phần hình thành nên con người ta.
Thông điệp ý nghĩa nhất từ đoạn trích: Sự hy sinh của những người lính sẽ luôn được ghi nhớ và trân trọng, bởi họ đã chiến đấu không chỉ vì Tổ quốc mà còn vì những ước mơ, tình cảm đẹp đẽ trong cuộc đời.
Giải thích:
• Lá thư vương máu của Minh là biểu tượng cho những hy sinh lặng lẽ của biết bao người lính trẻ trong chiến tranh. Họ ra đi khi còn mang theo nhiều ước mơ dang dở, nhiều nỗi niềm chưa kịp gửi gắm.
• Hành động của người kể chuyện – gửi lá thư cho Hạnh dù biết Minh chỉ tưởng tượng ra cô – thể hiện sự trân trọng với tình cảm và ước vọng của đồng đội đã khuất. Đây cũng là cách để anh giữ gìn ký ức về Minh, về những năm tháng chiến đấu đầy mất mát nhưng cũng đầy ý nghĩa.
• Câu kết “Những người lính trong tiểu đội của tôi tin rằng… lá thư đó đã đến tay cô gái có đôi mắt như vì sao sáng lấp lánh.” vừa thực vừa ảo, gợi lên niềm hy vọng rằng dù Minh không còn, những điều đẹp đẽ mà cậu từng mơ ước vẫn sẽ tồn tại đâu đó trong cuộc đời này.
Thông điệp này nhắc nhở chúng ta biết trân trọng quá khứ, biết ơn những người đã hy sinh để có hòa bình hôm nay, đồng thời cũng khuyến khích ta sống ý nghĩa hơn, không để những tình cảm đẹp bị lãng quên.
- Một vẻ đẹp nổi bật của nhân vật Minh trong văn bản Sao sáng lấp lánh là tâm hồn trong sáng, lạc quan và giàu tình cảm
- Nhân vật Minh là biểu tượng cho vẻ đẹp của những người lính thời chiến – sống lạc quan, yêu thương chân thành và sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc.
Trong hai câu văn: “Một cơn gió thổi đến. Người đồng đội của tôi theo gió ra đi.”, tác giả đã phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường bằng cách sử dụng hình ảnh ẩn dụ và cách diễn đạt giàu tính biểu cả
- Thay vì nói trực tiếp rằng Minh đã hy sinh, tác giả sử dụng hình ảnh “theo gió ra đi”. Đây là cách nói giảm, nói tránh nhằm giảm bớt sự đau thương nhưng vẫn gợi lên cảm giác mất mát sâu sắc
- đồng đội của tôi theo gió ra đi” tạo cảm giác Minh không chết mà chỉ nhẹ nhàng tan biến theo gió, hòa vào thiên nhiên, vào đất trời
- tác dụng :
Giúp cho câu thơ câu văn thêm sức gợi hình , gợi cảm , sự diễn đạt cho văn bản
Tăng tính biểu cảm, gợi lên sự xúc động và tiếc thương đối với sự ra đi của Minh.
+ Tạo ấn tượng nghệ thuật, làm cho cái chết của Minh trở nên nhẹ nhàng, thanh thản như một linh hồn bay theo gió thay vì một cái chết đau đớn trên chiến trường.
+ Thể hiện sự thiêng liêng của sự hy sinh, khiến người đọc cảm nhận được sự cao cả và bi tráng của cuộc đời người lính.
Hình ảnh của nhân vật Hạnh để lại ấn tượng sâu sắc nhất cho Minh và đồng đội chính là đôi mắt “to và sáng lấp lánh như sao”.
- Minh bị thu hút ngay từ lần đầu gặp Hạnh trên chuyến xe buýt và luôn nhớ mãi ánh mắt ấy.
- Khi kể chuyện về Hạnh, Minh không có ảnh nhưng chỉ cần nhắc đến đôi mắt ấy, cả tiểu đội cũng hình dung được vẻ đẹp của cô gái.
- Hình ảnh “đôi mắt sáng lấp lánh như sao” không chỉ biểu tượng cho vẻ đẹp của Hạnh mà còn tượng trưng cho những điều tốt đẹp, hy vọng và khao khát yêu thương trong lòng người lính trẻ.
Hình ảnh của nhân vật Hạnh để lại ấn tượng sâu sắc nhất cho Minh và đồng đội chính là đôi mắt “to và sáng lấp lánh như sao”.
- Minh bị thu hút ngay từ lần đầu gặp Hạnh trên chuyến xe buýt và luôn nhớ mãi ánh mắt ấy.
- Khi kể chuyện về Hạnh, Minh không có ảnh nhưng chỉ cần nhắc đến đôi mắt ấy, cả tiểu đội cũng hình dung được vẻ đẹp của cô gái.
- Hình ảnh “đôi mắt sáng lấp lánh như sao” không chỉ biểu tượng cho vẻ đẹp của Hạnh mà còn tượng trưng cho những điều tốt đẹp, hy vọng và khao khát yêu thương trong lòng người lính trẻ.
1.Bài thơ Khán “Thiên gia thi” hữu cảm của Hồ Chí Minh thể hiện quan điểm sâu sắc về chức năng của thơ ca trong bối cảnh đấu tranh cách mạng. Hai câu đầu nhấn mạnh đặc trưng của thơ cổ: thiên về miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên, với hình ảnh núi, sông, khói, hoa, tuyết, trăng, gió. Đó là vẻ đẹp thanh tao, nhưng cũng có phần xa rời thực tế chiến đấu. Đến hai câu sau, tác giả khẳng định thơ hiện đại không chỉ dừng lại ở mô tả cái đẹp mà cần có “thép” ý chí kiên cường, tinh thần chiến đấu mạnh mẽ. Thơ ca không chỉ phản ánh cuộc sống mà còn có vai trò khơi dậy tinh thần yêu nước, cổ vũ hành động.Với nghệ thuật đối lập giữa thơ xưa và thơ nay, giọng thơ dứt khoát, khẳng định, bài thơ thể hiện quan niệm mới mẻ về sứ mệnh của thơ ca. Qua đó, Hồ Chí Minh không chỉ bày tỏ suy nghĩ về tập Thiên gia thi, mà còn đề cao tinh thần xung phong của thi sĩ trong cuộc chiến đấu giành độc lập. Bài thơ thể hiện rõ tư tưởng cách mạng và tinh thần thép của một nhà lãnh đạo vĩ đại.
2.
Trong bối cảnh hội nhập, giới trẻ những chủ nhân tương lai của đất nước đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn những giá trị ấy. Tuy nhiên, không phải ai cũng có ý thức đúng đắn về vấn đề này, đặt ra nhiều thách thức trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc và ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc ở giới trẻ hiện nay là vấn đề đáng quan tâm.
Bản sắc văn hóa dân tộc là tập hợp các giá trị văn hóa, thứ tự xã hội, tập quán, và đặc điểm nghệ thuật đặc trưng cho một nhóm người cụ thể hoặc một cộng đồng dân tộc . Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là quá trình bảo tồn, phát huy và truyền lại những giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc qua các thế hệ.Tuổi trẻ là giai đoạn quan trọng trong cuộc đời con người, thường bao gồm lứa tuổi thanh thiếu niên và thanh niên. Đây là khoảng thời gian tràn đầy sức sống, nhiệt huyết, hoài bão và khả năng sáng tạo.Ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc ở giới trẻ được thể hiện qua nhiều khía cạnh khác nhau, từ nhận thức, hành động đến tinh thần trách nhiệm đối với bản sắc văn hóa dân tộc.Một trong những biểu hiện rõ nét nhất của ý thức giữ gìn văn hóa là sự trân trọng và tự hào về truyền thống dân tộc. Nhiều bạn trẻ ngày nay chủ động tìm hiểu về lịch sử, phong tục, tập quán, nghệ thuật truyền thống như ca trù, chèo, tuồng. Nhiều bạn trẻ tích cực tham gia các hoạt động bảo tồn văn hóa như mặc áo dài vào dịp lễ Tết, học các môn nghệ thuật dân gian, chơi nhạc cụ truyền thống hay tìm hiểu ẩm thực Việt Nam. Các lễ hội truyền thống cũng ngày càng thu hút sự tham gia của thế hệ trẻ, thể hiện sự gắn kết với văn hóa dân tộc.Giữ gìn văn hóa không chỉ là bảo tồn di sản vật thể mà còn bao gồm cả văn hóa ứng xử. Giới trẻ có ý thức tôn trọng người lớn, ứng xử lễ phép, nói năng lịch sự, giữ gìn truyền thống gia đình như kính trên nhường dưới, uống nước nhớ nguồn. Đây là những giá trị văn hóa tinh thần quan trọng cần được phát huy.Bên cạnh việc bảo tồn, nhiều bạn trẻ còn sáng tạo và đưa văn hóa truyền thống vào đời sống hiện đại.có thể các bạn ai cũng biết Đầu bếp Nguyễn Hải Ninh mang ẩm thực Việt Nam như phở, bánh mì, bún chả ra thế giới, góp phần nâng tầm giá trị văn hóa ẩm thực Việt. Đây quả là một tấm gương sáng trong việc gìn giữ nét truyền thống của dân tộc .Văn hóa truyền thống là linh hồn của dân tộc, giúp Việt Nam giữ vững bản sắc riêng trong bối cảnh hội nhập toàn cầu. Khi giới trẻ trân trọng và phát huy giá trị văn hóa, họ góp phần khẳng định vị thế của dân tộc trên bản đồ thế giới. Nếu không gìn giữ, những giá trị văn hóa truyền thống có thể bị mai một theo thời gian. Việc giới trẻ quan tâm đến phong tục, lễ hội, nghệ thuật dân gian giúp bảo tồn những di sản quý báu mà cha ông đã dày công xây dựng.Hiểu đúng về giá trị văn hóa dân tộc: Văn hóa truyền thống không chỉ là những phong tục, tập quán, nghệ thuật mà còn là tinh thần, lối sống, đạo đức được hun đúc qua nhiều thế hệ. Nhận thức về vai trò của bản thân, Hiểu về sự hòa nhập và chọn lọc: Hội nhập không có nghĩa là đánh mất bản sắc. Việc tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới cần có sự chọn lọc để không làm phai nhạt những giá trị truyền thống.còn là học sinh mầm non tương lai của đất nước , tôi còn phải hiểu rõ ý nghĩa của việc gìn giữ , bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc và tuyên truyền , phát huy chúng để cùng nhau góp phần xây dụng một xã hội văn minh .
Khi hiểu rõ về văn hóa dân tộc, giới trẻ sẽ có tình yêu và sự gắn bó sâu sắc hơn với quê hương. Điều này thúc đẩy tinh thần trách nhiệm, ý thức bảo vệ và phát triển đất nước.