Phạm Hải Băng

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Phạm Hải Băng
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu 1:
-Thể thơ của đoạn trích trên: thể thơ 8 chữ
-Dấu hiệu nhận biết: mỗi dòng thơ đều có 8 chữ.

Câu 2:
-Các từ ngữ tiêu biểu thể hiện hình ảnh của biển đảo và đất nước là:
+Hình ảnh biển đảo: "sóng dữ", "Hoàng Sa", "bám biển", "giữ biển", "máu ngư dân", "sóng chan hòa".
+Hình ảnh đất nước: "Mẹ Tổ Quốc", "máu ấm", "màu cờ nước Việt", "bài ca giữ nước", "Tổ Quốc được sinh ra".

Câu 3:
-Biện pháp tu từ so sánh: so sánh "Mẹ Tổ Quốc" với "máu ấm"
-Tác dụng: làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho câu thơ, khiến cho câu thơ thêm sinh động, hấp dẫn. Làm nổi bật hình ảnh Tổ Quốc gần gũi, thiêng liêng, gắn liền với sự sống của từng con người Việt Nam. Qua đó, thể hiện tình cảm gắn bó sâu sắc giữa nhân dân và đất nước.

Câu 4:
Đoạn trích thể hiện tình yêu sâu sắc, lòng biết ơn và sự trân trọng của nhà thơ đối với biển đảo quê hương. Đồng thời, nhà thơ cũng bày tỏ niềm tự hào trước sụ kiên cường, dũng cảm của những người dân đang ngày đêm bám biển, gìn giữ từng tấc đất, tấc sóng cho Tổ Quốc.

Câu 5:
Là học sinh, em nhận thức được rằng bảo vệ biển đảo là trách nhiệm thiêng liêng của mỗi người dân Việt nam. Dù chưa thể trực tiếp góp sức như những người lính ngoài đảo xa, em có thể thể hiện tình yêu Tổ Quốc bằng cách học tập tốt, tìm hiểu lịch sử biển đảo, tuyên truyền chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam. Em cũng sẽ luôn ủng hộ những hành động bảo vệ chủ quyền, phản đối các hành vi xâm phạm lãnh thổ để góp phần nhỏ bé gìn giữ toàn vẹn đất nước.

Câu 1:
-Văn bản thể hiện tâm trạng nhớ về quê hương khi nhìn thấy những hình ảnh thiên nhiên gợi nhớ đến quê nhà của nhân vật trữ tình.

Câu 2:
-Những hình ảnh khiến nhân vật trữ tình "ngỡ như quê nhà":
+Nắng trên cao.
+Màu mây trắng bay xa.
+Đồi nhuộm vàng trên đỉnh ngọn.
+Cảm giác "tôi ngỡ là tôi lúc ở nhà".

Câu 3:
Cảm hứng chủ đạo của văn bản là nỗi nhớ quê hương da diết của người con xa xứ. Từ những hình ảnh thiên nhiên quen thuộc như nắng, mây, đồi núi cho đến cảm nhận về cuộc sống nơi đất khách, tất cả đều gợi lên nỗi hoài niệm sâu sắc về quê nhà. Đó là tình cảm thiêng liêng, gần gũi và không bao giờ nguôi trong tâm hồn người xa quê.

Câu 4:
Trong khổ thơ đầu tiên, khi nhìn thấy nắng vàng và mây trắng, nhân vật trữ tình cảm thấy gần gũi, quen thuộc đến mức tưởng như đang ở quê hương. Cảm xúc ấy mang chút ấm áp, dịu dàng, là sự an ủi trong lòng người quê. Tuy nhiên, đến khổ thơ thứ ba, khi cảm nhận lại những hình ảnh đó, nhân vật trữ tình lại thấy lạc lõng, buồn bã. Mọi thứ trở nen xa lạ, "bụi đường cũng bụi của người ta"- câu thơ thể hiện rõ sự cô đơn và cảm giác không thuộc về nơi đất khách.

Câu 5:
Qua bài thơ "Quê người" của Vũ Quần Phương, tôi ấn tượng nhất với hình ảnh "bụi đường cũng bụi của người ta". Câu thơ tưởng chừng rất bình dị những lại gói ghém nỗi buồn sâu sắc của người xa quê. Dù chỉ là bụi đường - thứ tưởng như vô hình - nhưng nhân vật trữ tình vẫn cảm thấy đó không phải là bụi của quê mình. Hình ảnh này thể hiện rõ sự lạc lõng, không thuộc về nơi đất khách và qua đó càng làm nổi bật tình cảm gắn bó sâu nặng với quê hương.

Câu 1:
-Văn bản được kể theo ngôi kể: thứ nhất (người kể chuyện xưng "tôi").

Câu 2:
-Văn bản trên được viết theo phong cách: ngôn ngữ nghệ thuật.

Câu 3:
-Đặc điểm của thể loại truyện ngắn được thể hiện trong văn bản trên là: cốt truyện đơn giản, tập trung vào một sự việc có ý nghĩa, qua đó bộc lộ tính cách nhân vật và gửi gắm thông điệp nhân văn.

Câu 4:
Những lời " thầm kêu": " Bồng chanh, bồng chanh ơi,..., làm dáng..." thể hiện sự hối hận, thúc tỉnh trong suy nghĩ và tình cảm chân thành của Hoài. Hoài không còn nông nổi như ban đầu mà đã biết quan tâm, yêu thương và thấu hiểu cuộc sống của các loài vật. Đó là biểu hiện của sự trưởng thành về nhận thức và lòng nhân hậu.

Câu 5:
Từ văn bản trên, có thể thấy rằng việc bảo vệ các loài động vật hoang dã là vô cùng cần thiết và cấp bách trong cuộc sống hiện nay. Để làm được điều đó, trước hết mỗi người cần nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên, đặc biệt là không săn bắt, nuôi nhốt động vật hoang dã. Đồng thời, việc tuyên truyền, giáo dục về môi trường và ý thức bảo tồn động vật cần được thực hiện thường xuyên trong cộng đồng, trường học và qua các phương tiện truyền thông. Bên cạnh đó, chúng ta nên tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường và bảo tồn động vật do các tổ chức hoặc địa phương phát động. Quan trọng hơn cả, mỗi người cần hình thành trong mình tình yêu thương và sự tôn trọng đối với sự sống tự nhiên, góp phần giữ gìn môi trường sống an toàn và bền vững cho muôn loài.

Câu 1:
-Truyện được kể theo ngôi kể: thứ ba, người kể truyện giấu mình

Câu 2:
- Người kể chuyện chủ yếu trần thuật theo điểm nhìn của: nhân vật Việt

Câu 3:
-Biện pháp tu từ so sánh: Tiếng súng lớn và súng nhỏ quyện vào nhau với tiếng trống đình
-Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn, khiến câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn. Làm nổi bật âm thanh dồn dập, hào hùng của trận đánh, gợi lên tinh thần kháng chiến mạnh mẽ, khơi dậy niềm tự hào dân tộc.

Câu 4:
Qua văn bản, tác giả đã thành công trong việc khắc họa nên Việt với hình tượng một người chiến sĩ trẻ tuổi dũng cảm, gan dạ và giàu lòng yêu nước. Tuy còn nhỏ tuổi nhưng Việt sớm mang trong mình ý chí chiến đấu mãnh liệt, khát khao trả thù cho gia đình, cho quê hương. Dù bị thương nặng, phải nằm lại giữa chiến trường trong cô đơn và đau đớn, nhưng Việt không hề đầu hàng số phận, mà vẫn kiên cường bám trụ, sẵn sàng chiến đấu khi có cơ hội. Bên cạnh tinh thần chiến đấu, Việt còn là người sống rất tình cảm, luôn hướng về gia đình, đặc biệt là người mẹ, chị Chiến và đồng đội thân yêu. Nhân vật Việt là hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ thanh niên miền Nam thời chống Mĩ - những con người trẻ trung, yêu nước, giàu lý tưởng và sẵn sàng hy sinh vì độc lập dân tộc.

Câu 5:
Câu chuyện về Việt không chỉ tái hiện chân thực hình ảnh thế hệ thanh niên anh dũng trong thời kỳ kháng chiến mà còn có ý nghĩa lớn lao đối với giới trẻ ngày nay. Qua nhân vật Việt, độc giả - đặc biệt là thế hệ trẻ - được nhắc nhở về sự hy sinh to lớn của cha anh đi trước để giành lại hào bình cho dân tộc. Từ đó, mỗi người trẻ sẽ thêm trân trọng cuộc sống hiện tại, biết ơn và thôi thúc thế hệ trẻ học tập, rèn luyện, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời đại mới.