Lê Đức Anh

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Lê Đức Anh
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu 1:

- Ngôi kể thứ nhất

- Người kể chuyện xưng 'tôi'

Câu 2 :

- Điểm nhìn trong đoạn trích là điểm nhìn trần thuật của nhân vật 'tôi' (con gái thứ ba – Chi-hon.)

Câu 3 :

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn trên là liệt kê .

Liệt kê : - Cùng đồng nghiệp tham dự triển lãm sách tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc, Cầm bản dịch tiếng Trung cuốn sách của mình tại quầy sách ở triển lãm.

Tác dụng :

- Làm tăng sức gợi hình , gợi cảm giúp cho nội dung thêm xúc tích , chi tiết .

Việc liệt kê hai thời điểm xảy ra sự kiện mẹ bị lạc, kèm theo những hành động cụ thể của người con gái (Chi-hon) khi đó, giúp nhấn mạnh sự xa cách về không gian và cảm xúc giữa mẹ và con. Qua đó, biện pháp liệt kê góp phần làm nổi bật nỗi day dứt, ân hận sâu sắc của nhân vật khi nhận ra mình đã quá thờ ơ, vô tâm với mẹ – người luôn âm thầm hi sinh cho gia đình.

Câu 4 : Qua lời kể của Chi-hon, người mẹ hiện lên là biểu tượng của tình mẫu tử thiêng liêng, sâu nặng và đầy hy sinh. Bà là một người phụ nữ tận tụy, suốt đời chăm lo cho chồng con, âm thầm chịu đựng mọi nhọc nhằn mà không một lời oán trách. Sự mạnh mẽ và quyết đoán của bà được thể hiện rõ khi dắt con gái băng qua biển người trong sân ga đông đúc – một hình ảnh đầy xúc động, thể hiện vai trò chở che và dẫn đường của người mẹ trong cuộc đời con. Dù sống trong cảnh nghèo khó, bà vẫn giữ một tấm lòng yêu thương con vô bờ bến, luôn mong con mình có được những điều tốt đẹp, thể hiện qua việc bà lựa chọn chiếc váy đẹp cho con dù chính mình không dám mơ mặc nó. Khi bị lạc, bà không trách cứ, không cầu cứu mà lặng lẽ chịu đựng sự hoảng loạn, cô đơn – điều đó cho thấy bà là người mẹ già yếu nhưng vẫn giữ lấy phẩm giá và sự âm thầm, nhẫn nhịn. Tất cả những phẩm chất ấy khắc họa hình ảnh một người mẹ giản dị mà cao cả, khiến người đọc không khỏi xúc động và kính trọng.

Câu 5 : Trong guồng quay bận rộn của cuộc sống hiện đại, nhiều người dễ dàng trở nên vô tâm với chính những người thân yêu nhất của mình. Sự thờ ơ, lạnh nhạt hay đơn giản chỉ là việc lãng quên một cuộc gọi, một lần hỏi han cũng có thể để lại vết thương âm thầm trong lòng cha mẹ – những người luôn dõi theo và yêu thương con cái vô điều kiện. Những hành động vô tâm, dù nhỏ bé, nếu kéo dài sẽ tích tụ thành khoảng cách và nỗi đau khó xóa nhòa trong tình thân. Câu chuyện trong tác phẩm “Hãy chăm sóc mẹ” là một lời nhắc nhở đầy day dứt: đôi khi, chỉ đến khi đánh mất, con người mới nhận ra giá trị đích thực của tình cảm gia đình. Vì thế, đừng để những nuối tiếc muộn màng mới khiến ta tỉnh thức. Hãy dành thời gian để quan tâm, yêu thương và chăm sóc những người thân – đó không chỉ là biểu hiện của tình cảm chân thành, mà còn là trách nhiệm, là đạo hiếu và là cội nguồn của hạnh phúc.




Câu 1: - Phương thức biểu đạt chính: Tự sự.

Câu 2: -Theo văn bản, cậu bé Ngạn chạy sang nhà bà để trốn ba, tránh bị đánh đòn.

Câu 3.

Dấu ba chấm trong câu: “Hồi nhỏ, nhỏ xíu, tôi không có bạn gái. Suốt ngày tôi chỉ chơi với… mẹ tôi và bà nội tôi.”

có tác dụng :

- Tăng sự hấp dẫn lôi cuốn

- Gợi sự ngập ngừng, kéo dài cảm xúc của nhân vật khi nhắc đến hai người thân quen nhất thuở nhỏ. - Nhấn mạnh sự ngây thơ, chân thật và hài hước của cậu bé trong hồi tưởng về tuổi thơ – khi “không có bạn gái” nên chỉ chơi với mẹ và bà.Đồng thời, nó tạo nên giọng văn hóm hỉnh, gần gũi, đậm chất tự nhiên đặc trưng trong phong cách viết của Nguyễn Nhật Ánh.

Câu 4:

Người bà trong văn bản hiện lên là hình ảnh tiêu biểu cho tình yêu thương bao la, sự che chở ấm áp và đức hi sinh thầm lặng dành cho cháu. Bà là người hiền hậu, dịu dàng, luôn nhẹ nhàng trấn an và vỗ về cậu bé Ngạn bằng tình cảm trìu mến. Dù biết cháu làm sai, bà không hề trách mắng mà sẵn sàng nói dối con trai để bảo vệ cháu. Những hành động giản dị như kể chuyện, gãi lưng, ru cháu ngủ đều toát lên tình yêu thương vô bờ bến và sự gắn bó khăng khít giữa hai bà cháu. Trong mắt cậu bé, bà là biểu tượng của sự an toàn tuyệt đối – nơi duy nhất khiến trái tim cậu “không ngừng thổn thức” vì xúc động và hạnh phúc. Bà chính là chốn bình yên nhất trong ký ức tuổi thơ, là người giữ lửa yêu thương cho cả gia đình.

Câu 5 :

Từ văn bản, ta có thể thấy gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc đời mỗi con người. Gia đình là nơi khởi nguồn của yêu thương, là vòng tay ấm áp bao bọc ta từ thuở ấu thơ cho đến suốt hành trình trưởng thành. Hình ảnh bà nội trong truyện là minh chứng sống động cho vai trò ấy: khi cậu bé bị ba dọa đánh, bà là điểm tựa tinh thần vững chắc, là nơi cậu tìm đến để được che chở và an ủi. Chính tình cảm gia đình – qua lời kể chuyện dịu dàng, cái vuốt ve ân cần – đã nuôi dưỡng tâm hồn cậu bé, gieo vào lòng em những cảm xúc đẹp đẽ và nhân hậu. Tình yêu thương ấy không chỉ mang đến hạnh phúc trong hiện tại mà còn góp phần hình thành nhân cách, giúp mỗi người biết sống bao dung và biết trân trọng những gì thân thuộc. Gia đình, vì thế, luôn là nền tảng đầu tiên và vững chắc nhất trong cuộc đời mỗi chúng ta.


Câu 1 :

Thể thơ tám chữ

Số chữ trong mỗi dòng thơ đều có tám chữ.

Câu 2 :

Một số từ ngữ tiêu biểu thể hiện hình ảnh của biển đảo và đất nước: “Biển”, “sóng dữ”, “Hoàng Sa”, “bám biển”, “giữ biển” – thể hiện hình ảnh biển đảo. “Mẹ Tổ quốc”, “máu ngư dân”, “màu cờ nước Việt”, “bài ca giữ nước” – thể hiện hình ảnh đất nước.

Câu 3 :

Biện pháp tu từ so sánh hình ảnh “Mẹ Tổ quốc” với “máu ấm trong màu cờ nước Việt”

- giúp làm tăng sức gợi hình gợi cảm làm cho câu thơ sinh động hấp dẫn

-khẳng định sự gắn bó thiêng liêng, bất biến giữa Tổ quốc và con người. Máu ấm là biểu tượng của sự sống, tình cảm và tinh thần chiến đấu bất khuất. Hình ảnh này thể hiện lòng yêu nước, ý chí kiên cường và sự sống còn giữa con người và đất nước, đồng thời làm nổi bật giá trị thiêng liêng của màu cờ Tổ quốc.

Câu 4 :

Đoạn trích thể hiện tình cảm sâu sắc, thiêng liêng của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến dành cho biển đảo Tổ quốc. Trước hết, đó là niềm tự hào dân tộc, tự hào về truyền thống lịch sử “viết bằng máu” của cha ông qua những cuộc kháng chiến giữ nước. Nhà thơ ngợi ca tinh thần quyết tử vì Tổ quốc của bao thế hệ người Việt Nam, làm nên hình hài đất nước hôm nay. Đồng thời, đoạn thơ cũng bày tỏ sự cảm phục và tri ân sâu sắc đối với những người đang ngày đêm bám biển, đặc biệt là ngư dân và những người lính nơi đảo xa – họ chính là những “người giữ biển” giữa mùa sóng dữ, đang hy sinh thầm lặng vì chủ quyền biển đảo thiêng liêng. Tình cảm ấy còn được thể hiện qua hình ảnh “Mẹ Tổ quốc” gần gũi, giàu chất nhân văn, như một biểu tượng của sự bao dung, chở che và đồng hành cùng con dân trong mọi thử thách. Từ đó, đoạn thơ khơi dậy trong lòng người đọc tình yêu quê hương, ý thức trách nhiệm với đất nước.

Câu 5 :

Từ đoạn trích, tôi nhận thức rõ rằng bảo vệ biển đảo không chỉ là nhiệm vụ của quân đội hay ngư dân, mà còn là trách nhiệm của mỗi người dân Việt Nam, trong đó có thế hệ trẻ hôm nay. Là một học sinh, tôi cần tích cực học tập, rèn luyện đạo đức và có các hành động thiết thực như nâng cao hiểu biết về chủ quyền lãnh thổ, nhất là về biển đảo quê hương. Tôi sẽ chủ động tham gia các hoạt động tuyên truyền, ủng hộ, hướng về Trường Sa – Hoàng Sa, đồng thời phê phán những hành vi xuyên tạc, sai trái về chủ quyền quốc gia. Tôi cũng sẽ lan tỏa tinh thần yêu nước đến bạn bè, gia đình và cộng đồng, bởi em tin rằng mỗi hành động nhỏ hôm nay sẽ góp phần bảo vệ vững chắc biển trời thiêng liêng của Tổ quốc mai sau.

Câu 1:

-Văn bản thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình trong hoàn cảnh sống xa quê hương , ở nơi đất khách quê người và nhớ về quê hương của mình.

Câu 2 :

Những hình ảnh khiến nhân vật trữ tình ngỡ như đang ở quê hương bao gồm:

- "Nắng" cũng quê ta

-Cũng "trắng màu mây" bay phía xa

-“Đồi cũng nhuộm vàng trên đỉnh ngọn”

Câu 3 :

Cảm hứng chủ đạo của văn bản là nỗi nhớ quê hương sâu sắc của người xa xứ. Qua sự đối chiếu giữa khung cảnh thiên nhiên nơi đất khách với quê hương, nhân vật bộc lộ tình cảm yêu quê, nỗi cô đơn và sự lạc lõng khi sống giữa một vùng đất xa lạ dù có những nét tương đồng về cảnh vật.

Câu 4 :

Sự khác nhau trong tâm trạng của nhân vật trữ tình qua hai khổ thơ: Khổ thơ đầu tiên : Khi nhìn thấy nắng, mây, đồi núi, nhân vật trữ tình cảm thấy thân quen, gần gũi, tưởng như đang ở quê hương. Tâm trạng lúc này là ngỡ ngàng, mừng rỡ, có chút an ủi và ấm áp trong nỗi nhớ nhà. Khổ thơ thứ ba: Dù vẫn là nắng vàng, mây trắng, nhưng lúc này nhân vật trữ tình đã nhận ra mình là “lữ thứ”. Cảm xúc chuyển sang buồn bã, cô đơn và có phần lạc lõng khi nhận thức rõ rằng mình đang ở nơi đất khách, tất cả những gì xung quanh, kể cả “bụi đường”, cũng không thuộc về mình. => Sự thay đổi đó thể hiện quá trình chuyển biến từ cảm giác ngỡ ngàng, hy vọng đến nỗi hụt hẫng, thấm thía thân phận người xa xứ.

Câu 5 :

Hình ảnh gây ấn tượng sâu sắc nhất với tôi là nắng , mây , đồi .Hình ảnh này miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên nơi đất khách , ánh nắng vàng nhạt, màu mây trắng lững lờ bay , những nét đẹp tưởng như rất đỗi quen thuộc với người con xa quê. Cảnh vật ấy khiến nhân vật trữ tình ngỡ ngàng, tưởng như đang ở chính quê nhà. Chính sự tương đồng ấy đã đánh thức trong lòng người một cảm giác thân thương, gợi nhắc những kỷ niệm quê hương không thể nào quên. Tôi ấn tượng với hình ảnh này không chỉ vì vẻ đẹp trong trẻo, thanh bình của thiên nhiên mà còn vì nó thể hiện một cách tinh tế sự xao xuyến, nhói lòng trong tâm hồn của người xa xứ. Đó là cảm giác nhớ quê đến mức mọi khung cảnh đều trở thành chiếc gương phản chiếu hình bóng quê hương. Thiên nhiên đất khách tuy đẹp, tuy giống nhưng vẫn không thể khỏa lấp được nỗi trống trải và niềm khao khát trở về cội nguồn. Qua hình ảnh ấy, tác giả đã diễn tả được rất sâu sắc tâm trạng của những người sống xa quê , luôn hướng về quê nhà với tất cả yêu thương và hoài niệm.


Câu 1 :

Văn bản trên được kể theo ngôi kể thứ nhất, người kể truyện xưng ' tôi ' trực tiếp kể lại câu truyện.

Câu 2:

Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật .

Câu 3:

Một đặc điểm của thể loại truyện ngắn được thể hiện trong văn bản trên là : Tình huống truyện bất ngờ mà giàu ý nghĩa, góp phần thể hiện chủ đề và phát triển nhân vật.

Câu 4:

Những lời "thầm kêu" cho thấy Hoài đã thay đổi nhận thức và cảm xúc, từ một cậu bé ham bắt chim vì tò mò, hiếu động sang biết yêu thương, thấu hiểu và đồng cảm với loài vật. Cậu không còn xem chim là món "chiến lợi phẩm" mà nhìn chúng như những sinh linh có tổ ấm, có cuộc sống riêng cần được tôn trọng và bảo vệ. Đây là biểu hiện của sự trưởng thành trong suy nghĩ và nhân cách của nhân vật Hoài.

Câu 5:

Các loài động vật hoang dã đã và đang dần mất đi môi trường sống do thế giới dần chuyển sang xu thế công nghiệp hoá , hiện đại hoá , việc bảo vệ các loài động vật hoang dã đang là vấn đề cấp bách.Từ văn bản trên, ta có thể rút ra một số giải pháp thiết thực để bảo vệ các loài động vật hoang dã. Trước hết, mỗi người cần nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên, không săn bắt, nuôi nhốt hay buôn bán động vật hoang dã dưới mọi hình thức. Bên cạnh đó, việc giáo dục lòng yêu thiên nhiên, sự cảm thông và tôn trọng sự sống trong mỗi con người, đặc biệt là trẻ em, là điều hết sức cần thiết. Ngoài ra, cần giữ gìn và bảo vệ môi trường sống tự nhiên của các loài vật, như rừng, sông, đầm lầy,... để chúng có nơi sinh tồn và phát triển. Các cơ quan chức năng cũng cần tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm luật bảo vệ động vật hoang dã. Bảo vệ động vật hoang dã không chỉ là bảo vệ sự đa dạng sinh học mà còn là gìn giữ sự cân bằng cho hệ sinh thái và tương lai của chính con người.


Câu 1 :

Câu truyện được kể theo ngôi kể thứ 3 , người kể truyện không xưng ' tôi ' không trực tiếp xuất hiện trong câu truyện

Câu 2 :

Người kể chuyện chủ yếu trần thuật theo điểm nhìn của nhân vật Việt.

Câu 3 :

Biện pháp tu từ so sánh : 'Súng lớn và súng nhỏ' như 'tiếng mõ và tiếng trống đình'

Tác dụng:

Tăng sức gợi hình gợi cảm,làm cho câu văn sinh động hấp dẫn Làm nổi bật âm thanh sôi động, dồn dập của trận đánh, giống như tiếng mõ và trống đình vang rền, khiến không gian chiến trường trở nên sống động, mãnh liệt.

=> So sánh này không chỉ gợi âm thanh, mà còn khơi dậy ký ức lịch sử, tinh thần dân tộc và cảm xúc mạnh mẽ trong lòng nhân vật cũng như người đọc.

Câu 4 :

Việt là một người lính, một người anh hùng thời ông cha ta kháng chiến chống Mỹ kết hợp tất cả những phẩm chất của một người lính cùng với tính cách gan dạ, dũng cảm, ngoan cường, dũng cảm và không sợ hãi, khuất phục trước nghịch cảnh: khi mất đơn vị, bị thương rất nặng nhưng nhân vật người chiến sĩ anh hùng Việt vẫn bình tĩnh, lạc quan và luôn trong tư thế chiến đấu với kẻ địch để bảo vệ Tổ quốc mình.Hình ảnh người thương binh vẫn luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu cho đến hơi thở cuối cùng đã thể hiện khí chất anh hùng của nhân vật mà tác giả muốn khắc họa. Nhân vật người chiến sĩ bị thương Việt là một gương mặt tiêu biểu của lớp thanh niên thời chống Mỹ, tham gia kháng chiến bằng tất cả nhiệt huyết, nhiệt huyết của tuổi trẻ không ngại gian khổ, ngoan cường và không sợ chết hết lòng vì nhân dân, Tổ quốc và luôn quan tâm đến những người anh em đồng đội luôn sát cánh bên mình.

Câu 5 :

Câu chuyện về Việt trong 'Những đứa con trong gia đình' của Nguyễn Thi mang đến nhiều tác động sâu sắc và tích cực đối với giới trẻ ngày nay. Trước hết, hình ảnh Việt – một chàng trai trẻ tuy nhỏ tuổi nhưng đầy bản lĩnh, gan dạ, sẵn sàng cầm súng ra chiến trường để trả thù cho gia đình và bảo vệ Tổ quốc – đã khơi dậy mạnh mẽ lòng yêu nước và tinh thần trách nhiệm trong mỗi người trẻ. Qua đó, thế hệ hôm nay càng thêm hiểu, thêm trân trọng sự hi sinh thầm lặng của cha ông để có được cuộc sống hòa bình, tự do như hiện tại. Không chỉ dừng lại ở tinh thần yêu nước, nhân vật Việt còn truyền cảm hứng về nghị lực sống và ý chí vượt lên hoàn cảnh. Trong hoàn cảnh bị thương nặng, nằm giữa rừng sâu, không có đồng đội bên cạnh, Việt vẫn không buông xuôi. Anh kiên cường bò từng chút một về phía tiếng súng, nơi có sự sống, có đơn vị của mình. Hành động ấy không chỉ thể hiện lòng dũng cảm mà còn là biểu tượng cho sức sống mãnh liệt và khát vọng được cống hiến đến hơi thở cuối cùng. Từ câu chuyện của Việt, người trẻ hôm nay có thể rút ra nhiều bài học sâu sắc: sống có lý tưởng, có bản lĩnh, biết trân trọng quá khứ, sống tử tế và nỗ lực góp phần xây dựng đất nước trong thời đại mới.


6666 Tiên Yên Road, Tiên Yên District , China.

1036 Hang Dau Street, Hoan Kiem district, Ha Noi.

December 13, 2024

 

Dear Hiring Manager,

 

I am excited to apply for the part-time Receptionist position at your esteemed organization. As a sophomore studying International Business at THPT Tien Yen, I possess the skills and enthusiasm to excel in this role.

 

Last summer, I gained valuable experience as a receptionist at a local health clinic, where I effectively managed patient appointments, greeted visitors, and handled phone calls. This experience honed my customer service skills, front desk operations expertise, and ability to multitask.

 

I am a friendly, hard-working, and caring person with a love for people. With excellent English proficiency, attention to detail, and a proactive attitude, I am confident in my ability to contribute to your team. My availability for an immediate start and flexibility for interviews align with your convenience.

 

Contact Information:

 

Phone: 0936587616

Email: aiosima@gmail.com

 

Thank you for considering my application. I eagerly anticipate discussing my qualifications and I look forward to hearing from you soon.

 

Sincerely,

Anh

Le Duc Anh