Nguyễn Thảo Nguyên

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Nguyễn Thảo Nguyên
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu 1:

- Thể thơ: Tự do

Câu 2:

- Hai hình ảnh cho thấy sự khắc nghiệt của miền Trung: "Mảnh đất nghèo mồng tơi không kịp rớt", "Eo đất này thắt đáy lưng ong"

Câu 3 :

- "Eo đất này thắt đáy lưng ong": Gợi ra vị trí địa lí của miền Trung nằm ở miền eo của Tổ quốc - Vị trí hẹp nhất trên bản đồ Việt Nam. Nơi đây phải hứng chịu điều kiện thời tiết khắc nghiệt gây ra nhiều điều kiện bất lợi cho đời sống nhân dân

- "Cho tình người đọng mật": Cho thấy tình cảm sâu sắc của con người miền Trung

=> Có thể thấy, mặc dù là miền đất nằm ở vị trí khó khăn với nhiều nỗi cơ cực, vất vả nhưng con người nơi đây vẫn luôn chăm chỉ, cần cù lao động, siêng năng như những chú ong. Hơn thế nữa, trong hoàn cảnh gian khổ, họ vẫn luôn sẻ chia, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, đầy ắp "tình người" - đó chính là sự kết tinh ngọt ngào nhất, cao quý nhất

Câu 4:

- Việc vận dụng thành ngữ "Mảnh đất nghèo mồng tơi không kịp rớt" có tác dụng:

+ Tăng tính biểu cảm cho sự diễn đạt

+ Góp phần phản ánh chân thực hình ảnh của mảnh đất miền Trung. Đó là mảnh đất khô cằn, thiếu nước, thiếu chất dinh dưỡng. "Mồng tơi" là loại rau dễ sống nhưng trên "mảnh đất nghèo" ấy lại chẳng thể sinh trưởng do điều kiện thời tiết quá khắc nghiệt, rất khó canh tác

+ Nhấn mạnh sự cơ cực, khắc nghiệt của miền Trung

+ Thể hiện nỗi xót xa, cảm thông sâu sắc trước những khó khăn, thiếu thốn mà nhân dân miền Trung thường phải đối mặt

Câu 5:

Qua đoạn trích trên, tác giả thể hiện sự cảm thương, đồng cảm đối với cuộc sống trước thiên nhiên khắc nghiệt của người dân miền Trung. Đồng thời qua đó, thể hiện sự trân trọng, ngợi ca những đức tính chăm chỉ, cần cù, giàu lòng nhân ái của con người nơi đây.

Có thể thấy đây là tình cảm chân thành, sâu sắc xuất phát từ sự rung cảm của một trái tim biết yêu thương, trân trọng những giá trị cao đẹp của cuộc sống

Câu 1:

- Thể thơ: Tự do

Câu 2:

- Những đối tượng nhân vật trữ tình bày tỏ lòng biết ơn: "những cánh sẻ nâu", "mẹ", "trò chơi tuổi nhỏ", "dấu chân bấm mặt đường xa"

Câu 3:

- Công dụng của dấu ngoặc kép trong câu: "Chuyền chuyền một..." miệng tay buông:

+ Dùng để đánh từ ngữ đặc biệt, trích dẫn lời nói trong trò chơi chuyền

+ Thể hiện sự biết ơn của nhân vật trữ tình với trò chơi tuổi thơ, tuy đã trưởng thành nhưng kí ức về thời ấu thơ với những câu chuyền vẫn luôn khắc ghi rõ từng câu chữ giúp bộc lộ rõ nét tình cảm chân thành của người viết một cách chân thực, khách quan

Câu 4:

- Phép lặp cú pháp: "Biết ơn..."

- Tác dụng:

+ Tạo sự liên kết giữa các đoạn thơ, tăng tính biểu cảm cho sự diễn đạt, giúp bài thơ trở nên giàu nhạc tính

+ Thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của nhân vật trữ tình dành cho công lao của mẹ cùng những kí ức tuổi thơ tươi đẹp, thành quả được đón nhận từ những thế hệ đi trước

+ Những đối tượng được nhân vật trữ tình nhắc đến đều rất gần gũi với cuộc sống đời thường đôi khi có thể bị lãng quên nhưng tất cả đều ghi lại dấu ấn đặc biệt trong kí ức giúp tác giả thêm yêu những tháng năm tuổi trẻ qua đó nhấn mạnh tình cảm chân thành, sự trân trọng những điều bình dị trong cuộc sống của tác giả

Câu 5:

Qua những điều nhà thơ gửi gắm, thông điệp có ý nghĩa nhất đối với em đó là: Hãy biết trân trọng, biết ơn những điều bình dị trong cuộc sống, bởi khi đó ta sẽ cảm nhận được giá trị cốt lõi của cuộc đời

Bởi hạnh phúc không phải lúc nào cũng hiện hữu từ những điều lớn lao, đôi khi nó xuất phát từ chính những điều nhỏ bé, giản dị đời thường. Những điều bình dị tưởng như vô nghĩa nhưng lại vô cùng lớn lao trong đời sống tinh thần của mỗi người. Điều đó giúp ta tìm thấy được sự bình yên trong tâm hồn, xua tan đi mệt mỏi sau một ngày dài , khiến cho trái tim ta biết yêu thương, biết rung cảm và đón nhận được những điều tích cực trong cuộc sống. Nhờ đó mà mỗi người có thêm động lực để làm việc, hoàn thiện hơn về nhân cách, góp phần lan tỏa những điều tốt đẹp trong cuộc sống

Câu 1: 

Thể thơ của văn bản trên : Thất ngôn tứ tuyệt

 

Câu 2 :

Định luật của bài thơ : Bài thơ tuân thủ theo quy tắc của thơ Đường luật

- Bài thơ gồm 4 câu, mỗi câu có 7 chữ

- 4 câu thơ tương ứng với 4 phần : Khai – Thừa – Chuyển – Hợp

- Câu 2 và câu 4 hiệp vần “phong với nhau ở chữ cuối cùng

- Câu 1,2,4 đều gieo vần bằng : “thiên”, “yên”, “phong”

 

Câu 3 :

Biện pháp tu từ trong bài thơ : Phép đối “cổ thi” – “hiện đại thi” hay “thơ xưa” - “thơ hiện đại”

Tác dụng :

- Tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt, tạo sự hài hòa và nhịp điệu trong thơ

- Nhấn mạnh sự đối lập giữ thơ cổ và thơ hiện đại nhằm làm nổi bật chức năng của thơ ca qua từng thời kì

- Thể hiện quan niệm của Bác về vai trò của thơ ca trong sự chuyển biến của thời đại: Thơ thời nay không chỉ đẹp mà còn phải có sự quyết đoán, mạnh mẽ, phản ánh tinh thần đấu tranh của dân tộc

 

Câu 4:

         Theo em, Bác cho rằng: “Hiện đại thi trung ưng hữu thiết/Thi gia dã yếu hội xung phong” nhằm nhấn mạnh thơ hiện đại phải có “thép” để thể hiện được tinh thần đấu tranh, phản ánh sự nghiệp cứu nước đầy khó khăn, gian khổ. Với Bác, thơ không đơn thuần là nghệ thuật mà còn là lời kêu gọi, khích lệ mọi người tham gia chiến đấu. Trong bối cảnh lúc bấy giờ, “thi gia” không chỉ dừng lại ở việc viết lên lời hay ý đẹp mà còn phải biết “xung phong” – chủ động tham gia vào công cuộc giải phóng dân tộc, thể hiện trách nhiệm đối với đất nước.

 

Câu 5 :

Cấu tứ của bài thơ rất rõ ràng, mạch lạc nhưng cũng vô cùng giản dị, sâu sắc.

Bài thơ được chia làm 2 phần :

- Phần 1 (2 câu đầu) : Bàn về thơ xưa, nổi bật vẻ đẹp của thiên nhiên cảnh vật, mang tính lí tưởng, lãng mạn

- Phần 2 (2 câu sau) : Sự chuyển mình của thơ hiện đại, trong thơ phải có “thép”, sự mạnh mẽ, quyết liệt nhằm thể hiện vai trò của thơ ca và người cầm bút trong công cuộc cách mạng của dân tộc

=> Cấu tứ thể hiện sự so sánh thơ ca trong hai thời kì, qua đó bày tỏ quan điểm của tác giả về sự phát triển của thơ trong bối cảnh lịch sử lúc bây giờ