

Vũ Thị Bảo Ngọc
Giới thiệu về bản thân



































Câu 1
Bài làm
“Nhật ký trong tù” là tập thơ được Nguyễn Ái Quốc sáng tác khi bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam cầm tại Trung Quốc. Trong đó, bài thơ Khán “Thiên gia thi” hữu cảm là một trong những tác phẩm tiêu biểu nói về khát vọng tự do và tình yêu thiên nhiên và văn chương của Bác. Hai dòng thơ đầu, tác giả nêu nhận định về thơ xưa:
“ Cổ thi thiên ái thiên nhiên mỹ,
Sơn thủy yên hoa tuyết nguyệt phong;”
Thơ xưa chuộng miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên: Núi, sông, khói, hoa, tuyết, trăng, gió. Phác họa cảnh đẹp thiên nhiên, miêu tả khoảnh khắc giao hòa giữa con người với thiên nhiên chính là một trong những nét đặc sắc của cổ thi Trung Quốc. Tác giả yêu thơ ca, trân trọng vẻ đẹp mà cổ thi mang lại nhưng Người không đồng tình với cái khuôn sáng tác đó trong bối cảnh xã hội lúc bấy giờ. Dựa trên hiện thực lúc đó, Người đã nêu lên quan điểm mới về thơ nay.
“ Hiện đại thi trung ưng hữu thiết,
Thi gia dã yếu hội xung phong.”
Trong bối cảnh xã hội lúc bấy giờ, trong thơ ca, người nghệ sĩ cần lồng vào đó “chất thép”, tức là thả vào đó tinh thần chiến đấu, cống hiến mạnh mẽ cho đất nước, phục vụ cách mạng. Và những người nghệ sĩ lúc này cũng cần có ý thức “xung phong” trên mặt trận văn học, nghệ thuật đấu tranh với quân thù, góp phần đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi. Bài thơ được viết với ngôn ngữ hàm súc, trang trọng, sử dụng phép đối linh hoạt từ đó vừa tạo nên sự đối sánh giữa thơ xưa và thơ nay vừa thể hiện sự hài hòa, thống nhất, khẳng định được ý nghĩa, sự tất yếu của việc thay đổi về tư duy sáng tác thơ ca lúc bấy giờ.
Câu 2
Bài làm
Trong bối cảnh xã hội hiện đại với nhịp sống hối hả và sự bùng nổ của công nghệ thông tin, những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc đang dần bị mai một dưới sức ảnh hưởng của văn hóa phương Tây và xu hướng hiện đại hóa. Tuy nhiên, chính những giá trị ấy lại là nguồn cội tinh thần, là nền tảng vững chắc xây dựng bản sắc dân tộc và định hình tư duy của mỗi con người. Vì thế, ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống không chỉ là trách nhiệm của riêng người lớn tuổi, mà còn là nhiệm vụ cấp bách của giới trẻ – thế hệ nối tiếp, phát huy truyền thống của dân tộc.
Trước hết, văn hóa truyền thống là tập hợp những giá trị tinh thần và vật chất được hình thành và hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử, phản ánh bản sắc, tư tưởng và lối sống của một dân tộc. Những giá trị ấy không chỉ được thể hiện qua các lễ hội truyền thống, các hình thức nghệ thuật dân gian, ca dao, tục ngữ mà còn được lưu truyền qua các tác phẩm văn học, kiến trúc và các giá trị tinh thần khác. Chúng là chiếc gương phản chiếu tâm hồn, chứa đựng những bài học sâu sắc về lòng yêu nước, sự hi sinh vì tổ quốc, cũng như niềm tin vững chắc vào giá trị của con người.
Trong thời đại toàn cầu hóa, khi mà sự xâm nhập của các giá trị ngoại lai vào đời sống hàng ngày ngày càng tràn lan, giới trẻ thường dễ bị cuốn theo những xu hướng mới mẻ nhưng đôi khi lại xa rời truyền thống. Sự bùng nổ của internet, mạng xã hội và các phương tiện truyền thông hiện đại đã mở ra những cơ hội giao lưu, học hỏi vô hạn. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng tồn tại không ít nguy cơ lãng quên những giá trị văn hóa truyền thống. Những truyền thống dân tộc vốn dĩ đã được hun đúc từ bao thế hệ lại có thể dần bị phai mờ nếu thiếu sự trân trọng, tìm hiểu và áp dụng vào đời sống hiện đại. Chính vì vậy, giới trẻ cần phải nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của việc bảo tồn di sản văn hóa, coi đó là hành trang tinh thần quý báu, giúp định hình con người và hướng đi của mỗi cá nhân trong xã hội.
Việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống đòi hỏi sự chung tay của gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Gia đình là nơi đầu tiên truyền dạy cho mỗi người những giá trị sống, qua những câu chuyện, phong tục tập quán được kể lại theo cách giản dị mà sâu sắc. Trong gia đình, những bài học về lòng hiếu khách, tôn trọng người lớn, yêu thương lẫn nhau không chỉ giúp hình thành nhân cách mà còn là nền tảng để mỗi người cảm nhận được giá trị của truyền thống. Nhà trường, với vai trò giáo dục chính thức, cần tích hợp các nội dung văn hóa truyền thống vào chương trình giảng dạy, qua đó giúp học sinh, sinh viên hiểu được lịch sử, truyền thống và giá trị tinh thần của dân tộc. Đồng thời, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lưu giữ và phổ biến văn hóa truyền thống cũng là một giải pháp hữu hiệu. Các trang thông tin điện tử, ứng dụng di động hay mạng xã hội có thể trở thành kênh kết nối giữa quá khứ và hiện tại, giúp những giá trị văn hóa không chỉ được bảo tồn mà còn được làm mới, sáng tạo theo cách riêng của thế hệ trẻ.
Chị Lê Thị Hồng Thắm, Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Cư Êbur, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk, là một nhân tố tiêu biểu trong việc bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc Êđê. Không chỉ là người giỏi trong việc thực hiện các nghi lễ truyền thống như cúng rẫy, cúng ma hay cúng nhà mới, chị còn là nghệ nhân tài ba trong việc dệt thổ cẩm, làm đồ trang sức và các sản phẩm từ tre, nứa. Hồng Thắm đã không chỉ gìn giữ những giá trị văn hóa độc đáo của dân tộc mình, mà còn truyền lại cho thế hệ trẻ trong xã những kiến thức quý báu về phong tục tập quán, từ đó góp phần duy trì và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc Êđê trong cộng đồng.
Trong bối cảnh hiện nay, khi mà các giá trị vật chất ngày càng trở nên bùng nổ, thì giá trị tinh thần, là nền tảng để xây dựng một xã hội văn minh, không thể thay thế. Bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống chính là cách giúp mỗi con người trong xã hội có thêm niềm tin, nghị lực và sức mạnh để vượt qua khó khăn, xây dựng một tương lai tươi sáng. Giúp giới trẻ hiểu rõ cội nguồn, lịch sử của dân tộc, từ đó nâng cao lòng tự hào, ý thức trách nhiệm đối với dân tộc, nâng cao tinh thần yêu nước trong mỗi cá nhân. Việc mỗi quốc gia có một giá trị truyền thống văn hóa riêng sẽ giúp tô đậm bản sắc riêng của dân tộc trên trường quốc tế.Đó cũng chính là cách giúp cho nền văn hóa dân tộc không bị mai một, luôn tươi trẻ, sáng tạo và đầy sức sống trong lòng mỗi người Việt, đặc biệt là ở giới trẻ – những người có khả năng và trách nhiệm định hình lại diện mạo của xã hội.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn tồn tại một bộ phận các bạn trẻ có xu hướng sính ngoại, chê bai những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. Sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông khiến giới trẻ bị cuốn hút, không còn hứng thú với các hoạt động, sự kiện văn hóa truyền thống của dân tộc. Chúng ta cần lên án và phê phán những hành vi đó.
Giá trị văn hóa truyền thống là một di sản không thể thiếu ở mỗi quốc gia. Vì vậy, mỗi bạn trẻ cần có ý thức tự giác tìm hiểu, học hỏi về các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, tích cực tham gia tuyên truyền, quảng bá những giá trị đó. Ngoài ra, gia đình và nhà trường cần chú trọng giáo dục những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc cho con ngay từ khi còn nhỏ, tạo điều kiện cho con tham gia các hoạt động văn hóa tại địa phương.
Tóm lại, ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống không chỉ là nhiệm vụ của riêng ai mà là trách nhiệm chung của toàn xã hội, đặc biệt là giới trẻ – những người sẽ nối tiếp và phát huy tinh hoa dân tộc. Khi mỗi cá nhân hiểu được ý nghĩa sâu xa của truyền thống, biết trân trọng và phát huy những giá trị ấy, chúng ta sẽ xây dựng được một nền văn hóa dân tộc vững mạnh, tự tin và hội nhập, góp phần tạo nên một xã hội phát triển bền vững và đầy tự hào.
Câu 1:
-Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
Câu 2:
-Căn cứ vào chữ thứ hai của dòng thơ thứ nhất là chữ “thi” – luật bằng, suy ra bài thơ được triển khai theo luật bằng.
Câu 3:
-BPTT: liệt kê "sơn thủy yên hoa tuyết nguyệt phong"
-Tác dụng:
+Tăng sức gợi hình gợi cảm
+làm cho câu thơ mạch lạc, có hồn hơn
+Làm rõ cho quan điểm Cổ thi thiên ái thiên nhiên mỹ mà tác giả đưa ra trước đó.
Câu 4:
Tác giả cho rằng trong thơ hiện đại cần có "thép" (sức mạnh, sự kiên cường) vì vào thời điểm ấy, đất nước đang bị xâm lược và cần đấu tranh giành lại độc lập. Thơ không chỉ miêu tả thiên nhiên mà phải phản ánh tinh thần chiến đấu, khích lệ quần chúng. Câu "Thi gia dã yếu hội xung phong" nhấn mạnh rằng nhà thơ không chỉ viết mà còn phải tham gia đấu tranh, xung phong vì sự nghiệp cách mạng. Sự thay đổi này là cần thiết trong bối cảnh xã hội đang đòi hỏi thơ ca có vai trò quan trọng trong cuộc chiến tranh giành độc lập.
Câu 5:
*Cấu tứ của bài thơ:
+ Bố cục: Bao gồm 2 phần: Hai câu đầu nói về thơ xưa, hai câu sau nói về thơ nay.
+ Mạch cảm xúc: Hai câu thơ đầu thể hiện sự trân trọng đối với vẻ đẹp thơ xưa, hai câu sau thể hiện sự cởi mở, khuyến khích sự đổi mới về nội dung thơ ca, tư duy sáng tác trong thời đại mới.
=> Bài thơ có kết cấu chặt chẽ, vừa tương phản, đối lập, vừa hài hòa, thống nhất. Đặt thơ xưa với thơ nay trong sự đối lập, tác giả không nhằm hạ thấp thơ xưa, trái lại Người rất trân trọng, yêu thích thơ xưa, nhưng Người không đồng tình với quan điểm sáng tác đó. Nên Người đã nêu lên quan niệm nghệ thuật của mình về thơ nay – cần có “chất thép” ở trong thơ, để thơ ca trở thành một thứ vũ khí sắc bén, còn anh chị em sáng tác sẽ là một chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, văn nghệ.