

Diệp Đức Minh
Giới thiệu về bản thân



































I : đọc hiểu
câu 1 : thể thơ : thất ngôn tứ tuyệt đường luật
câu 2 : luật của thơ : luật bằng trắc
câu 3 : - biện pháp tu từ : liệt kê "núi,sông,khói,hoa,tuyết,trăng,gió"
- tác dụng : + tăng sức gợi hình gợi cảm
+ nhấn mạnh vẻ đẹp phong phú , thơ mộng , thân thuộc
hùng vĩ, của thiên nhiên
+ thái độ : tình yêu thiên nhiên đất trời sâu sắc
câu 4 :
- vì tác giả cho rằng quan niệm thơ không chỉ để thưởng thức cái đẹp mà còn phải có tinh thần chiến đấu , cổ vũ cách mạng . Trong bối cảnh đất nước bị thực dân xâm lược , nhà thơ không chỉ làm thơ để ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên mà còn dùng thơ làm vũ khí chiến đấu thôi thúc hành động
câu 5 :
- cấu tứ bài thơ rõ ràng , chặt chẽ
+ 2 câu đầu : nêu đặc điểm thơ xưa - thiên về miêu tả thiên nhiên
+ 2 câu sau : đưa ra quan niệm của thơ hiện đại - thơ phải có "thép" ,phải thể hiện tinh thần chiến đấu
II viết
câu 1 :
Bài làm
Hồ Chí Minh không chỉ là một lãnh tụ vĩ đại mà còn là một nhà thơ tiêu biểu trong nền văn học Việt Nam. Thơ của Người luôn gắn liền với lý tưởng cách mạng , phản ánh tinh thần yêu nước , khát vọng tự do và ý chí đấu tranh kiên cường. Một trong những tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp thơ của Người là bài thơ Khán "Thiên gia thi" hữu cảm khi Người đang bị giam cầm trong Nhà tù Tưởng Giới Thạch và in trong tập 'Nhật ký trong tù". Bài thơ thể hiện quan điểm đổi mới về thơ ca của tác giả . Trước hết là hai câu thơ đầu cho thấy được nhận định của tác giả về thơ xưa tập trung vào ca ngợi vẻ đẹp trù phú của thiên nhiên qua liệt kê các từ ngữ "núi,sông,khói,hoa,tuyết,trăng,gió" . Phác họa được cảnh đẹp thiên nhiên , miêu tả khoảnh khắc giao hòa giữa con người với thiên nhiên chính là một trong những nét đặc sắc của cổ thi Trung Quốc . Tác giả yêu thơ cơ ,trân trọng vẻ đẹp mà cổ thi mang lại nhưng Người không đồng tình với cái khuôn sáng tác đó trong bối cảnh xã hội lúc bấy giờ . Dựa trên hiện thực đó Người đã nêu lên quan điểm mới về thơ nay qua hai câu thơ cuối .Trong bối cảnh xã hội lúc bấy giờ trong thơ ca người nghệ sĩ cần lồng vào đó "chất thép" tức là thả vào đó tinh thần chiến đấu , tinh thần cống hiến mạnh mẽ cho đất nước , phục vụ cách mạng . Và những người nghệ sĩ lúc này cần có ý thức "xung phong" trên mặt trận văn học , nghệ thuật đấu tranh góp phần đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi . Bài thơ đã thành công với nhiều nghệ thuật đặc sắc như ngôn hàm súc ,trang trọng với việc sử dụng phép đối linh hoạt vừa tạo nên sự đối so sánh giữa thơ xưa và thơ nay vừa thể hiện sự hài hòa thống nhất, khẳng định được ý nghĩa , sự tất yếu của việc thay đổi về tư duy sáng tác thơ ca lúc bấy giờ . Bài thơ có cấu trúc chặt chẽ , đối lập rõ ràng giữa thơ xưa và thơ nay , thể hiện tư tưởng cách mạng mạnh mẽ . Qua đó Hồ Chí Minh khẳng định thơ ca không thể tách rời cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc , mà phải trở thành vũ khí sắc bén để cổ vũ tinh thần chiến đấu , hướng tới tự do và độc lập
câu 2 : Dàn ý
*Mở bài
- Tong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng cùng với sự phát triển không ngừng của thời đại . Văn hóa truyền thống là tài sản vô giá của mỗi dân tộc , là linh hồn của đất nước qua nhiều thế hệ . Đó không chỉ là những phong tục tập quán , tín ngưỡng mà còn là tinh hoa nghệ thuật , tri thức và lối sống đã hun đúc nên bản sắc riêng của mỗi quốc gia . Do đó việc giữ gìn , bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc là trách nhiệm quan trọng của mỗi người , đặc biệt là ở giới trẻ hiện nay
*Thân bài
- Giải thích khái niệm
+ Giữ gìn , bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống cuả dân tộc là những hành động nhằm bải vệ , duy trì và phát triển các tinh hoa, giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc qua nhiều thế hệ
- Thực trạng
+ Thực trạng ngày nay cho thấy một bộ phận giới trẻ đang có xu hướng thờ ơ với các giá trị văn hóa truyền thống . Nhiều người không quan tâm đến lịch sử , không hiểu rõ ý nghĩa các ngày lễ cổ truyền , thậm chí còn có thái độ coi thường xa lánh văn hóa dân tộc
- Biểu hiện
+ Trân trọng những giá trị văn hóa dân tộc : Tết nguyên đán , lễ hội làng,...
+ Biết giữ gìn và ưu tiên sử dụng những sản phẩm dụng cụ truyền thống
+ Quảng bá , tuyên truyền những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc qua các phương tiện truyền thông
- Ý nghĩa
+ Trước hết nó góp phần giữ gìn được bản sắc dân tộc . Mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng thể hiện qua phong tục tập quán , tín ngưỡng , nghệ thuật, ngôn ngữ ... Việc bản tồn và phát huy vãn hóa truyền thống giúp đất nước không bị cuốn theo dòng chảy hội nhập quốc tế mà vẫn giữ được những nét đặc trưng riêng biệt
+ Truyền thống văn hóa dân tộc là sợi dây liên kết giữa quá hứ hiện tại và tương lai . Khi ta giữ gìn và phát huy chúng , thế hệ trẻ sẽ có nhiều cơ hội hiểu về cội nguồn , trân trọng công lao của cha ông . Từ đó hình thành ý thức trách nhiệm trong việc phát triển đất nước
+ Việc giữ gìn bảo vệ và duy trì truyền thống văn hóa dân tộc giúp nâng cao tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc trong mỗi người . Khi hiểu biết và trân trọng giá trị truyền thống, con người sẽ có ý thức bảo vệ và phát huy những nét đẹp , các phong tục tập quán dân tộc của mình . Từ đó giúp nâng cao tinh thần yêu nước , sự tự hào về quê hương , đất nước đồng thời tạo động lực để mỗi cá nhân đóng góp cho sự phát triển chung
+ Văn hóa truyền thống chứa đựng những giá trị đạo đức, nhân văn sâu sắc , giúp con người hình thành lối sống lành mạnh , biết tôn trọng , yêu thương và sống có trách nhiệm . Những câu ca dao , tục ngữ hay những lễ hội truyền thống đều góp phàn nuôi dưỡng tâm hồn và nhân cách thế hệ trẻ
+ Việc bảo tồn văn hóa truyền thống không chỉ duy trì nét độc đáo của mỗi dân tộc mà còn góp phần làm phong phú thêm bức tranh văn hóa của nhân loại , khuyến khích sự tôn trọng và học hỏi lẫn nhau giữa các nền văn hóa khác nhau
+ Việc bảo tồn và phát huy văn hóa giúp cho VN có cơ hội quảng bá hình ảnh đất nước ra thế giới , thúc đẩy giao lưu văn hóa với các quốc gia khác . Khi văn hóa truyền thống đươcj thế giới biết đến , VN có thể nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế
- Dẫn chứng
+ Anh Nguyễn Văn Thành - người dân tộc M'Nông . Anh là người có nhiều năm kinh nghiệm trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc . Anh đã tham gia tổ chức nhiều hoạt động văn hóa như lễ cúng rẫy , lễ cúng bà,...Anh cũng là người giỏi chơi các loại nhạc cụ truyền thống dân tộc. Anh đã truyền bá và dạy cho nhiều thế hệ trẻ yêu quý và giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc M'Nông
- Phản đề
+ Tuy nhiên thật đáng buồn thay bên cạnh những người luôn bảo vệ và phát huy những truyền thống văn hóa dân tộc thì vẫn còn tồn tại những người sống xa rời với truyền thống văn hóa , quên đi những giá trị truyền thống, xuyên tạc lịch sử...đặc biệt là ở các bạn trẻ => Cần lên án và phê phán gay gắt
- Nhận thức, hành động
+ Cần nhận thức được tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc qua các hành động cụ thể như
+ Tổ chức các lễ hội truyền thống
+ Tuyên truyền giáo dục giới trẻ về lịch sử
+ Chia sẻ kinh nghiệm của những người đi trước về giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc
+ Lên án các hành động xuyên tạc lịch sử , có ý định tàn phá các di tích lịch sử...
* Kết bài
- Việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống không chit là trách nhiệm mà còn là niềm tự hài của mỗi người dân đặc biệt là giới trẻ . Vì vậy tuổi trẻ chúng ta cần có những hành động cụ thể để giữ gìn và phát huy những nét văn hóa , giá trị đạo đức của dân tộc góp phần đưa nền văn hóa dân tộc VN ngày càng phát triển vững mạnh , hòa nhập nhưng không hòa tan trong thời đại toàn cầu hóa