

Hoàng Trung Kiên
Giới thiệu về bản thân



































CÂU 1 :
Nguyễn Ái Quốc không chỉ là một vị anh hùng giải phóng dân tộc, Người còn đồng thời là một thi sĩ có đóng góp to lớn cho nền văn học nước nhà. Bài thơ "Thiên gia thi" hữu cảm trích từ tập thơ" Nhật kí trong tù " được Bác viết khi đang bị bắt giam trong ngục tù của Tưởng Giới Thạch. Đây không chỉ là một bài thơ cảm nhận thơ ca cổ điển mà còn phản ánh tư tưởng thời đại sâu sắc. Ra đời trong bối cảnh đất nước đang gặp phải nhiều khó khăn, chiến tranh và áp bức, do đó, tác giả không chỉ nhìn nhận thơ ca qua lăng kính của vẻ đẹp thiên nhiên như trong thơ xưa, mà còn yêu cầu thơ phải mang trong mình "thép", biểu trưng cho sự kiên cường, mạnh mẽ, và tinh thần chiến đấu. Câu thơ “Cổ thi thiên ái thiên nhiên mỹ” cho thấy sự yêu thích vẻ đẹp trong thơ xưa, nhưng câu tiếp theo “Hiện đại thi trung ưng hữu thiết” lại yêu cầu thơ có sự chuyển mình mạnh mẽ, hoàn toàn trái ngược lại với thơ xưa. Đây như một lời kêu gọi đấu tranh chống áp bức, bóc lột. Với Nguyễn Ái Quốc, ngòi bút không chỉ là công cụ để bày tỏ cảm xúc mà còn là một vũ khí đấu tranh hiệu quả, giúp động viên và thức tỉnh con người. Bằng ngòi bút khéo léo và tâm hồn nghệ thuật sâu sắc, Người đã tạo nên một bài thơ có cấu tứ chặt chẽ và được phân chia hai phần rõ ràng : thơ xưa và thơ hiện đại. Qua đó nhấn mạnh vai trò của thơ ca trong công cuộc đấu tranh giành lại chủ quyền dân tộc
CÂU 2
Trong thời đại hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, khi các yếu tố văn hóa ngoại lai xâm nhập mạnh mẽ vào nước ta gây ra sự khủng hoảng về bản sắc và tăng nguy cơ đánh mất những giá trị văn hóa lâu đời. Do đó, việc bảo tồn, giữ gìn và phát triển các giá trị văn hóa được cấp thiết đặt ra với toàn xã hội, đặc biệt đối với giới trẻ - những người được tiếp nhận sự phát triển của công nghệ, yều cầu họ cân bằng giữa sự những tiện ích hiện đại và các giá trị truyền thống lâu đời
Những giá trị truyền thống của dân tộc là bản sắc, những điều được truyền lại qua nhiều thế hệ như ngôn ngữ, ẩm thực, trang phục, phong tục tập quán. Đây là những đặc chưng, giá trị cốt lõi của một dân tộc, phản ảnh lịch sử hình thành và phát triển của họ.
Một trong những yếu tố quan trọng trong việc giữ gìn và bảo tồn văn hóa truyền thống là ý thức tự hào về những di sản văn hóa dân tộc. Giới trẻ cần hiểu rõ giá trị sâu sắc của các phong tục tập quán, lễ hội, nghề truyền thống mà cha ông đã dày công vun đắp. Những giá trị này không chỉ là nguồn gốc tạo nên bản sắc dân tộc mà còn là nền tảng tinh thần để xây dựng xã hội phát triển bền vững. Từ việc hiểu và trân trọng giá trị văn hóa truyền thống, giới trẻ mới có thể thấy được ý nghĩa của việc bảo tồn những di sản ấy. Ví dụ, các lễ hội truyền thống như Tết Nguyên Đán, Tết Trung Thu, hay các trò chơi dân gian không chỉ mang lại niềm vui, sự đoàn kết trong cộng đồng mà còn giúp giới trẻ hiểu hơn về các giá trị đạo đức, tinh thần dân tộc qua từng hoạt động.
Không những vậy, việc bảo tồn và phát huy không chỉ dừng lại ở việc tìm hiều và yêu thích, mà còn cần có những hành động cụ thể. Giới trẻ ngày nay có thể tham gia vào các hoạt động văn hóa, bảo tồn các nghề truyền thống, học hỏi và truyền dạy lại cho thế hệ sau. Những hoạt động này không chỉ là việc làm đơn thuần mà còn là cách để các giá trị văn hóa truyền thống được sống mãi trong đời sống hiện đại. Ngoài ra, việc được tiếp cận với nhiều công nghệ hiện đại cũng là một lợi thế trong việc sử dụng mạng xã hội để giới thiệu và quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống. Giới trẻ ngày nay cần biết làm sao để vừa tiếp nhận tinh hoa văn hóa truyền thống, vừa sáng tạo và đưa chúng vào cuộc sống mới, giúp các giá trị này không bị lạc hậu. Tuy nhiên cần sử dụng mạng xã hội một cách chính xác và phù hợp, không làm biến chất những giá trị đẹp đẽ vì những mục đích cá nhân.
Một tấm gương sáng trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống là chương trình âm nhạc " Anh trai vượt ngàn chông gai ". Chương trình với sự quy tụ những nghệ sĩ nam trẻ đã thu hút sự chú ý của công chúng. Với những bản phối nhạc mới cho những ca khúc ra đời đã lâu như " Trống cơm" hay " Chiếc khăn piêu ", Anh trai vượt ngàn chông gai đã thổi một làn sóng mới vào nền âm nhạc Việt Nam, giúp cho những ca khúc truyền thống được biết đến rộng rãi hơn. Đồng thời, chương trình cũng gợi lên một tinh thần yêu nước trong mỗi khán giả với những sân khấu hoành tráng đậm chất Việt.
Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng không ít bạn trẻ hiện nay có xu hướng quay lưng lại với văn hóa truyền thống, thay vào đó là sự say mê với những yếu tố văn hóa ngoại lai. Lý do phần lớn đến từ việc tiếp xúc quá nhiều với văn hóa toàn cầu qua các phương tiện truyền thông, các xu hướng mạng xã hội, khiến cho giới trẻ dễ dàng bị cuốn theo những cái mới mà bỏ quên đi giá trị cốt lõi của dân tộc. Sự hấp dẫn của các giá trị ngoại lai đôi khi khiến giới trẻ quên mất rằng chính văn hóa truyền thống mới là yếu tố giúp họ nhận diện và kết nối với nguồn cội.
Để giải quyết vấn đề này, gia đình, nhà trường và xã hội cần có sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa trong việc giáo dục, truyền dạy những giá trị văn hóa truyền thống. Gia đình là nơi đầu tiên, nơi truyền dạy những giá trị đạo đức, những bài học về cội nguồn. Nhà trường cần chú trọng đưa các bài học về văn hóa, lịch sử dân tộc vào chương trình giảng dạy một cách sinh động và hấp dẫn. Xã hội cần tạo ra nhiều hoạt động, lễ hội để giới trẻ có thể trực tiếp tham gia và cảm nhận văn hóa truyền thống, từ đó khơi gợi niềm tự hào, tình yêu với những giá trị dân tộc.
Tóm lại, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống không chỉ là trách nhiệm của thế hệ trước mà còn là nhiệm vụ của giới trẻ ngày nay. Chính họ sẽ là người tiếp nối và phát triển những giá trị ấy để chúng không bị lãng quên. Thế giới đang thay đổi từng ngày, nhưng nếu biết gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống, chúng ta sẽ luôn có một nền tảng vững chắc để phát triển và hội nhập mà không mất đi bản sắc dân tộc.
CÂU 1 :
Thể thơ : thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
CÂU 2 :
- Luật bằng trắc : các chữ xen kẽ âm bằng và âm trắc
- Luật đối : câu 3 và 4 đối lập về nội dung : câu 3 nói về thơ xưa, câu 4 nói về thơ nay
CÂU 3 :
- Biện pháp tu từ : so sánh : " Cổ thi thiên ái thiên nhiên mỹ " và "Hiện đại thi trung ưng hữu thiết "
- So sánh thơ xưa với vẻ đẹp mềm mại, nhẹ nhàng của thiên nhiên và so sánh thơ hiện đại với sự mạnh mẽ, cứng rắn của thép
=> Nhấn mạnh sự khác biệt của thơ giữa hai thời kì xưa và nay. Khẳng định thơ ngày nay cần có sức mạnh, tính chiến đấu, phản ánh tinh thần đấu tranh trong thời kì nước ta bị đô hộ
CÂU 4 :
Tác giả cho rằng trong thơ hiện đại cần có “thép” và nhà thơ phải biết “xung phong” vì lúc đó, đất nước đang đối mặt với nhiều khó khăn, chiến tranh và thực dân. Thơ không chỉ đơn thuần để ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên, mà phải mang tính chất mạnh mẽ, cứng rắn, kêu gọi đấu tranh, tham gia vào công cuộc giải phóng đất nước. Nhà thơ lúc này không chỉ là người làm thơ mà còn là người chiến sĩ, sẵn sàng “xung phong” vào cuộc chiến vì Tổ quốc.
CÂU 5 :
Cấu tứ của bài thơ rất rõ ràng và hợp lý. Phần đầu của bài (2 câu đầu) nói về thơ xưa với hình ảnh thiên nhiên đẹp đẽ, nhẹ nhàng, thanh thoát. Phần sau (2 câu tiếp theo) lại chuyển sang thơ hiện đại, nhấn mạnh tính mạnh mẽ, quyết liệt, như một lời kêu gọi đấu tranh. Cấu tứ này tạo nên sự chuyển mình rõ rệt, từ vẻ đẹp bình dị của thơ xưa đến yêu cầu mạnh mẽ của thơ hiện đại trong thời đại có nhiều biến động. Nó cũng phản ánh sự thay đổi trong quan niệm về vai trò của nhà thơ: từ người thưởng ngoạn đến người chiến đấu.