Vũ Khánh Huyền

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Vũ Khánh Huyền
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu 1 

Thể thơ : thất ngôn tứ tuyệt

Câu 2

Bài thơ tuân theo luật bằng-trắc của thể thất ngôn tứ tuyệt với bố cục chặt chẽ và có sự đối ngẫu ở hai câu đầu.

Câu 3

Biện pháp tu từ : phép đối

  • "Cổ thi thiên ái thiên nhiên mỹ" ↔ "Hiện đại thi trung ưng hữu thiết"
  • "Sơn thủy yên hoa tuyết nguyệt phong" ↔ "Thi gia dã yếu hội xung phong"

Tác dụng : 

  • Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu thơ, khiến cho câu thơ thêm phần sinh động.
  • Nhấn mạnh sự khác biệt giữa thơ ca xưa và thơ ca hiện đại : thơ xưa thường đề cao vẻ đẹp thiên nhiên, trong khi thơ hiện đại mang tính chiến đấu, cách mạng.
  • Làm nổi bật tư tưởng của nhà thơ. Thơ không chỉ để thưởng thức mà còn phải có sức mạnh thức tỉnh, động viên con người hành động.

Câu 4

Tác giả cho rằng trong thơ hiện đại, ngoài vẻ đẹp thiên nhiên và lãng mạn như thơ cổ, cần phải có những yếu tố thực tiễn và sức mạnh như thép để phản ánh hiện thực xã hội và khích lệ tinh thần đấu tranh. "Thiết" ở đây không chỉ là sắt thép mà là biểu tượng của sự kiên cường, mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu của thời đại mới đòi hỏi những người cầm bút không chỉ nói về thiên nhiên, mà còn cần có trách nhiệm với đất nước, với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

Câu 5

Bài thơ có cấu tứ chặt chẽ, rõ ràng theo lối đối lập và phát triển:

  • Hai câu đầu: Nêu lên đặc điểm của thơ ca cổ – thiên về thiên nhiên, cảnh đẹp.
  • Hai câu sau: Khẳng định quan điểm về thơ hiện đại – cần có tính chiến đấu và trách nhiệm của nhà thơ.

→ Nhận xét:

  • Cấu tứ bài thơ mang tính biện luận, thể hiện quan điểm một cách ngắn gọn nhưng sâu sắc.
  • Cách lập luận có sự đối sánh giữa thơ xưa và thơ nay, giúp nhấn mạnh tư tưởng chính của bài thơ.
  • Bài thơ không chỉ là cảm nghĩ về “Thiên gia thi” mà còn phản ánh quan niệm của Bác về thơ ca cách mạng.