

Nguyễn Thu Hà
Giới thiệu về bản thân



































Câu 1:
Đoạn trích trên được viết theo thể thơ tự do.
Câu 2:
Những hình ảnh trong đoạn trích diễn tả sự khắc nghiệt của thiên nhiên miền Trung:
- “mồng tơi không kịp rớt”
- “Chỉ gió bão là tốt tươi như cỏ”
Câu 3 :
- Địa hình hẹp ngang, thường phải gánh chịu thiên tai, lũ lụt -> tạo nên những bất lợi cho hoạt động sản xuất và sinh sống của người dân.
- Con người miền Trung: giàu tình yêu thương, giàu lòng nhân ái và sống với nhau bằng tất cả sự yêu thương chân thành nhất.
Câu 4:
- Thành ngữ “ mồng tơi không kịp rớt” .
- Việc sử dụng thành ngữ làm nhấn mạnh sự khó khăn, khắc nghiệt của mảnh đất miền Trung. Đòng thời nói lên sự đau thương, xót xa của tác giả giành cho thiên nhiên và con người miền Trung.
Câu 5:
- Tác giả thấu hiểu những khắc nghiệt của thiên nhiên và những khó khăn, vất vả mà người dân miền Trung phải gánh chịu. đồng thời bộc lộ tình yêu, tình cảm gắn bó máu thịt và lòng trân trọng của tác giả đối với con người nơi đây
-> Tình cảm của tác giả là tình cảm chân thành, sâu sắc.
Câu 1:
Thể thơ tự do
Câu 2:
Trong đoạn trích, nhân vật trữ tình bày tỏ lòng biết ơn đối với những đối tượng
- Những cánh sẻ nâu
- Mẹ
- Tuổi sinh thành
- Trò chơi tuổi nhỏ
- Dấu chân bấm mặt đường xa
Câu 3:
Dấu ngoặc kép trong dòng thơ "Chuyền chuyền một..." miệng, tay buông bắt có công dụng trích dẫn lời nói của nhân vật khác, góp phần làm sinh động câu chuyện, tăng tính chân thực cho lời kể.
Câu 4:
- Phép lặp cú pháp: Biết ơn …
- Tác dụng:
+ Tăng sức gợi hình gợi cảm, tạo nhịp điệu, nhấn mạnh,
+ Khẳng định, khắc sâu nội dung về đối tượng và tầm ảnh hưởng đối với cuộc đời nhân vật trữ tình
+ Thể hiện tình cảm yeu mến của tác giả.
Câu 5:
Thông điệp: sự biết ơn dành cho những thứ đơn giản quanh ta.
Cuộc sống của chúng ta luôn có nhiều bộn bề, lo lắng. Giá trị cuộc sống chính là những điều bình thường, giản dị mà nhiều khi khiến chúng ta lãng quên nói lo lắng. Điều giản dị đó có thể là những dòng tin nhắn, những cuộc gọi ngắn của người thân. Nên ta phải biết chân trọng những điều giản đơn đó.
Câu 1:
Bài thơ "Khán “Thiên gia thi” hữu cảm" được trích trong tập thơ "Nhật ký trong tù" của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một bài thơ đặc biệt. Tác giả không nói chuyện trong tù như nhiều bài khác mà lại nêu rất rõ quan niệm về thơ ca. " Cổ thi thiên ái thiên nhiên mỹ", "Sơn thủy yên hoa tuyết nguyệt phong" . Trong hai câu đầu tác giả đã nêu nhận định về thơ xưa: Thơ xưa nghiêng về yêu cảnh đẹp thiên nhiên; núi, sông, khói, hoa, tuyết, trăng, gió. Việc phác họa cảnh đẹp thiên nhiên, cảm xúc và giao hòa với thiên nhiên là một trong những nét đặc sắc của cổ thi Trung Quốc. Có người nêu vẻ đẹp thiên nhiên “thuần túy”; có người mượn thiên nhiên để ký thác tâm sự và ý tưởng của mình; có người chán cuộc sống, “lẩn trốn” vào thiên nhiên. Đọc Thiên gia thi là “dịp” để Hồ Chí Minh đưa ra nhận xét về một khía cạnh của cổ thi là nghiêng về yêu cảnh đẹp thiên nhiên: Thơ tả cảnh thiên nhiên có nét đẹp riêng, góp phần làm phong phú, đa dạng thơ cổ. Từ đó, ta thấy được Hồ Chí Minh rất mực yêu thiên nhiên, sống chan hòa với thiên nhiên, biết thưởng thức cái đẹp của thiên nhiên, bảo vệ và vun bồi thiên nhiên. Hai câu sau tác giả đưa ra quan điểm của mình về thơ và trách nhiệm của nhà thơ: "Hiện đại thi trung ưng hữu thiết ","Thi gia dã yếu hội xung phong. ". Thơ thời hiện đại (thời nay) là thơ thời kỳ Bác Hồ và nhân dân Việt Nam sống, chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng. Văn học phản ánh hiện thực, thi ca gắn với thời đại, do vậy mà thơ ca “nên có thép” nghĩa là phải có tính chiến đấu. Thơ ca phải đứng về phía chính nghĩa, phía nhân dân, dưới ngọn cờ của Đảng lên tiếng vì quyền lợi dân tộc, bảo vệ cái thiện; đấu tranh chống xâm lược, chống cái ác, cái xấu… Là một thi nhân, hiểu rõ vai trò và nhiệm vụ mà văn học phải có. Khi mà đất nước còn đầy bong ngoại xâm, dân mình còn rên xiết trong lầm than, ngọn lửa cách mạng đang bùng nổ, thì thơ ca không thể đứng ngoài cuộc. Người nghệ sỹ phải biết đem tài năng của mình mà phụng sự đất nước. Bằng ngòi bút sắc bén, giọng thơ uyển chuyển của mình, Bác nêu lên nhận định về thơ ca từ nội dung thơ xưa đến chức năng của thơ ca hiện đại… Thơ ca hiện đại nên có thép, nên là vũ khí đấu tranh.
Câu 2:
Trong thư gửi các họa sĩ nhân dịp triển lãm hội họa, Bác Hồ đã căn dặn: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Quả thực, đấu tranh cho bản sắc dân tộc cũng là một khía cạnh của bảo vệ độc lập của đất nước. Việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc chính là nhiệm vụ hàng đầu của thế hệ trẻ ngày nay.
Văn hóa là một phạm trù rất rộng, bao gồm cả những giá trị vật chất và tinh thần của con người. Ngôn ngữ, trang phục, hội họa, âm nhạc, phong cách sống,…đều là văn hóa. Bản sắc văn hóa dân tộc chính là những nét riêng trong đời sống văn hóa, giúp phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Giữ gìn bản sắc đồng nghĩa với trân trọng, gìn giữ và phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống.
Ngày nay, đa phần các bạn trẻ đều ý thức được nghĩa vụ của mình trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc, được biểu hiện như: Người trẻ biết đề cao tinh thần đoàn kết dân tộc, tận dụng mọi lợi thế để quảng bá vẻ đẹp của quê hương, xây dựng hình ảnh con người Việt Nam thân thiện – tài giỏi trong mắt bạn bè quốc tế. Thế hệ trẻ có quan điểm rõ ràng trong việc tiếp thu văn hóa nước ngoài, dựa trên gốc rễ dân tộc mà học tập. Văn hóa dân gian ngày càng được đề cao, làm mới mà không mất đi giá trị cốt lõi.
Bản sắc văn hóa có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trước hết, bản sắc văn hóa chính là hồn cốt của dân tộc. Một dân tộc có giữ gìn được bản sắc văn hóa mới có thể giữ được đất nước. Vì thế mà suốt bốn nghìn năm Bắc thuộc, người phương Bắc luôn tìm cách đồng hóa nhân dân Đại Việt để biến nước ta thuộc quyền sở hữu của chúng. Cũng vì thế mà người Pháp đã gọi dân tộc ta là “An Nam mít” và chúng là “nước mẹ vĩ đại” sang khai thông văn hóa cho người dân của ta. Sau đó, văn hóa còn đem lại những lợi ích to lớn, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của đất nước. Những danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử chẳng phải là những địa điểm du lịch thu hút khách nước ngoài. Những món ăn đậm đà hương vị dân tộc nổi tiếng ở nước ngoài đã đem đến lòng tự hào, cùng lợi ích kinh tế to lớn… Cuối cùng, trong hàng trăm quốc gia trên thế giới, thì bản sắc văn hóa chính là cái riêng biệt, không thể trộn lẫn với bất kỳ nơi nào khác. Bản sắc văn hóa là điểm tựa, là nguồn cảm hứng và niềm tự hào của dân tộc, đồng thời cũng là một phần quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh và vị thế quốc gia.
Là những chủ nhân tương lai của đất nước, thế hệ thanh thiếu niên học sinh Việt Nam đã và đang phát huy bản sắc dân tộc bằng những việc làm tích cực. Mặc dù có sự du nhập và tác động từ văn hóa nước ngoài nhưng không ít bạn trẻ vẫn tìm về với những giá trị truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc như những trò chơi dân gian, những loại hình văn hóa dân gian như ca trù, nhã nhạc cung đình,..., đặc biệt là không ngần ngại quảng bá hình ảnh của Việt Nam ra thế giới. Trong phần thi về Trang phục dân tộc, Hoa hậu H'Hen Niê đã tỏa sáng với bộ quốc phục được lấy cảm hứng từ những chiếc bánh mì, mang theo niềm tự hào về thành tựu nông nghiệp của nước ta trên đấu trường nhan sắc quốc tế.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, trong xã hội hiện nay, chúng ta vẫn dễ dàng bắt gặp những thanh niên với lối sống xa rời bản sắc dân tộc. Họ thờ ơ với những giá trị truyền thống ở cả vật chất cũng như tinh thần; và đề cao những giá trị văn hóa du nhập ở nước ngoài qua sự thần tượng, sính ngoại vượt ngưỡng cho phép. Chẳng hạn như việc các bạn trẻ vô tư sử dụng những ngôn từ nước ngoài xen kẽ vào tiếng Việt, tạo nên những cách diễn đạt khó hiểu và ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt. Những hành động đó đã vô tình tác động xấu đến việc duy trì, phát huy nền văn hóa dân tộc.
Bản sắc văn hóa được hình thành không phải một sớm một chiều, mà trải qua một quãng thời gian lâu dài, khiến cho giá trị trở nên vô cùng to lớn, chứa đựng biết bao vẻ đẹp của tâm hồn dân tộc. Thế hệ trẻ cần ý thức được vai trò, ý nghĩa của bản sắc dân tộc để nâng cao tinh thần gìn giữ những giá trị tốt đẹp này. Đồng thời, cần rèn luyện lối sống, những hành động tích cực phù hợp với những truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc, bảo lưu, phát huy những giá trị riêng đậm đà bản sắc dân tộc. Chúng ta còn cần lên án, phê phán những hành vi làm mai một bản sắc dân tộc, và có thái độ đấu tranh mạnh mẽ để bài trừ và tẩy chay những hoạt động văn hóa không lành mạnh đang lan truyền với tốc độ chóng mặt trong xã hội hiện nay. Bên cạnh đó, nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc. Học sinh cần phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu và tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà.
Bản sắc văn hóa còn là sự kết nối các thế hệ con người Việt Nam. Sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại, và tương lai là điều quan trọng để đất nước luôn phát triển bền vững. Tuổi trẻ hôm nay cần nhận thức sâu sắc về việc giữ gìn và bảo vệ các di sản văn hóa. Bảo vệ, giữ gìn di sản văn hóa dân tộc chính là bảo vệ bản sắc, tâm hồn dân tộc mà ngàn đời trước, cha ông ta đã dựng xây và bồi đắp thành.
Câu 1: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. (4 câu, 7 chữ).
Câu 2: Luật của bài thơ:
- Mỗi câu có 7 chữ.
- Câu 1, 2 và 4 đều có vần, các vần điệu trong bài này là vần bằng: vần "yên" trong câu 2 và "phong" trong câu 4.
- Câu 3 không có vần, như là câu chuyển tiếp.
Câu 3:
Biện pháp tu từ nổi bật trong bài thơ : đối lập
- Đối lập "thơ xưa" - "thơ hiện đại": Trong câu "Cổ thi thiên ái thiên nhiên mỹ" và "Hiện đại thi trung ưng hữu thiết"
Tác dụng:
- Tăng sức gợi cảm, làm câu thơ trở nên sinh động hấp dẫn.
- Nhấn mạnh sự khác biệt giữa các thời kỳ và chức năng của thơ ca -> làm nổi bật ý nghĩa là thơ ca phải phản ánh được yêu cầu thực tế của thời đại, đặc biệt trong bối cảnh xã hội đang cần có những đổi mới mạnh mẽ.
- Sự đối lập này tạo ra sự tương phản rõ rệt giữa cái đẹp lý tưởng và cái mạnh mẽ, thực tiễn.
Câu 4:
- Để nhấn mạnh rằng thơ ca hiện đại không chỉ đơn thuần là thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn phải mang tính chất mạnh mẽ, thiết thực, có khả năng phản ánh những vấn đề xã hội, thực tiễn của cuộc sống.
- Tác giả khẳng định rằng trong thời đại mới, thơ phải có tính chiến đấu, phải tham gia vào các phong trào, giúp con người đối mặt với thử thách và đấu tranh.
-> Vì vậy, tác giả khẳng định thơ ca hiện đại không thể thiếu yếu tố "thép" - một yếu tố của sự mạnh mẽ, kiên cường.
Câu 5:
Cấu tứ của bài thơ khá rõ ràng và mạch lạc, gồm 2 phần đối lập.
- Phần đầu (câu 1 và câu 2) nói về thơ ca cổ điển, chủ yếu ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, mang tính lý tưởng.
- Phần thứ hai (câu 3 và câu 4) chuyển sang thơ ca hiện đại, nhấn mạnh vai trò của thơ trong việc phản ánh thực tại xã hội, có tính chất mạnh mẽ và đấu tranh.
-> Sự chuyển tiếp giữa hai phần này hợp lý và phù hợp với hoàn cảnh sáng tác, phản ánh được tư tưởng của tác giả về vai trò của thơ ca trong từng thời kỳ.
=> Cấu tứ bài thơ vừa giản dị, vừa sâu sắc, giúp người đọc dễ dàng cảm nhận được sự thay đổi trong quan niệm về thơ ca qua các thời kỳ.