Vũ Hoài Thương

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Vũ Hoài Thương
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Trân trọng vẻ đẹp giản dị, truyền thống của thôn quê Bài thơ nhắn nhủ về giá trị của sự mộc mạc, chân phương trong lối sống, đặc biệt là vẻ đẹp tự nhiên của người con gái quê.

 

-Hoán dụ: “Hương đồng gió nội” đại diện cho những nét đẹp truyền thống, sự chất phác, giản dị của con người làng quê.

Tác dụng: 
- Làm tăng sức gọi hình, gợi cảm cho câu thơ.

- Khẳng định giá trị của nét đẹp giản dị, truyền thống và mong muốn giữ gìn bản sắc dân tộc.

- Câu thơ mang âm hưởng nhẹ nhàng, tinh tế nhưng đầy xót xa, nhắc nhở về sự gìn giữ những giá trị quê hương giữa dòng chảy hiện đại hoá.

 

 
 
 

 

 

Trang phục khi “em đi tỉnh về” (hiện đại, đổi mới):

- Khăn nhung

-Quần lĩnh rộn ràng

- Áo cài khuy bấm

=> Đại diện cho sự thay đổi, ảnh hưởng của lối sống thành thị, biểu trưng cho sự cách tân, mới mẻ.

Trang phục truyền thống của thôn quê:

-Yếm lụa sồi

- Dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân

-Áo tứ thân

- Khăn mỏ quạ

- Quần nái đen

=>Tượng trưng cho vẻ đẹp mộc mạc, giản dị, đậm chất thôn quê. Đây cũng là biểu tượng của nền văn hóa dân gian lâu đời, gắn liền với hình ảnh người phụ nữ Việt Nam xưa.

 

Nhan đề Chân quê gợi lên sự mộc mạc, giản dị, thuần khiết của con người và cuộc sống nơi thôn quê.

 

Xung quanh chúng ta có rất nhiều những con người tài giỏi, thành công. Không phải tự nhiên họ có được những kết quả tốt đẹp. Đó là cả một quá trình dài. Trên hành trình đó không thể thiếu tính tự lập, một đức tính quan trọng của cuộc sống.

Tự lập chính là một cách sống tự quyết định, tự hành động, tự lựa chọn cho mình một con đường trong tương lai để đi. Tự lập là hành động mà không dựa dẫm vào người khác, mọi hành động đều phụ thuộc vào chính bản thân mỗi người. Hiểu đơn giản tự lập là những hành động hết sức quen thuộc. Tự làm bài về nhà mà bố mẹ không phải nhắc nhở, tự dọn dẹp nhà cửa mà không cần cha mẹ nhờ, bài kiểm tra hoàn thành mà không phải đi chép bài, hay dám đứng dậy trả lời, giơ tay phát biểu, đưa ra ý kiến, quan điểm của mình về những vấn đề được nêu ra…

Có rất nhiều hành động chứng tỏ tính tự lập là vô cùng cần thiết. Edison, một nhà bác học nổi tiếng với nhân loại với những phát minh vĩ đại, đã tự mình tìm tòi, sáng chế ra những thí nghiệm quan  trọng mà không phải dựa dẫm vào người khác. Hay gần gũi hơn cả, là những em bé vùng cao trên đất nước Việt Nam này. Bố mẹ phải đi làm từ sớm, các em phải ở nhà chăm em, dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm… Chúng tự ý thức được những việc cần phải làm và sống tự lập.

Ngay từ khi chúng ta còn nhỏ, ông bà cha mẹ đã dạy rằng biết tự lập là một đức tính quan trọng. Thiếu nó, con người không thể hoàn thiện. Tự lập giúp con người suy nghĩ nhiều hơn, tự đánh thức tài năng ẩn dấu  trong bản thân và từ đó khơi lên trí sáng tạo. Khi có tính tự lập, con người có ý thức hơn về mọi hành động của mình. Vì hành động nếu chính mình làm ra, ta sẽ phải chịu trách nhiệm về hành động đó. Nếu đó là hành động xấu, chưa đúng, ta sẽ phải trách nhiệm hoàn toàn về hậu quả. Điều này dẫn đến việc con người sẽ ý thức hơn trong từng hành động mình làm ra để tránh gây ra hậu quả xấu. Để có được tính tự lập, con người phải chăm chỉ, cần cù, chịu khó rèn luyện. Tính tự lập giúp con người nhìn toàn diện hơn về đời sống, có cái nhìn bao quát về mọi mặt. Hơn thế, tính tự lập giúp con người khẳng định được giá trị bản thân trong mắt mọi người. Xã hội luôn cần những con người có tính tự lập góp phần hoàn thiện thay đổi đất nước ngày phát triển. Bởi thế những con người có tính tự lập, không để ai nhắc nhở là những người hoàn hảo, được mọi người yêu quý, kính trọng.

Tuy nhiên, về thực tế xã hội ngày nay, hiện trạng mọi người về ý thức tự lập đang là vấn đề cần quan tâm. Học sinh ỷ lại vào các thiết bị điện tử, ỷ lại vào học thêm mà không có ý thức tự học, ỷ lại vào các sách tham khảo… Tính tự lập gần như đang là số 0 với học sinh. Việc học tủ trước khi đi thi, diễn ra thường xuyên dẫn đến điểm kém, và không có kiến thức ở nhiều học sinh. Nhiều đứa trẻ thành phố, quen thói được nuông chiều, ở nhà có giúp việc dọn dẹp mà không biết làm việc nhà. Hay chúng quen được bố mẹ nấu sẵn và không hề biết nấu bất kỳ món ăn nào. Thực trạng này diễn ra rất nhiều, phổ biến. Nhưng vẫn còn rất nhiều người và nhiều học sinh biết rèn cho mình tính tự lập để tìm được con đường đến thành công dễ dàng.

Muốn có được tính tự lập, chúng ta luôn phải tự trau dồi kiến thức, rèn luyện bản thân. Hơn thế phải biết cùng nhau cố gắng rèn luyện đức tính tự lập đáng quý. Tuy vậy, tự lập phải đi cùng sự tỉnh táo và biết tiếp thu ý kiến của mọi người xung quanh.

Thành công sẽ không đến với những ai không có tính tự lập. Bởi tự lập là một trong những điều cốt lõi nhất của con người trên con đường hoàn thiện bản thân.

Hình tượng “li khách” trong bài thơ Tống biệt hành Thâm Tâm là biểu tượng cho con người mang hoài bão lớn, chấp nhận hy sinh để theo đuổi lý tưởng. “Li khách” là người ra đi với “chí nhớn”, dẫu “bàn tay không” chưa đạt thành công nhưng vẫn quyết chí không quay lại. Hình ảnh ấy gợi nên vẻ đẹp của sự dũng cảm, kiên định và khát vọng sống phi thường. Dù trên hành trình ấy, “li khách” phải rời xa gia đình, bỏ lại những tình cảm thân thương và sự níu kéo đầy xót xa của người thân: mẹ già, chị, em nhỏ… nhưng vẫn dửng dưng, mạnh mẽ bước đi. Chính sự ra đi ấy không chỉ là cuộc chia ly về không gian mà còn là sự cách biệt về tâm hồn, khi người ra đi chấp nhận cô đơn để theo đuổi con đường riêng. Qua hình tượng “li khách”, Thâm Tâm đã khắc họa vẻ đẹp bi tráng của con người mang lý tưởng lớn, đồng thời gợi lên sự cảm thông, day dứt và ngưỡng mộ trước những hy sinh thầm lặng. Hình tượng ấy trở thành biểu tượng cho tinh thần dám dấn thân, dám sống hết mình vì những điều lớn lao.

 

Thông điệp ý nghĩa nhất đối với tôi là dám dấn thân và chấp nhận hy sinh vì lý tưởng lớn. Vì trong bài thơ
Tống biệt hành, hình ảnh “li khách” là biểu tượng của những con người mang hoài bão lớn, chấp nhận rời xa gia đình, người thân để theo đuổi con đường đầy gian khó. Dù ra đi với “bàn tay không”, chưa đạt được thành tựu, nhưng vẫn quyết chí không quay lại. Thông điệp này nhắc nhở ta về giá trị của lòng dũng cảm, sự kiên định và tinh thần dám sống vì lý tưởng, dù con đường phía trước đầy cô độc và hy sinh. Trong cuộc sống, chỉ khi dám bước ra khỏi vùng an toàn, chúng ta mới có thể trưởng thành và tạo nên những giá trị lớn lao.

Hình ảnh “tiếng sóng” trong câu thơ:

“Sao có tiếng sóng ở trong lòng?”

mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc:
- Dù cuộc chia ly không diễn ra trên bến sông, nhưng “tiếng sóng” vẫn vang lên trong lòng nhân vật trữ tình, thể hiện sự xáo trộn, lo lắng, day dứt và nỗi buồn khôn nguôi.
- Tiếng sóng là ẩn dụ cho những cảm xúc dồn nén, cuộn trào: nỗi buồn, tiếc nuối, xót xa khi phải tiễn biệt người ra đi.
- Gợi liên tưởng đến hình ảnh bến sông – nơi thường gắn với cảnh tiễn biệt, chia ly. Dù không đưa người qua sông, nhưng “tiếng sóng” vẫn vang lên, nhấn mạnh sự cách xa, chia cắt trong tâm hồn.
- Tiếng sóng không phải âm thanh thực mà là tiếng vọng từ cảm xúc, khiến nhân vật trữ tình không thể kìm nén được những rung động và đau buồn trước giờ tiễn biệt.

=> Hình ảnh “tiếng sóng” vì thế vừa mang tính biểu tượng, vừa thể hiện tinh tế thế giới nội tâm sâu sắc và đầy trăn trở của nhân vật trữ tình trong giây phút ly biệt.

Trong hai câu thơ:

“Bóng chiều không thắm, không vàng vọt,
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?”

Hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường thể hiện ở:
  Cách diễn đạt nghịch lý:
- “Bóng chiều không thắm, không vàng vọt” — không rực rỡ, cũng không nhạt nhòa, một trạng thái mơ hồ, không xác định.
- Thông thường, hoàng hôn là thứ hiện hữu trên bầu trời, nhưng ở đây lại được “đầy” trong mắt trong - hình ảnh phi lý nhưng giàu sức gợi.
  Cách sử dụng từ ngữ trái thông thường:
-“Mắt trong” thường gợi sự sáng rõ, hồn nhiên, nhưng ở đây lại “đầy hoàng hôn” — biểu hiện của nỗi buồn sâu lắng, u uất, tạo ra sự đối lập giữa vẻ ngoài và cảm xúc bên trong.

Tác dụng:
- Làm nổi bật tâm trạng day dứt, buồn bã, chất chứa cảm xúc của nhân vật trữ tình.
- Tạo nét độc đáo, ám ảnh trong cách biểu đạt, giúp người đọc cảm nhận sâu sắc hơn nỗi buồn chia ly.
- Thể hiện phong cách sáng tạo, mới mẻ của Thâm Tâm, đặc trưng của phong trào Thơ mới.