Mã Thị Thanh Bình

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Mã Thị Thanh Bình
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

) Cơ cấu kinh tế: Là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành.

 

b) Phân biệt các loại cơ cấu kinh tế theo ngành, cơ cấu theo thành phần kinh tế, cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ.

 

- Cơ cấu kinh tế theo ngành:

 

+ Là bộ phận cơ bản nhất trong cơ cấu kinh tế. Cơ cấu theo ngành biểu thị tỉ trọng, vị trí của các ngành và mối quan hệ giữa các ngành trong nền kinh tế. Các ngành gồm: Nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.

 

+ Phản ánh trình độ phát triển (khoa học - công nghệ, lực lượng sản xuất,...) của nền sản xuất xã hội.

 

- Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế:

 

+ Bao gồm nhiều thành phần kinh tế có tác động qua lại với nhau: khu vực kinh tế trong nước (kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể), khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

 

+ Cho biết sự tồn tại các thành phần tham gia hoạt động kinh tế.

 

+ Phản ánh khả năng khai thác năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế.

 

- Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ:

 

+ Bao gồm các bộ phận lãnh thổ kinh tế (vùng kinh tế, tiểu vùng kinh tế,...) có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

 

+ Phản ánh trình độ phát triển, thế mạnh đặc thù của mỗi lãnh thổ.

 

 

 

Sự phát triển và phân bố nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào các tài nguyên: đất, khí hậu, nước và sinh vật. * Tài nguyên đất: - Đất là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất không thể thay thế được của ngành nông nghiệp. - Tài nguyên đất ở nước ta khá đa dạng. Hai nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất là đất phù sa và đất feralit. + Đất phù sa có diện tích khoảng 3 triệu ha thích hợp nhất với cây lúa nước và nhiều loại cây ngắn ngày khác, tập trung ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng ven biển miền Trung. + Đất feralit chiếm diện tích trên 16 triệu ha, tập trung chủ yếu ở trung du và miền núi, thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp lâu năm như cà phê, chè, cao su, cây ăn quả và một số cây ngắn ngày như sắn, ngô, đậu tương,... - Hiện nay, diện tích đất nông nghiệp ở nước ta là hơn 9 triệu ha. * Tài nguyên khí hậu: - Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm. Nguồn nhiệt ẩm phong phú làm cho cây cối xanh tươi quanh năm, sinh trưởng nhanh, có thể trồng từ hai đến ba vụ lúa và rau, màu trong một năm; nhiều loại cây công nghiệp và cây ăn quả phát triển tốt. - Khí hậu nước ta có sự phân hoá rõ rệt theo chiều bắc - nam, theo mùa và theo độ cao. Vì vậy, ở nước ta có thể trồng được từ các loại cây nhiệt đới cho đến một số cây cận nhiệt và ôn đới. Cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng cũng khác nhau giữa các vùng. - Tuy nhiên bão, gió Tây khô nóng, sự phát triển của sâu bệnh trong điều kiện khí hậu nóng ẩm và các thiên tai khác như sương muối, rét hại,... gây tổn thất không nhỏ cho nông nghiệp. * Tài nguyên nước: - Nước ta có mạng lưới sông ngòi, ao hồ dày đặc. Các hệ thống sông đều có giá trị đáng kể về thuỷ lợi. Nguồn nước ngầm cũng khá dồi dào. Đây là nguồn nước tưới rất quan trọng, nhất là vào mùa khô; điển hình là ở các vùng chuyên canh cây công nghiệp của Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. - Tuy nhiên ở nhiều lưu vực sông, lũ lụt gây thiệt hại lớn về mùa màng, tính mạng và tài sản của nhân dân; còn về mùa khô lại thường bị cạn kiệt, thiếu nước tưới. * Tài nguyên sinh vật: Nước ta có tài nguyên thực động vật phong phú, là cơ sở để nhân dân ta thuần dưỡng, tạo nên các giống cây trồng, vật nuôi; trong đó nhiều giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt, thích nghi với các điều kiện sinh thái của từng địa phương