Nguyễn Thị Diễm My

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Nguyễn Thị Diễm My
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu 1:

Bài làm

Truyện ngắn Con chim vàng của Nguyễn Quang Sáng là một tác phẩm giàu tính nhân văn, lên án bất công xã hội và thể hiện tình thương đối với những phận người bé nhỏ. Nhân vật trung tâm – cậu bé Bào – hiện lên là hình ảnh tiêu biểu cho thân phận trẻ em nghèo khổ, bị bóc lột, áp bức trong xã hội xưa. Vì món nợ hai thúng thóc của mẹ, Bào phải đi ở đợ, chịu sự hành hạ tàn nhẫn của mẹ con nhà chủ. Tuy vậy, em vẫn nhẫn nhịn, giàu lòng tự trọng và cố gắng làm tròn công việc, dù phải đánh đổi bằng sự an toàn và cả mạng sống. Cao trào của truyện là khi Bào bắt được chim nhưng lại ngã từ trên cây xuống, máu đổ đầy mặt. Chi tiết “tay Bào với mãi nhưng chẳng với được ai” khiến người đọc nhói lòng, thể hiện nỗi tuyệt vọng và sự cô đơn tột độ của một đứa trẻ đáng thương. Qua đó, tác giả thể hiện thái độ phê phán sâu sắc với sự vô cảm, tàn nhẫn của giai cấp thống trị, đồng thời bày tỏ lòng thương yêu, trân trọng đối với những con người cùng khổ.

Câu 2:

Bài làm

Cuộc sống có vô vàn những điều mới lạ, và trong đó có những thứ khiến con người cảm thấy vô cùng quý giá, trân trọng, không có bất kỳ thứ gì có thể đóng đếm hay mua được bằng tiền. Đó chính là tình yêu thương. Tình yêu thương giúp con người trở nên hạnh phúc, vui vẻ, một con người biết yêu thương chính là người có nhân cách đẹp, và luôn hướng đến những thứ tốt đẹp, hoàn mỹ hơn.

Tình yêu thương là gì? Đó chính là sự sẻ chia mà mỗi người dành cho nhau, một thứ tình cảm thiêng liêng xuất phát từ nơi con tim. Đó chính là sự đồng cảm, và một tinh thần đồng loại mà con người dành cho con người. Tình yêu thương có vô vàn hình trạng, nó như một viên đá ngũ sắc lung linh. Tuy nó vô hình nhưng lại hữu hình, luôn xuất hiện vào cuộc sống hằng ngày. Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra hay không thể nhận ra bởi tình yêu thương nó vô cùng đơn giản, và gần gũi. Bố mẹ bạn yêu bạn, anh chị người thân bạn chăm sóc cho bạn, bạn bè bạn lo lắng cho bạn… Tình yêu thương chính là tình thân, tình nghĩa. Mỗi chúng ta đều sinh ra may mắn được sống trong tình yêu của cha của mẹ, chúng ta được gắn kết bởi tình yêu nồng nàn từ cha mẹ, từ người mang chung dòng máu với ta. Và khi chập chững vào lớp học, chúng ta biết đến tình yêu thương mới đó chính là tình bạn. Những người bạn là người xa lạ, được gắn kết với chúng ta bởi sự sẽ chia, bởi niềm vui và nổi buồn, bởi các cuộc trò chuyện, bởi sự giúp đỡ. Và cứ thế, trên đường đời sẽ xuất hiện rất nhiều tình yêu thương. Trong đó có một loại tình cảm, được gọi là tình yêu, đó là sự đồng điệu của hai tâm hồn, một chủ đề mà các nhà thơ như Xuân Diệu, Huy Cận, Xuân Quỳnh,… họ viết lên những câu thơ, những bài tình ca ngọt ngào để ca ngời tình yêu, mang đến một sự thăng hoa bất tận. Và còn có một tình yêu đất nước, dân tộc, chúng ta sống trên cùng một tổ quốc, cùng một mảnh đất, chung tiếng nói và màu da vì thế, chúng ta dành tình cảm đồng thân đó cho nhau.

Tình yêu thương giống như một chiếc túi khổng lồ mà nhân loại không định nghĩa được. nó trừu tượng đến mức khó hiểu. Nhìn đứa trẻ mồ côi nằm ở hàng ghế đá, nhìn cụ già đang mon men đi xin ăn, nhìn người dân miền trung đang chịu những cơn bão, người thì bị chết, gia đình li tán, của cải mất mát… chúng ta cảm thấy sao xót xa, sao đau lòng quá. Tình yêu thương chính là sự lo lắng cho người với người, dù chưa từng gặp mặt, dù chị là sự lướt quá, nhưng trái tim con người là thế, tình yêu thương là vô tận. Và rồi, vì yêu vì thương chúng ta sẵn sàng giúp đỡ, bỏ tâm huyết chăm lo xây dựng các nhà tình thương tình nghĩa, để bao bọc các em nhỏ mồ côi, để cho các cụ già neo đơn có một mái nhà, để những người tàn tật, những trẻ em bị mắc bệnh hiểm nghèo có thể được chữa trị,… Dù là âm thầm giúp đỡ, hay công khai giúp đỡ, họ đều không cần mọi người biết đến, không cần mọi người tuyên dương, ghi danh. Chỉ cần nơi nào có tình yêu thương, nơi đấy thật ấm áp, và hạnh phúc.

Nhưng có biết bao người lại quên mất đi tình yêu thương, họ bị sự ồn ào của cuộc sống, bị lu mờ bởi vật chất nên để tình yêu thương nguội lạnh. Vì cái tôi, vì cuộc sống đơn điệu của bản thân mà họ bỏ mặc những thứ xung quanh. Có nhiều người đã mắc căn bệnh “Vô Cảm”, bị dửng dưng trước những hoàn cảnh đáng thương, sợ giúp đỡ người khác, sợ bị mang vạ vào thân… Vì vậy, họ không biết nói tiếng sẻ chia, cứ khư khư trong vỏ bọc của riêng mình. Và từ đó, luôn sống trong ngờ vực, đố kị, ganh ghét,… Chúng ta nên phê phán, nên chỉ cho họ thấy sống là cần biết cho đi, chứ không chỉ là sự nhận lại, để họ có thể được hòa nhập vào thế giới tràn ngập yêu thương.

Sẽ tuyệt vời hơn nếu trên thế giới con người luôn xuất hiện tình yêu thương. Do đó, mỗi chúng ta hãy nuôi dưỡng trong trái tim mình những viên đá ngũ sắc yêu thương để tô vẻ cho đời màu sắc của hòa bình, của hạnh phúc. Tình yêu thương chính là một phẩm chất đạo đức nhân cách cao quý mà ai ai cũng nên có và phát huy.

Câu 1:

-Phương thức biểu đạt chính: Tự sự.

Câu 2:

Tình huống truyện:Bào – một cậu bé ở đợ nghèo khổ – buộc phải tìm mọi cách để bắt con chim vàng cho cậu chủ, dù điều đó nguy hiểm đến tính mạng. Cao trào xảy ra khi Bào bắt được chim nhưng rơi từ trên cây xuống, bị thương nặng, còn con chim cũng chết.

Câu 3:

Đoạn trích được kể theo ngôi thứ ba.

Tác dụng:

•Giúp người kể có cái nhìn toàn diện về sự việc và nhân vật.

•Tạo sự linh hoạt trong cách miêu tả cảm xúc, hành động của từng nhân vật, đặc biệt là Bào.

•Làm nổi bật sự đối lập giữa số phận Bào và sự vô cảm của mẹ con thằng Quyên.


Câu 4 (1.0 điểm):

Ý nghĩa chi tiết:

Chi tiết “Mắt Bào chập chờn… chẳng với được ai” thể hiện:

•Khát khao muốn được cứu giúp, được quan tâm trong cơn nguy kịch của Bào.

•Nỗi tuyệt vọng, sự đơn độc tột cùng của cậu bé nghèo.

•Là lời tố cáo mạnh mẽ sự vô cảm, tàn nhẫn của người mẹ khi chỉ quan tâm đến con chim mà bỏ mặc tính mạng con người.


Câu 5 (1.0 điểm):

Nhận xét về nhân vật Bào:Bào là cậu bé ngoan ngoãn, chịu thương chịu khó, nhẫn nhục nhưng đầy nghị lực, yêu thương người khác dù bản thân bị đối xử tàn nhẫn.

Qua đó, tác giả gửi gắm:

•Niềm xót thương sâu sắc với số phận trẻ em nghèo trong xã hội xưa.

•Lên án sự vô cảm, bất công và tàn nhẫn của giai cấp bóc lột.

•Đề cao giá trị con người, dù nghèo khổ vẫn có lòng nhân hậu và phẩm chất tốt đẹp.