

Phạm Khởi My
Giới thiệu về bản thân



































Tôn sư trọng đạo là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của nhân dân ta. Ngay từ xa xưa, tình cảm thầy trò được coi là một trong những tình cảm thiêng liêng của con người. Bởi người thầy như cha mẹ ta, nuôi dưỡng ta nên người, giáo dục cho ta những điều hay lẽ phải. Người thầy vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Chính vì vậy, dân gian ngày xưa có câu: “Không thầy đố mày làm nên”.
Từ ngàn xưa có nhiều tấm gương người thầy nổi tiếng như: Thầy Chu Văn An, thầy Nguyễn Đình Chiểu. Và chúng ta quên sao được thầy giáo Nguyễn Tất Thành… Làm sao để thể hiện tinh thần “tôn sư trọng đạo” ? Người dân Việt Nam chúng ta luôn yêu quý và luôn thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy cô. Và ngày 20-11 hằng năm đã trở thành ngày hội lớn của toàn dân – ngày tôn vinh người thầy và nghề dạy học. Việc học sinh ngoan ngoãn, chăm chỉ học hành cũng là hình thức đền đáp công ơn những người đã dạy dỗ mình. Với sự thay đổi cách dạy và cách học hiện nay, vai trò của người thầy trong xã hội hiện đại đã thay đổi, từ người truyền đạt tri thức chuyển thành người dẫn dắt học sinh tìm ra con đường đến với tri thức. Vai trò của người thầy đã ít nhiều thay đổi, nhưng vị trí của người thầy thì không suy giảm. Thầy vẫn là thầy và ngày càng quan trọng hơn, thầy vẫn là trung tâm, vẫn là người dắt ta để đưa tri thức với chúng ta. Hiện nay, bên cạnh những học sinh rất tôn trọng thầy cô cũng như làm cho thầy cô vui lòng thì còn có những người đã thiếu tôn trọng đối với thầy cô, có những hành động và lời nói không phù hợp, xúc phạm đến thầy cô, làm cho thầy cô buồn lòng. Đó là một hành động đáng bị phê phán, chê trách.
Em cảm thấy vui khi được vào trong một khu vườn đẹp như thế.
a. Miền Nam, có mai vàng nở rực khi xuân về.
b. Vào mùa xuân, hoa đào khoác trên mình một màu hồng rực rỡ.
Cả mùa đông phơi thân cành khô cong trước gió lạnh. Vậy mà chỉ hơi xuân chớm đến, trên những cành cây tưởng chừng khô như chết ấy, bỗng vỡ òa ra những chùm lộc biếc. Lộc xoan có màu ngọc lục sang trọng, nhìn ngắm mãi vẫn chưa hết vẻ đẹp của búp trên cành. Và trong những tán cây vườn, mọi sinh vật đều tụ hội.
Một trong những vị anh hùng dân tộc mà em cảm thấy vô cùng ngưỡng mộ là Hai Bà Trưng. Bấy giờ ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi là Trưng Trắc và em là Trưng Nhị. Trưng Trắc có chồng là Thi Sách. Ông là Lạc tướng cũng cùng chí hướng với vợ. Tướng giặc là Tô Định làm thứ sử Giao Châu thời ấy biết được bèn lập mưu giết chết Thi Sách. Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa để trả nợ nước, đền thù nhà. Nghĩa quân đi đến đâu, giặc tan đến đó. Cuối cùng hai bà tiến về giải phóng thành Luy Lâu. Tướng giặc Tô Định tháo chạy về nước. Hai Bà lên ngôi vua, xưng là Trưng Nữ Vương. Đến năm 43, quân giặc cử Mã Viện, đến đàn áp cuộc khởi nghĩa. Hai Bà lãnh đạo quân ta chiến đấu anh dũng nhưng vì thế giặc quá mạnh, hai bà liền nhảy xuống sông Hát Giang tuẫn tiết. Tấm gương của Hai Bà Trưng vẫn sáng ngời cho đến tận bây giờ.
Tình yêu thương giữa con người với con người là vô cùng thiêng liêng, nó thể hiện sự gắn bó, sự sẻ chia và đồng cảm trước những mảnh đời bất hạnh.
Ngày xửa ngày xưa, trong khu rừng nọ có thỏ và rùa là đôi bạn rất thân thiết với nhau. Thế nhưng, vào một ngày kia, cả hai lại xảy ra trận cãi vã chỉ vì muốn biết ai là người chạy nhanh nhất. Vậy là thỏ và rùa liền tổ chức một cuộc thi chạy để quyết định ra ai là người chạy nhanh hơn. Lúc bắt đầu cuộc đua, chú thỏ chạy rất nhanh, vượt xa chú rùa cả một đoạn đường rất dài. Thỏ ta thấy vậy liền nghĩ bụng rằng rùa còn lâu mới đuổi kịp với mình nên chú thỏ cứ vui vẻ chậm rãi đi bộ, bắt bướm, đùa vui hái hoa, từ chỗ này đến chỗ khác cho đến khi thỏ mệt quá liền tìm gốc cây lớn để ngồi nghỉ và ngủ quên lúc nào không hay. Trong lúc đó, chú rùa vẫn chậm rãi kiên trì vượt mọi vất vả khó nhọc, để đi từng bước trên đường đua. Sau một khoảng thời gian rất lâu, Thỏ mới chợt tỉnh dậy, nhận ra Rùa đã đi rất xa và gần tới vạch đích. Thỏ thấy vậy liền ba chân bốn cẳng chạy đuổi theo nhưng đã muộn, chú rùa đã tới vạch đích đầu tiên. Và thế là chú thỏ đành phải chịu thua trước chú rùa. Qua câu chuyện cổ tích loài vật này, lời khuyên cho các bé là không nên coi thường người khác, không nên tự cao tự đại trong mọi công việc nhé.
a. chủ ngữ: những đứa trẻ trong xóm
vị ngữ: xúm lại chỗ cây đa đầu làng chơi trò trốn tìm.
b. chủ ngữ: Những dòng sáp nóng
vị ngữ: đã bắt đầu chảy ra, lăn dài theo thân nến.
là lời giải thích cho bộ phận đứng trước