Mai Vũ Thu Hằng

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Mai Vũ Thu Hằng
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

a. Phép lặp từ được sử dụng nhưng các câu kề nhau nhưng đoan văn vẫn rời rạc vì phương tiện nối giữa các câu không phù hợp và các câu chưa thống nhất cùng một chủ đề.

b. Đoạn văn chưa có phương tiện kết nối hợp lí, các câu không nói về cùng một chủ đề.

Câu 1 nói về việc nước ta rất trọng hiền tài. Câu 2 giải thích về người hiền tài. Vì vậy cần có phép nối phù hợp:  Nhà nước ta rất coi trọng hiền tài. Bởi người hiền tài có những năng lực vượt trội so với người bình thường và có thể làm được nhiều việc lớn.

Câu 3 và câu 4 không cùng chủ đề với câu 1. Câu 3 đề cập đến việc hiền tài đời nào cũng có và câu 4 khẳng định tên tuổi, sự nghiệp của họ được nhân dân ghi nhớ. Để thống nhất, mạch lạc, câu 3 và 4 nên giải thích việc “nhà nước ta rất trọng người hiền tài” như thế nào.

 

 

 

Nhận xét khái quát về liên kết và mạch lạc trong văn bản: 

- Về mạch lạc: các đoạn văn trong văn bản đều làm nổi bật luận đề chung của văn bản, và được sắp xếp theo một trình tự hợp lí, logic.

- Về liên kết: các câu trong đoạn văn đều hướng về chủ đề chính của từng đoạn và được liên kết với nhau bằng các phép lặp, phép thế, phép nối,… 

Bài viết phản ánh về sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và sự ảnh hưởng của điện thoại thông minh đối với đời sống con người, đặc biệt là giới trẻ. Tác giả đưa ra vấn đề "nghiện điện thoại thông minh" và sự lệ thuộc vào công nghệ, làm giảm chất lượng cuộc sống và các mối quan hệ thực tế.Tác giả mô tả những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống. Cũng nhấn mạnh rằng việc nhận thức rõ ràng về vấn đề và có sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè có thể giúp vượt qua cơn nghiện. Cuối cùng, tác giả đưa ra lời khuyên rằng công nghệ thông minh chỉ nên là công cụ phục vụ cuộc sống, không nên để nó chi phối và thay thế các giá trị thực tế. Cần duy trì sự cân bằng giữa thế giới ảo và thế giới thực.

Nhận xét về trình tự sắp xếp luận điểm:

Tính hợp lý và mạch lạc: Trình tự các luận điểm trong bài viết rất hợp lý và mạch lạc. Bài viết bắt đầu từ giới thiệu vấn đề, sau đó phân tích về lợi ích và tác hại, chia sẻ kinh nghiệm cá nhân, cuối cùng là đưa ra giải pháp và cảnh báo về việc làm chủ công nghệ. Cấu trúc này giúp người đọc dễ dàng theo dõi và hiểu được vấn đề từ nhiều góc độ.

Cách dẫn dắt tự nhiên: Bài viết có một sự chuyển tiếp tự nhiên giữa các phần. Điều này giúp tác giả không chỉ nêu ra vấn đề mà còn làm rõ cách thức giải quyết và lý do tại sao cần giải quyết vấn đề này.

Sự cân bằng giữa lý thuyết và thực tiễn: Bài viết kết hợp giữa lý thuyết (lợi ích và tác hại của điện thoại thông minh) và thực tiễn (chia sẻ kinh nghiệm cá nhân), làm cho luận điểm của tác giả trở nên thuyết phục hơn, dễ tiếp nhận hơn đối với người đọc.