

Hoàng Ánh Dương
Giới thiệu về bản thân



































I. Mở đoạn (1-2 câu):
- Dẫn dắt vấn đề hoặc trích dẫn câu nói.
- Nêu nhận định: Câu nói nhấn mạnh tầm quan trọng của lòng kiên trì và nghị lực trong cuộc sống.
II. Thân đoạn (khoảng 5-6 câu):
- Giải thích câu nói:
- "Ngã bảy lần" tượng trưng cho những thất bại, khó khăn, vấp ngã trong cuộc sống.
- "Đứng dậy tám lần" thể hiện ý chí vượt lên, không bỏ cuộc.
- Bình luận – mở rộng:
- Cuộc sống luôn đầy rẫy thử thách; ai cũng từng thất bại.
- Người thành công là người không bỏ cuộc mà kiên trì theo đuổi mục tiêu.
- Mỗi lần đứng dậy là một lần mạnh mẽ và trưởng thành hơn.
- Dẫn chứng:
- Ví dụ về những nhân vật vượt qua thất bại như Thomas Edison, Walt Disney, J.K. Rowling,...
- Có thể liên hệ với bản thân hoặc người xung quanh (nếu cần).
- III. Kết đoạn (1-2 câu):
- Khẳng định lại ý nghĩa của câu nói.
Nêu thông điệp: Cần nuôi dưỡng ý chí, sự kiên cường để vững bước trong hành trình cuộc sống
Caau2 :
I. Mở bài
Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trãi: Danh nhân văn hóa thế giới, nhà thơ lớn của dân tộc, nhà yêu nước, có tư tưởng nhân văn sâu sắc.
Giới thiệu bài thơ “Bảo kính cảnh giới” (Bài 33): Một bài thơ tiêu biểu thể hiện tâm sự của Nguyễn Trãi sau khi lui về ở ẩn, qua đó phản ánh quan điểm sống thanh cao, lý tưởng đạo Nho và nhân cách ẩn sĩ.
Dẫn dắt vấn đề nghị luận: Phân tích nội dung và nghệ thuật bài thơ.
II. Thân bài
1. Nội dung
Khẳng định lối sống thanh cao, ẩn dật:
Câu 1–2: “Rộng khơi ngại vượt bể triều quan / Lui tới đòi thì miễn phận an” → Tác giả bày tỏ thái độ xa lánh chốn quan trường, tìm sự an yên theo thời vận.
Ông không còn tha thiết danh lợi mà chấp nhận một cuộc sống ẩn dật, an nhàn.
Gắn bó với thiên nhiên, cuộc sống thanh tịnh:
Câu 3–4: “Hé cửa đêm chờ hương quế lọt / Quét hiên ngày lệ bóng hoa tan” → Hình ảnh nhẹ nhàng, tinh tế cho thấy cuộc sống hòa hợp với thiên nhiên, tâm hồn thư thái, tinh tế và biết thưởng thức vẻ đẹp tĩnh lặng.
Quan điểm sống theo đạo lý Nho giáo:
Câu 5–6: “Đời dùng người có tài Y, Phó / Nhà ngặt, ta bền đạo Khổng, Nhan” → Dẫn chứng người tài, gắn bó với đạo lý Khổng giáo, đề cao đạo đức, lòng trung và sự chính trực.
Nguyễn Trãi vẫn giữ vững lý tưởng sống đạo đức, dù không được trọng dụng.
Khẳng định lựa chọn sống ẩn dật thanh cao, thoát khỏi vòng danh lợi:
Câu 7–8: “Kham hạ hiền xưa toan lẩn được / Ngâm câu: ‘danh lợi bất như nhàn’” → Quan niệm sống nhàn, tránh xa danh lợi, đề cao sự thư thái trong tâm hồn.
2. Nghệ thuật
- Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật: chặt chẽ, súc tích.
- Ngôn ngữ giàu hình ảnh và biểu cảm, từ ngữ mang sắc thái triết lý sâu xa.
- Kết hợp tự sự – trữ tình – triết lý, thể hiện rõ tâm trạng và lý tưởng sống.
- Thủ pháp đối lập: "danh lợi" – "nhàn", "triều quan" – "ẩn sĩ" thể hiện tư tưởng rõ ràng.
III. Kết bài
- Khẳng định lại nội dung chính: Bài thơ thể hiện tâm hồn thanh cao, nhân cách lớn và quan niệm sống nhàn, đạo đức của Nguyễn Trãi.
- Nêu cảm nhận: Qua bài thơ, người đọc thêm yêu mến, kính trọng một nhà Nho, một nhân cách lớn sống trung thực với lý tưởng và đạo làm người.
câu 1 : văn bản thông tin
Câu 2; Phương thức biểu đạt chính : tự sự
Câu 3: nhan đề: Phát hiện 4 hành tinh trong hệ sao láng giềng của Trái đất. sử dụng động từ mạnh đã tăng tính hấp dẫn và làm cho người đọc hứng thú
Câu 4: Phương tiện phi ngôn ngữ là hình ảnh
-Tác dụng: Biến những thông tin phức tạp trở nên đơn giản, trực quan, gần gũi với đời sống và dễ hình dung. + Thể hiện, cung cấp thông tin ngắn gọn, trực quan.
câu 5: Trong đoạn văn, hai cách trình bày vấn đề khách quan và chủ quan được kết hợp với nhau một cách khéo léo, trong khi trình bày thông tin khách quan, tác giả cũng đồng thời thể hiện tình cảm, cách đánh giá của mình.
Cách kết hợp này làm tăng sức thuyết phục của VB, vừa đảm bảo tính khách quan, chính xác, chân thực của các bằng chứng (thông qua cách trình bày vấn đề khách quan), vừa tác động vào tình cảm, khơi gợi sự đồng cảm của người đọc đối với tình cảm, đánh giá của người viết trong VB (thông qua cách trình bày vấn đề chủ quan)
Câu 1: Ý nghĩa của sự tử tế trong cuộc sống.
1. Mở đoạn: Giới thiệu khái quát vấn đề
2. Thân đoạn
- Giải thích “sự tử tế” là tấm lòng lương thiện, phẩm chất tốt đẹp của con người, luôn hướng đến mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, sẵn sàng sẻ chia với người khác.
- Ý nghĩa của sự tử tế trong cuộc sống:
+ Khi giúp đỡ người khác bằng tấm lòng chân thành, ta sẽ thấy vui vẻ, thoải mái, hạnh phúc, được mọi người yêu quý, kính trọng.
+ Những người nhận được sự tử tế, quan tâm, sẻ chia cảm thấy có động lực để vững vàng, có niềm tin hơn vào cuộc đời.
+ Khi tất cả mọi người đều đối xử với nhau bằng sự tử tế, tốt bụng, xã hội trở nên tốt đẹp hơn.
- Phản đề:
+ Phê phán những người sống vô cảm, xấu xa.
+ Không phải sự tử tế nào cũng chân thành, có những người làm việc tốt để đánh bóng tên tuổi bản thân -> lên án.
- Liên hệ bản thân.
3. Kết đoạn: khẳng định lại vấn đề, ý nghĩa
Câu 2:
1. Mở bài:- Giới thiệu khái quát
-Dẫn dắt vấn đề nghj luận
2. Thân Bài
Hai nhân vật Phi và ông Sáu Đèo trong truyện Biển người mênh môngNhững con người nhỏ bé, bất hạnh, lưu lạc
Chú ý các chi tiết về cuộc đời của nhân vật Phi (không có cha, là kết quả cưỡng bức của tên đồn trưởng Rạch Vàm Nấm với mẹ của Phi ; không được người Phi gọi là cha thừa nhận ; năm tuổi rưỡi đã hui thủi ở với bà ngoại; người mẹ vô tâm về thăm con vội vã chỉ hỏi chuyện có tiền xài không ; lên cấp hai học trọ , muốn má đi họp phụ huynh, phải lại nhà má nhờ ; chỉ có bà ngoại quan tâm, nhưng rồi bà ngoại mất, kể từ đó sống lôi thôi, tạm bợ, … ). Cuộc đời của ông Sáu Đèo sau khi người vợ bỏ đi: không con cái, chỉ làm bạn với con chim bìm bịp, lang thang bán vé số nay đây mai đó ở tuổi xế chiều, cô đơn, … Nỗi nhớ và tiếng kêu thắt lòng của con chim bìm bịp nhắc về ông Sáu Đèo đang tiếp tục lưu lạc trên chặng đường nào. Nỗi cô đơn của Phi giữa biển người mênh mông.
Họ là những con người kiếm tìm, khát khao hạnh phúc
– Phi khao khát tình cảm của cha mẹ, tình thân. Cuộc đời anh cũng là một hành trình âm thầm tìm kiếm tình thân. Cuộc gặp gỡ với ông Sáu Đèo đã sưởi ấm tâm hồn anh bởi sự quan tâm của ông dành cho Phi. Điều làm anh xúc động sâu sắc là chi tiết ông nhắc anh cắt tóc (chi tiết ấy đánh thức kí ức về ngoại, về tuổi thơ khao khát yêu thương; chi tiết ấy được đem ra so sánh để thấy “má anh lâu lâu lại, hỏi anh đủ tiền xài không, bà có nhìn anh nhưng không quan tâm lắm chuyện ăn mặc, tóc tai”, để thấy “Ngoài ngoại ra, chỉ có ông già Sáu Đèo nhắc anh chuyện đó.”, để chống chếnh, hụt hẫng, khắc khoải “Từ đấy, giữa biển người mênh mông, Phi gặp biết bao nhiêu gương mặt, cùng cười đùa với họ, hát cho họ nghe, cùng chạm li uống đến say… Nhưng không ai nhắc Phi cắt tóc đi, đàn ông đàn ang ai để tóc dài.”). Chi tiết nỗi nhớ đứt ruột khi nghe tiếng bìm bịp kêu; chi tiết “thèm nghe ai đó gọi mình thức dậy” và tiếng vỗ vách của ông Sáu Đèo,… thể hiện sự thổn thức, mong nhớ tình thân của Phi.
– Hành trình tìm kiếm người vợ của ông Sáu Đèo: Chú ý các chi tiết: ông Sáu Đèo kêu lên: “Chú mầy cạo mạnh tay làm qua đau quá”, “Ừ, cái chỗ nầy, chú mầy không làm đau được đâu. Ông già Sáu mếu máo chỉ về phía tim”; ông đã tìm người vợ gần bốn mươi năm, dời nhà cả thảy ba mươi ba bận, bỏ cả sông nước vốn gắn bó như máu thịt, lên bờ tìm kiếm để nói lời xin lỗi với vợ; cử chỉ “lấy tay quệt nước mắt” và câu hỏi day dứt trong ông: “Cái con bìm bịp quỷ nầy nó cũng bỏ qua mấy lần nhưng ngủ một đêm trên đọt dừa nó lại quay về. Sao cổ không quay lại?”; ông bảo đã ở đây một năm hai tháng mười chín ngày rồi, ngõ nào cũng đi hẻm nào cũng tới mà người thương đâu chưa thấy; những hoài niệm về niềm hạnh phúc với người vợ, “cuộc sống nghèo vậy mà vui lám”; buồn “tìm hoài không gặp” đi liền với nỗi lo “sợ mắt mình dở rồi nên nhìn không ra cổ”, “tới chết không biết có gặp được không”. “Từ đấy, ông già Sáu Đèo chưa một lần trở lại”. Ông vẫn đang mải miết đi hết những đường ngang ngõ dọc để tìm người thương, hay ông chân đã mỏi, gối đã chồn, đã dừng lại ở đâu đó trên hành trình cuộc đời mà vẫn chưa thôi khắc khoải,…
→ Trên hành trình tìm kiếm khát khao hạnh phúc đó, con người Nam Bộ trong truyện Biển người mênh mông cho chúng ta thấy tình yêu và sự gắn bó sâu quê hương xứ sở, tình cảm thuỷ chung sâu sắc, tấm lòng yêu thương, vị tha,..
Nghệ thuật thể hiện nhân vật con người Nam Bộ trong trang văn Nguyễn Ngọc Tư: tình huống truyện tâm trạng, cốt truyện đơn giản, không có sự kiện gì đặc biệt; điểm nhìn di chuyển vào các nhân vật; ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ; chi tiết được lựa chọn tinh tế, giàu chất thơ; giọng điệu buồn thương, ngậm ngùi, mênh mang…
Khái quát chủ đề của truyện được thể hiện qua hình tượng con người Nam Bộ trong tác phẩm:
– Nội dung: Qua nhân vật Phi và ông Sáu Đèo, truyện Biển người mênh mông cho người đọc cảm nhận về những mảnh đời bé nhỏ, bất hạnh, trôi nổi, lưu lạc, những khát khao kiếm tìm hạnh phúc âm thầm mà mãnh liệt. Hành trình kiếm tìm tình thân, hạnh phúc ấy cũng là hành trình tìm kiếm sự thanh thản trong tâm hồn, hành trình của trái tim. Truyện khiến cho mỗi người đọc không nguôi về “nỗi người” trong trang văn của Nguyễn Ngọc Tư.
– Ý nghĩa của truyện đối với người đọc: Truyện khơi gợi sự đồng cảm của người đọc, cho độc giả cảm nhận được những giá trị quý giá của tình thân, tình người, của hạnh phúc. Truyện cũng cảnh báo về những hời hợt, thờ ơ của mỗi người có thể đang góp phần làm nên cái “Biển người mênh mông” trong cuộc sống.
3. Kết bài; Khẳng định lại vấn đề và giá trị của tác phẩmCâu 1: kiểu văn bản là van bản thông tin
Câu 2: + Rao hàng bằng cây bẹo dựng đứng trên xuồng nhìn như cột ăng-ten di động
+ Chế ra cách ''bẹo'' hàng băng âm thanh lạ tai của những chiếc kèn: có kèn bấm băng tay, có kèn đạp băng chân,..
Câu 3: các địa danh được sử dụng: Tiền Giang, Cần Thơ, Cà mau,..
Tác dụng: Liệt kê đưa thông tin, thông tin chính xác thuyết phục hơn
Câu 4: Phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng: hình ảnh minh họa
-Tác dụng: bài van thêm phần sinh động. Giúp thông tin về chợ nổi rõ ràng hơn, người đọc dễ tưởng tượng hình dung
Câu 5: Chợ nổi đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người dân miền Tây, không chỉ là nơi mua bán hàng hóa mà còn là biểu tượng văn hóa độc đáo của vùng đất này. Chợ nổi không chỉ đáp ứng nhu cầu cơ bản về mặt hàng hóa, mà còn là nơi giao lưu, trao đổi văn hóa, kết nối cộng đồng. Nó thể hiện sự giàu có và đa dạng về nền văn hóa, đồng thời tạo nên một phong cách sống sôi động, phản ánh tinh thần sáng tạo và lòng tự hào của những người dân miền Tây. Chợ nổi không chỉ là nơi buôn bán mà còn là nguồn cảm hứng cho nghệ nhân, nhà văn, nghệ sĩ thể hiện trong nhiều tác phẩm nghệ thuật. Tóm lại, vai trò của chợ nổi trong đời sống người dân miền Tây không chỉ là về kinh tế mà còn là về văn hóa và xã hội.
Sức sống của sử thi Đam SĂn đi bắt nwuax thần mặt trời là ở phong tục tập quán, tín ngưỡng của đồng bào Ê Đê:
-Nhà ở nhà sàn, nhiều hàng cốt, nhiều xà ngang, có cầu thang, có nhiều vật dụng như chiêm, mâm đồng chậu thau.
-Quan niêm về người anh hùng của đồng bào Ê Đê qua nhân vật; đại diện cho sức mạnh, ý chí cộng đồng; mang vẻ đẹp khỏa khoắn, có những khát khao về chinh phuvj vũ trụ, thien nhiên
- Cách kể chuyện chậm rãi, thường dừng lại ở chi tiêt scao trào tạo điểm nhấn và sự hồi hộp chờ đợi cho banj dọc thể hiên sắc thái riêng
Không gian nhà/ rừng:
-Nhà được miêu tả như không gian văn háo, nơi diễn ra các sinh hoạt cộng đồng của con người.
- Rừng được miêu tả như là không gian thiên nhiên, với rất nhiều bí ẩn, thử thách, sức mạnh, lòng kiên trì và quả cảm của người anh hùng
-Đường là ranh giới ngăn cách giữa không gian rừng và nhà
Không gian nhà/ trờ:
-Rừng Sáp Đen là không gian ngăn cách giữa trời và đất, làm nổi bật khoảng cách giữa khoog gian trời/ người
-Những không gian này tuy có khoảng cách nhưng vẫn tương thông với nhau
Hành động ấy có ý nghĩa:
-Thể hiện khất vọng lớn lao và phẩm chất dũng cảm, phi thường của Đam săn thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên của người đân tộc Ê Đê
-Biểu tượng cho xung đột quyền lực giwuax người đàn ông và phụ nữ trong xã hội mẫu hệ Ê Đê
- Khát vọng chinh phục những vùng đất mới của cộng đồng
- Ý chí tự do của người anh hùng cách mạng
Mặt trời là sự sống, ánh sáng, là niềm may mắn đối với mỗi cá nhân, đất nước
Những yếu tố tạo nên sức thuyết phục cho văn bản là:
-Đưa ra được những luận điểm, luận cứ xác đáng mạch lạc và có sự logic
-Cách dẫn dắt thú vị, độc đáo
-Đưa ra lí lẽ dẫn chứng chính xác và có sức thuyết phục vơi người khác
-Giọng điệu, câu văn rõ ràng, ngắn gọn dễ hiêu, tạo hứng thú với người đọc
Tóm tắt các luận điểm:
-Luận điểm 1: Giới thiệu về sự phổ biến của điện thoại thông mình trong thời đại công nghệ
-Luận điểm 2: Đề cập đến vấn đề nghiện điện thoại
-Luận điểm 3: Vai trò tích cực về việc sở hữu điện thoại thông minh
-Luận điểm 4: Chia sẻ trải nghiệm cá nhân về việc từng nghiện điện thoại và tác hại của nó
-Luận điểm 5: Tác giả khuyên nhủ bạn nên chọn lối sống phù hợp và đừng sa đà vào điện thoại thông minh trong cuộc sống
-Luận điểm 6: Khẳng định thế giới thực quan trọng hơn không gian mạng và cần có nhận thức đúng về vai trò của thiết bị thông minh trong cuộc sống con người.
NHẬN XÉT: Trình tự sắp xếp các luận điểm rất hợp lí, ý này nối tiếp ý kia và bổ trợ cho luận đề thêm rõ ràng hơn.