

Nguyễn Ánh Trúc
Giới thiệu về bản thân



































Câu 1 thể loại chiếu/ câu 2 ngô thì nhậm/ câu 5 Thông điệp đó là cần phải biết mưu toan nghiệp lớn, biết lo nghĩ cho dân, cho nước. Áp dụng thực tế với điều kiện cụ thể của đất nước để đạt được mong muốn tìm người tài. Nhận ra việc quan trọng, việc cần thiết có ý nghĩa cho sự phát triển đất nước.
Câu1
Có thể nói rằng trong kho tàng văn học nước ta thì không chỉ có những bài thơ ngôn từ hay và mượt mà, hay là những áng văn xuôi đậm chất trữ tình. Mà còn có những thể loại riêng nhưng lại có thể góp phần đa dạng và phong phú cho nền văn học chung của nước ta. “Chiếu cầu hiền” của vua Quang Trung được xem là một tác phẩm đặc sắc nó là một bản chiếu vua ban và có sức mạnh to lớn của một quốc gia dân tộc.
“Chiếu cầu hiền” đã được viết khi mà vua Lê Chiêu Thống đã “mời” quân Thanh vào xâm lược nước ta. Lúc bấy giờ Nguyễn Huệ đã lên ngôi vua và đã lấy hiệu là Quang Trung. Quang Trung đã đem quân ra Bắc để quét sạch hết 20 vạn quân Thanh và cả bọn tay sai và bè lũ bán nước. Khi đã thua trận Lê Chiêu Thống cùng như đã cùng bọn quân Thanh đi theo Tôn Sĩ Nghị. Và lúc này thì triều Lê sụp đổ, thay thế vào đó là triều Nguyễn được vua Quang Trung lập lên. Có thể thấy rằng trước sự kiện trên đã có một quan thần trong triều Lê khả năng là do theo trung quân ái quốc lỗi thời với thời Lê. Và dường như hai là có thể do sợ hãi triều đại mới nên dường như tất cả đều trốn tránh ẩn nấp và cũng đã không ra phò tá giúp đỡ vua Quang Trung phát triển đất nước. Và khi đã đoán biết tình hình đất nước nhà như vậy Quang Trung cũng như đã liền phái Ngô Thì Nhậm để có thể thay mình viết chiếu cầu hiền dùng làm để kêu gọi những người tài giỏi ra cứu dân, giúp nước.
Qua hành động này ta như thấy được vua Quang Trung rất đỗi khôn ngoan khi đã nghĩ ra kế sách này. Đồng thời cũng đã thể hiện được việc nhà vua rất trọng người hiền tài trong thiên hạ. Ngô Thì Nhậm được thay vua Quang Trung viết “Chiếu cầu hiền” vì ông là người tài giỏi cũng là bậc bề tôi trung thành với vua. Thể “chiếu” được xem là văn thu mà vua chúa ban bố một mệnh lệnh cho dân chúng. Thật dễ thấy được vua Quang Trung đã đưa ra việc tìm người hiền tài chứ không phải ban bố những mệnh lệnh điều này cũng như đã thấy được vai trò to lớn và cấp thiết nhất là phải tìm được người hiền tài ra giúp dân giúp nước.
Trong bài chiếu có thể thấy được đầu tiên mà tác giả nói đến chính là vai trò cũng như là sức mạnh của hiền tài cho quốc gia. Chẳng thế mà dường như ta thấy ngay tên bài chiếu nọ đã nói lên được tất cả những vai trò to lớn của các bậc hiền tài. Và có thể nói rằng đó chính là nhan đề mà ta đã thấy được Thân Nhân Trung trước cũng đã viết đó là “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Và có thể chính vì thế tác giả cũng như đã nêu cao vai trò của người hiền tài trong cả sự nghiệp để có thể phát triển đất nước. Tác giả dường như cũng đã so sánh hiền tài như một “ sao sáng trên trời cao”. So sánh như vậy để thấy được tầm vóc của những hiền tài giống như những gì vĩnh hằng và quan trọng, rực rỡ của thiên nhiên. Đây chính là một sự tôn vinh như được khen ngợi đối với những bậc hiền tài. Mà ta như thấy được rằng dường như ở những bậc hiền tài ấy cũng như sẽ phải theo Bắc thần đó là một quy luật hiển nhiên. Người tài được biết đến là do trời sinh ra và dường như ở người tài ấy phải có phận là biết sử dụng tài năng của mình cống hiến cho đất nước. Và đây cũng là cách mà tác giả Ngô Thì Nhậm như cũng đã muốn cho sĩ phu hiền tài thấy được vua Quang Trung như thật đã biết trọng người tài và rất mực cầu hiền để cùng vua giúp nước. Từ đó như cũng đã góp phần như có thể xóa đi những nghi ngờ những nỗi sợ hãi của những bậc hiền tài. Và ta như thấy được nó rất hợp lý khi đã tạo ra chính tính chính danh và đây là một tính rất quan trọng cho chiếu cầu hiền.
Có thể thấy khi đến đoạn văn tiếp theo dường như cũng đã nói về nguyện vọng của nhà vua khi mà ông đã mong muốn những hiền tài của quốc gia ra mặt góp sức góp tài cho công cuộc xây dựng đất nước. Tác giả dường như đã đi sâu vào phân tích tình hình khó khăn của đất nước và cả chính tình hình ấy phải cần đến sự giúp đỡ của hiền tài quốc gia. Có lẽ ta như thấy được cách trình bày thẳng thắn cho thấy được ra những sự trung thực thật thà cũng như là một sự quang minh chính địa của vua Quang Trung. Cũng như thông qua đó ta thấy được sự chân thành và đó còn chính là tình cảm của nhà vua dành cho những hiền tài. Đồng thời đó còn là tâm trạng lo lắng của vua Quang Trung ở đây được ví như “trời còn tăm tối”hay là “đương ở buổi đầu của nền đại định” và cả “công việc vừa mới mở ra” đó như cũng chính là những khó khăn bức thiết của triều đại nhà Nguyễn, hơn hết đó là đất nước như cũng đang rơi vào tình thế khó khăn. Ta cũng như đã thấy được chính hình ảnh đất nước được hiện ra qua những câu văn của Ngô Thì Nhậm hiện lên thật rõ nét. Đó chính là một đất nước mà dường như ở đời đầu mới ở buổi rất khó khăn, hơn nữa là tương lai còn chưa sáng rõ. Ở buổi đầu khó khăn như vậy thì việc thiếu nhân tài thì làm sao có thể sáng được cơ chứ, và cũng chính vì thế mà vua khẩn thiết cầu hay mời hiền tài về để có thể được phụng sự giúp đỡ vua xây dựng đất nước thái bình thịnh trị. Trong buổi đầu đó thì dường như cả “kỉ cương còn nhiều khiếm khuyết, hay ngay cả việc biên ải chưa chưa yên, và nhân dân còn nhọc mệt, đức hóa của chúng chưa nhuần thấm” cùng với đó chính là “một cái cột không thể đỡ nổi một căn nhà lớn”. Khi nhìn vào thực tế thì “mưu lược một người không thể dựng nghiệp trị bình”. Và cũng chính vì thế mà ta như thấy được vua Quang Trung như thật sáng suốt biết bao khi đã biết được tầm quan trọng của người hiền tài.
Cho đến cuối cùng thì bài chiếu như đã nêu ra đó là chính sách cầu tài của vua Quang Trung. Dường như ở phần này tác giả chỉ ra những điểm nổi bật trong những đường lối chính sách của vua mà thôi. Và chúng ta có thể đánh giá đó là những chính sách công bằng cho tất cả mọi người, và cho thấy được vua Quang Trung là một vị vua anh minh, thương yêu nhân dân
Thêm vào đó nữa chính là cách tiến cử hết sức rộng mở đó chính là việc tự mình dâng sớ tâu bày tất cả các sự việc, do các quan văn quan võ tiến cử, cho phép đang sớ tự tiến cử. Thông qua bài chiếu ta thấy được tài năng biết trọng người tài, luôn lắng nghe ý kiến của quần chúng. Và đây quả thực là một tác phẩm vừa mang ý nghĩa chính trị vừa lại là một tác phẩm văn học có giá trị. Câu 2 Để có được một xã hội như hiện nay, con người đã cố gắng rất nhiều, sử dụng khối óc, chất xám của mình để làm giàu cho xã hội. Tuy nhiên, một hiện tượng vô cùng đáng buồn hiện nay đó chính là hiện tượng chảy máu chất xám. Hiện tượng chảy máu chất xám là cách gọi ẩn dụ để chỉ tình trạng nhân tài, trí thức – “chất xám” Việt Nam đang có xu hướng định cư và làm việc, phục vụ hoàn toàn cho lợi ích của nước ngoài thay vì cống hiến cho dân tộc. Bên cạnh đó, chảy máu chất xám còn được hiểu là việc những ý tưởng, sáng kiến của con người bị sao chép và lan truyền một cách tràn lan, vô tội vạ trên thị trường mà không có sự kiểm soát về chất lượng. Một thực trạng đáng buồn hiện nay đó chính là việc nhiều người tài giỏi sau khi du học ở nước ngoài đã quyết định định cư luôn tại quốc gia đó và làm việc, tạo ra của cải, vật chất cho đất nước họ trong khi đất nước mình đang cần, “thèm khát” những nhân tài. Một ví dụ điển hình phải kể đến đó là chương trình Đường lên đỉnh Olympia, đa số những quán quân sau khi qua nước ngoài du học đều chọn ở lại nước ngoài định cư và làm việc,… Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này đầu tiên phải kể đến là do ý thức chủ quan của con người, chúng ta muốn sống trong một môi trường tốt hơn, đầy đủ tiện nghi hơn,… mà quên đi cội nguồn của mình. Nguyên nhân khách quan là do cơ sở vật chất nước nhà chưa đủ để đáp ứng nhu cầu làm việc, nghiên cứu của con người; chế độ đãi ngộ chưa tương xứng với công sức,… Để khắc phục tình trạng này trước hết mỗi con người cần có nhận thức đúng đắn, sẵn sàng cống hiến cho nước nhà, bỏ qua những lợi ích cá nhân. Nhà nước cần có những biện pháp đặc biệt nhằm chiêu mộ nhân tài về nước, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đạt chuẩn và trả công cho họ một cách xứng đáng. Mỗi người một hành động nhỏ nhưng tạo được giá trị to lớn, chúng ta hãy sống và cống hiến vì một đất nước giàu đẹp, văn minh hơn.
Câu 1
* Tính cách bảo thủ, giáo điều: Bê-li-cốp là một người luôn sống theo những quy tắc cứng nhắc, lỗi thời. Ông ta sợ hãi sự thay đổi và luôn tìm cách trốn tránh hiện thực bằng cách thu mình vào "cái vỏ" của bản thân.
* Sự ám ảnh về "những điều không hay xảy ra": Bê-li-cốp luôn lo lắng về những điều tồi tệ có thể xảy ra. Ông ta sợ hãi sự tự do, sự khác biệt và luôn tìm cách kiểm soát mọi thứ xung quanh mình.
* Sự cô độc, lạc lõng: Bê-li-cốp là một người cô độc, không có bạn bè, người thân. Ông ta sống khép kín, tách biệt với thế giới xung quanh.
* Hình ảnh "cái vỏ": Hình ảnh "cái vỏ" là một biểu tượng ẩn dụ cho tính cách và cuộc sống của Bê-li-cốp. Ông ta tự tạo ra một "cái vỏ" để bảo vệ mình khỏi thế giới bên ngoài, nhưng đồng thời cũng tự giam cầm bản thân trong sự cô độc và sợ hãi.
Câu 2 (4.0 điểm): Suy nghĩ về ý nghĩa của việc bước ra khỏi vùng an toàn của bản Cuộc sống không ngừng thay đổi, thế giới không ngừng biến động, và một quy luật tất yếu là bản thân mỗi con người cũng cần thay đổi để thích ứng với môi trường đó. Mỗi chúng ta đều tự đặt ra cho mình những ranh giới và vùng an toàn cho bản thân, nhưng để thành công, chúng ta cần phải bước ra khỏi vùng an toàn đó. Vùng an toàn là một giới hạn tâm lý của con người. Ở đó chúng ta sẽ có cảm giác thoải mái, an toàn và kiểm soát được mọi thứ. Ngược lại, nếu vượt ra khỏi giới hạn này, bạn có thể thấy chênh vênh, không có định hướng rõ ràng, đôi khi là cảm giác tự ti hay không hy vọng vào tương lai. Vùng an toàn chỉ giới hạn cho bạn cảm giác thoải mái nhưng đó không phải là ranh giới cuối cùng cho khả năng của con người. Tiềm năng sáng tạo của con người là không giới hạn, và nếu bạn không thử sức, bạn sẽ không biết được khả năng của mình có thể đến đâu. Càng ở trong vùng an toàn lâu, bạn càng có ít cơ hội để phát triển. Để bước ra khỏi vùng an toàn, bạn sẽ phải làm những việc mà ban đầu bạn cảm thấy không thoải mái một chút nào. Hãy lên danh sách những việc cần làm và ép bản thân thực hiện những việc đó, cho đến khi bạn nhận ra rằng những việc đó thực chất không hề đáng sợ chút nào. Hãy bắt đầu từ những bước đi nhỏ và cơ bản nhất. Bạn không nên vội vàng quá nôn nóng, mà hãy tiến từng bước từ từ. Bằng cách này, bạn sẽ trải nghiệm được nhiều hơn, tích lỹ thêm nhiều kinh nghiệm hơn, và quan trọng nhất là hạn chế được các sai sót trong quá trình tự phát triển bản thân. Có một câu nói mà tôi vẫn thường tự nhủ mỗi khi cảm thấy lo lắng, sợ hãi là “Hãy giả vờ cho đến khi thành sự thật”. Khi làm một việc gì đó, hãy cố tỏ ra rằng bạn không sợ hãi, và hãy làm như bạn đã bỏ hết mọi sự lo lắng của mình sang một bên để hoàn thành việc đó. Dần dần, nỗi lo lắng đó sẽ thực sự biến mất mà bạn không hề hay biết. Đó chính là lúc bạn nhận ra rằng mình đã thành công khi bước ra khỏi vùng an toàn và vượt qua nỗi sợ của chính bạn. Hãy tự tin và bứt phá mọi giới hạn.
Câu 1 tự sự kết hợp miêu tả / câu 2 bê-li-cốp/ câu 3 ngôi kể thứ nhất/ câu 4