NGUYỄN THỊ ANH THƯ

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của NGUYỄN THỊ ANH THƯ
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Quan niệm "Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy"  là một chuẩn mực phổ biến trong hôn nhân thời phong kiến. Nó phản ánh vai trò  của cha mẹ đối với chuyện của con cái. Nhưng trong xã hội hiện đại, quan niệm này đã và đang gây ra nhiều tranh cãi về ý nghĩa, giá trị và tác động đối với đời sống hôn nhân.

Quan niệm này bắt nguồn từ truyền thống văn hóa Á Đông, nơi cha mẹ giữ vai trò lớn trong việc sắp xếp cuộc sống của con cái, đặc biệt là hôn nhân. Với họ, "cha mẹ đặt đâu" đồng nghĩa với sự lựa chọn kỹ càng, dựa trên kinh nghiệm sống, tiêu chuẩn gia đình và sự tương xứng trong địa vị, điều kiện kinh tế. Điều này thể hiện trách nhiệm, tình yêu thương và mong muốn đảm bảo cho con cái một cuộc sống ổn định, lâu bền. Trong một số trường hợp, sự sắp xếp này có thể giúp các cặp đôi hòa hợp hơn khi cha mẹ đã suy xét kỹ lưỡng về sự tương đồng giữa hai gia đình.

 

Tuy nhiên, quan niệm này cũng bộc lộ nhiều hạn chế khi áp dụng vào xã hội hiện đại, nơi giá trị cá nhân và quyền tự do lựa chọn ngày càng được đề cao. Hôn nhân là chuyện của tình cảm, nơi hai người phải có sự thấu hiểu và tự nguyện đến với nhau. Việc ép buộc theo ý cha mẹ có thể khiến người trẻ không tìm thấy hạnh phúc thật sự, dẫn đến những mâu thuẫn trong đời sống hôn nhân. Hơn nữa, mỗi người cần được quyền tự quyết định và chịu trách nhiệm cho cuộc sống của chính mình, thay vì phải sống theo ý người khác, dù đó là cha mẹ.

Không thể phủ nhận rằng cha mẹ thường có kinh nghiệm sống phong phú và sự quan tâm sâu sắc đến con cái. Thay vì áp đặt, cha mẹ nên đóng vai trò người định hướng, lắng nghe và góp ý để con cái có lựa chọn đúng đắn trong hôn nhân. Ngược lại, con cái cũng cần biết cân nhắc ý kiến của cha mẹ, không nên cực đoan hoặc xem nhẹ tình cảm gia đình.

Quan niệm "Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy" mang ý nghĩa lịch sử và văn hóa, nhưng không còn phù hợp trong xã hội hiện đại đề cao quyền tự do và bình đẳng. Hôn nhân chỉ thực sự hạnh phúc khi được xây dựng trên nền tảng của tình yêu và sự tự nguyện. Vì vậy, mỗi người cần biết dung hòa giữa ý kiến gia đình và mong muốn cá nhân để đưa ra quyết định đúng đắn, vừa giữ được hạnh phúc riêng, vừa trọn đạo làm con.

   Hôn nhân là dấu mốc quan trọng trong cuộc đời mỗi người, nơi tình yêu, sự thấu hiểu và trách nhiệm được gắn kết. Tuy nhiên, trong xã hội phong kiến, quan niệm "Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy" từng được coi là nguyên tắc bất di bất dịch trong việc chọn lựa bạn đời. Dù mang ý nghĩa duy trì truyền thống và trật tự gia đình, quan niệm này đã để lại không ít hậu quả nặng nề, ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống hôn nhân và hạnh phúc cá nhân.

    

Quan niệm này xuất phát từ chế độ phụ quyền, nơi cha mẹ năm giữ quyền quyết định kể cả trong chuyện hôn nhân của con cái. Với mong muốn duy trì gia phong, dòng tộc hoặc lợi ích kinh tế, xã hội, cha mẹ thường sắp đặt hôn nhân mà không cần đến ý kiến của con cái.

Tuy nhiên, sự áp đặt này khiến hôn nhân trở thành nghĩa vụ, không phải sự lựa chọn tự nguyện dựa trên tình yêu và sự thấu hiểu.

      Trong xã hội hiện đại,  "Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy" ngày càng bộc lộ nhiều bất cập. Xã hội đề cao quyền tự do cá nhân, đặc biệt là trong việc quyết định hạnh phúc riêng. Con cái có quyền tự lựa chọn người bạn đời dựa trên tình yêu. Sự áp đặt của cha mẹ nếu còn tồn tại dễ tạo ra áp lực tâm lý, rạn nứt mối quan hệ gia đình.

      Hậu quả của quan niệm này là vô cùng nặng nề. Nhiều cặp đôi không có tình cảm, không hiểu nhau nhưng vẫn phải sống chung, dẫn đến mâu thuẫn, xung đột kéo dài. Đời sống vợ chồng thiếu hạnh phúc, thậm chí có những bi kịch như ngoại tình, bạo lực gia đình hoặc ly hôn. Trong những trường hợp khác, người trong cuộc, đặc biệt là phụ nữ, phải cam chịu cuộc sống bất hạnh, không có quyền lên tiếng hoặc lựa chọn lại. Quan niệm này không chỉ làm tổn thương cá nhân mà còn phá vỡ sự hòa hợp của gia đình, để lại những tác động tiêu cực cho thế hệ sau.

       Trong xã hội ngày nay,quan niệm này không còn phù hợp. Mỗi cá nhân đều có quyền tự do lựa chọn người bạn đời của mình dựa trên tình yêu và sự thấu hiểu. Hôn nhân không chỉ là trách nhiệm với gia đình mà còn là trách nhiệm với chính bản thân. Dẫu vậy, cha mẹ với tư cách là người đi trước, có kinh nghiệm sống phong phú, vẫn nên đóng vai trò định hướng, góp ý, thay vì áp đặt. Ngược lại, con cái cũng cần lắng nghe ý kiến của cha mẹ để đưa ra những quyết định sáng suốt và phù hợp nhất.

    Quan niệm "Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy" có thể phù hợp với thời kỳ phong kiến nhưng không thể áp dụng vào xã hội hiện đại. Hậu quả của nó không chỉ là sự bất hạnh trong hôn nhân mà còn là sự rạn nứt trong mối quan hệ gia đình. Vì vậy, mỗi người cần biết cân nhắc giữa tình yêu cá nhân và sự kỳ vọng từ gia đình, để hôn nhân trở thành sự lựa chọn tự nguyện trở nên hạnh phúc.

Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

"Em nhớ anh nát cả ruột gan" là một ví dụ điển hình cho hiện tượng phá vỡ ngôn ngữ thông thường, tạo nên ấn tượng mạnh mẽ và tăng sức biểu đạt . Tác giả đã thể hiện cảm xúc nhớ nhung qua ngôn từ với dụng ý nhấn mạnh.

"Em nhớ anh nát cả ruột gan" là một ví dụ điển hình cho hiện tượng phá vỡ ngôn ngữ thông thường, tạo nên ấn tượng mạnh mẽ và tăng sức biểu đạt . Tác giả đã thể hiện cảm xúc nhớ nhung qua ngôn từ với dụng ý nhấn mạnh.

Hai câu thơ "Ngẫm thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa, / Bằng con chầu chuộc thôi." đã khắc họa sâu sắc thân phận nhỏ bé, yếu ớt của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Hình ảnh "con bọ ngựa" và "con chầu chuộc" là những sinh vật bé nhỏ, dễ bị tổn thương, tượng trưng cho thân phận người phụ nữ không có tiếng nói, luôn bị lệ thuộc và chèn ép.  Đồng thời, nó phơi bày sự bất lực và khao khát được giải thoát khỏi những ràng buộc áp đặt. Hai câu thơ không chỉ là lời than mà còn là tiếng lòng chung của những người phụ nữ trong xã hội cũ, khao khát được sống một cuộc đời tự do. Lời thơ tuy ngắn gọn nhưng chứa đầy sự cảm thông sâu sắc trong lòng biết bao độc giả.