TRẦN THỊ THÙY LINH

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của TRẦN THỊ THÙY LINH
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái luôn là tình cảm thiêng liêng cao đẹp nhất. Từ xưa, tôn ti trật tự trong gia đình luôn là điều rất quan trọng, con cái phải nghe lời cha mẹ, từ đó dẫn đến một quan niệm "Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy", quan niệm đã dần trở nên phổ biến ở thời phong kiến. Nhưng dường như quan niệm này lại xâm chiếm hết mọi mặt của rất nhiều khía cạnh trong cuộc sống. Và trong hôn nhân, quan niệm "Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy" là một quan niệm không đúng đắn và cần được loại bỏ.

Quan niệm "Cha mẹ ngồi đâu con ngồi đấy" là thể hiện sự quyền lực của cha mẹ trong gia đình, con cái phải theo cha mẹ, không được làm trái lại; ngoài ra nhiều người còn hiểu theo nghĩa là con cái nên theo cha mẹ vì cha mẹ là người đi trước, là người có kinh nghiệm trong cuộc sống. Và đặc biệt trong hôn nhân, cha mẹ còn hiểu rõ hơn nữa, họ hiểu rằng sẽ có sự sụp đổ, cãi vã hay yêu thường chăm sóc. Nhưng sự sắp đặt của cha mẹ trong hôn nhân liệu có thể giúp đỡ được con cái họ có cuộc sống tốt hơn, hay chỉ lại nhận lại sự đau khổ. Bởi vốn dĩ hôn nhân xuất phát từ tình cảm tự phát, là sự rung động, yêu thường từ cả hai phía, hai người phải có đủ quãng thời gian để có thể thấu hiểu, cảm thông lẫn nhau mới có thể đi tới được hôn nhân. Hai mảnh ghép phải là một nửa của nhau mới có thể hoàn hảo được, hôn nhân cũng vậy, làm sao có thể ghép tạm bợ người này với người khác mà không có một sự gắn kết nào. Cha mẹ có thể có kinh nghiệm trong hôn nhân, nhưng mỗi thời mỗi khác, mỗi người mỗi khác vì vậy không thể nào bắt ép con cái mình đến với người mà con họ không yêu, không thương. Nếu hôn nhân là do sự sắp xếp thì con cái họ sẽ không nhận được tình yêu thường và cũng không thể trao đi yêu thương. Trong trường hợp con cái đã có một người để yêu mà phải kết hôn với một người vô cùng lạ thì con cái sẽ cảm nhận được tình cảm của mình không được tôn trọng, sự chia li đó sẽ khiến tâm trạng suy sụp. Tình cảm là thứ không thể bắt ép và hôn nhân cũng vậy,  phải đi từ từ, vậy mà quan niệm ấy lại đưa con cái vào hoàn cảnh đó. Quan điểm này phổ biến khi hai gia đình cùng làm ăn, hợp tác sẽ mai mối con cái họ với nhau, nhưng dường như đây hành động dùng con cái để duy trì sự nghiệp của cha mẹ.

Hơn thế nữa, xã hội ngày càng phát triển, con người tiếp cận những tri thức, thông tin, văn hóa và bản sắc riêng của mỗi con người trong thời đại bây giờ lại càng mạnh mẽ hơn. Do đó con cái sẽ có những quan điểm riêng và sẽ tìm hiểu để đưa ra những quyết định đúng đắn của mình. Nhưng liệu quan niệm ấy có tiếp diễn được không nếu như con cái không có cho mình sự quyết định, sự cứng rắn đúng đắn trong cuộc sống, đặc biệt là trong hôn nhân. Không hoàn toàn do cha mẹ mà trong đó vẫn có sự quyết đoán của con cái.

Qua đó thấy được quan niệm "Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy" dần trở nên cổ hủ, lạc hậu và không thể áp dụng được, nhất là trong hôn nhân. Giữa con cái và cha mẹ cần có sự liên kết, thấu hiểu nhau hơn: cha mẹ chia sẻ kinh nghiệm, đưa ra lời khuyên, con cái lắng nghe và đưa ra quan điểm. Để từ đó mà hôn nhân cũng như cuộc sống của con cái và cha mẹ sau này sẽ trở nên tốt đẹp hơn.

Hai dòng thơ hiện rõ sự so sánh giữa "thân em" - người con gái trong xã hội phong kiến xưa - và những loài vật nhỏ bé, thân phận thấp hèn "bọ ngựa", "chẫu chuộc". Họ "ngẫm", ngẫm cái số phận cuộc đời phụ nữ thấp hèn, không có tiếng nói, phải chịu nhiều bất hạnh, chỉ có thể than khóc, chịu đựng mọi đau khổ của họ. Cái xã hội ấy hà khắc đối với cuộc đời của con người nhỏ bé, chia cắt cuộc đời họ đến với những điều mới, điều tốt hơn, đặc biệt chôn sống cuộc đời người phụ nữ bởi thứ luật lệ vô lý. Qua đó tác giả nhấn mạnh giá trị thấp hèn của người phụ nữ trong xã hội xưa; lên án, phê phán một xã hội bất công và sự đồng cảm đối với cuộc đời người phụ nữ trong xã hội ấy.

-Tăng cường tính biểu cảm: Câu thơ trở nên mạnh mẽ, trực tiếp, bộc lộ rõ nét nỗi nhớ da diết, đau khổ của nhân vật.

-Câu thơ gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc, khơi gợi sự đồng cảm.

-Thể hiện sự đau khổ tột cùng: Câu thơ cho thấy nỗi nhớ của nhân vật đã vượt quá giới hạn của ngôn ngữ, nó như xé nát cả tâm hồn.

=> Câu thơ này đã phá vỡ cấu trúc ngữ pháp thông thường, tạo nên một hiệu quả nghệ thuật đặc biệt.

Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.