VŨ ĐỨC DUY
Giới thiệu về bản thân
"Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy" là cha mẹ có quyền quyết định cuộc sống của con cái, con cái phải nghe lời cha mẹ và không được tự ý làm trái.Hiện nay, một số quan điểm cho rằng cha mẹ là người có nhiều kinh nghiệm sống và hiểu biết hơn con cái, do đó những quyết định của cha mẹ thường là tốt nhất cho con cái.Đồng thời, quan niệm này được thể hiện rõ nét nhất là ở khía cạnh hôn nhân gia đình.Có thể nói ngày xưa chuyện hệ trọng nhất đời người là hôn sự, nhưng con cái chỉ đóng vai trò thụ động, mà không có quyền quyết định lựa chọn theo ý mình.
Vào thời phong kiến việc "Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy" thường thấy rất nhiều vì nhiều gia đình muốn thông qua đó mà hợp tác làm ăn với nhau. Từ đó có thể giúp đôi bên phát triển. Nhưng nó chỉ phản ánh một phần của xã hội phong kiến trước.Vì rằng, bên cạnh đó, vẫn có sự phản kháng, thể hiện cái tôi, khát vọng được tự do trong tình yêu ví dụ như "Dao phay kề cổ, máu đổ không màng/ Chết thì chịu chết, buông nàng anh không buông".
So với hiện nay, quan điểm trên có chút thay đổi con người có nhiều cơ hội tiếp cận với tri thức và thông tin hơn. Đồng thời, có thể nói đây là thời đại mà bản sắc riêng của mỗi người được thể hiện vô cùng rõ nét. Do đó, con cái có thể tự mình tìm hiểu và đưa ra quyết định cho cuộc sống của mình.
Không chỉ vậy, nó còn là sự thấu hiểu, cảm thông giữa cha mẹ và con cái, cha mẹ và con cái ngày nay có nhiều cơ hội để giao tiếp và chia sẻ với nhau hơn, do đó họ hiểu nhau hơn và có thể giải quyết những mâu thuẫn một cách hiệu quả. Tuy nhiên vẫn còn một số khu vực vùng sâu vùng sa, như những dân tộc thiểu số, họ vẫn áp dụng quan điểm xưa, dẫn đến việc tảo hôn quá sớm, khi chưa đủ khả năng chăm sóc gia đình. Điều này xảy ra do sự hạn hẹp về kiến thức, dẫn đến những gia đình tan nát, chưa đủ trưởng thành để gánh vác, những tư tưởng cổ hủ vẫn còn được áp dụng. Không chỉ riêng hôn nhân, ngay cả việc học, những lối rẽ trong cuộc sống họ vẫn quyết định mà không lắng nghe quan điểm của con cái, ép buộc quan điểm cá nhân của mình lên con.
Vì do đó, nếu như ngày xưa cha mẹ là người đưa ra sự quyết định đối với những vấn đề liên quan đến con cái thì ở xã hội hiện đại cha mẹ sẽ đóng vai trò như một người đi trước, một người truyền cảm hứng và con cái sẽ đóng vai trò là người đưa ra những quyết định cho những vấn đề trong cuộc sống của mình.
Sự lắng nghe, tôn trọng và thấu hiểu chính là chiếc chìa khóa mở ra một thế giới mới trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Giúp hỗ trợ giải quyết những mâu thuẫn, từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn cho những lối rẽ trong cuộc sống.
Thân em cúc mọc bờ rào
Kẻ qua ngắt nhụy, người vào bẻ bông.
Câu thơ nói lên sự bất công đối với phụ nữ trong xã hội cũ. "Thân em" được so sánh ngang bằng với "thân con bọ ngựa", "chẫu chuộc" - là những con vật thấp hèn, nhỏ bé, hạ thấp phẩm giá củ người phụ nữ. Từ đó lột tả cuộc sống đầy bất hạnh và bất công đối với người phụ nữ, phê phán xã hội bất công, số phận người phụ nữ phải chịu nhiều sự kinh bỉ trong cuộc sống "Trọng nam, khinh nữ".
- Câu thơ đã phá vỡ cấu trúc và ngôn ngữ thông thường khi sử dụng động từ mạnh đan xen với ngôn từ gần gũi , từ đó tạo nên một nghệ thuật đặc sắc.
- Tác dụng :
+ Giúp câu thơ trở nên mạnh mẽ, bộc lộ trực tiếp tâm trạng của nhân vật. Nỗi nhớ da diết, sự chật vật tinh thần.
+ Sử dụng từ mạnh " nát cả ruột gan" đầy độc đáo. Càng làm tăng thêm sự khổ đau của nhân vật trữ tình, nỗi đau như xé nát cả tâm hồn trước nỗi đau chia ly, sự bất lực và khát vọng tình yêu.
+ Thể hiện sự đồng cảm, thương xót của tác giả trước nỗi đau tinh thần, số phận của nhân vật. Gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.