LÊ HÀ ANH

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của LÊ HÀ ANH
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

-Tăng cường biểu đạt cảm xúc mãnh liệt: diễn tả nỗi khổ, thống thiết nói lên sự nhung nhớ đơn thuần mà còn nhấn mạnh cảm giác đau đớn

-Gợi hình ảnh mạnh mẽ và ám ảnh: tạo ra hình ảnh cụ thể, khiến người đọc hình dung nỗi đau đớn đến mức tan vỡ "tan vỡ" cả bên trong cơ thể

-Phá cách, tạo dấu ấn trong ngôn ngữ thơ: giúp câu thơ nổi bật mà còn mang dấu ấn cá nhân của người viết

Câu thơ " Ngẫm thân em chỉ bằng con bọ ngựa/ Bằng con chẫu chuộc thôi" gợi lên nỗi niềm tự ý thức về thân phận nhỏ bé, mong manh của mình. Hình ảnh so sánh "con bon ngựa" với "con chẫu chuộc" đều là những sinh vật nhỏ bé, yếu đuối, biểu tượng cho sự thấp kém trong xã hội. Từ đó tác giả thể hiện một nỗi đau thấm thía khi ý thức về vị trí, thân phận hẩm hiu trong xã hội phong kiến. Nhấn mạnh giá trị thấp hẹn của người phụ nữ trong xã hội xưa, người phụ nữ phải chịu nhiều bất hạnh trong cuộc sống.

Thân em như giếng giữa đàng

Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.

Trong nền văn hoá truyền thống của người Việt Nam, quan niệm "Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy" từ lâu đã trở thành nguyên tắc trong mỗi thế hệ gia đình ở xã hội xưa. Câu nói này phản ánh vai trò của cha mẹ trong việc quyết định cuộc đời con cái, đặc biệt là hôn nhân, sự nghiệp,... Nhưng ở xã hội hiện nay, vấn đề này đang được tranh cãi bởi tính tiêu cực của nó.

Câu tục ngữ “Cha mẹ ngồi đâu con ngồi đấy” lại bị áp đặt thành một định kiến, kìm hãm sự phát triển cá nhân của con cái. Việc nghe theo câu tục ngữ này sẽ trở thành rào cản, ngăn người con đạt được sự độc lập và khẳng định bản thân trong xã hội hiện đại ngày nay.  

Tuy nhiên, câu nói này trở thành bắt  buộc rằng con cái phải tuyệt đối nghe lời và theo mọi sự sắp đặt của cha mẹ, nó đã vô tình trở thành một biểu hiện của định kiến gia trưởng trong xã hội xưa. Cha mẹ can thiệp quá sâu vào các quyết định quan trọng của con cái, từ chọn ngành nghề, bạn đời cho đến cách sống. Nhiều bậc cha mẹ cho rằng con cái phải đi theo con đường mà họ đã vạch ra, vì họ “đã từng trải” và hiểu rõ hơn. Sự áp đặt như vậy không chỉ khiến con cái mất đi tiếng nói mà còn tạo ra khoảng cách, thậm chí là mâu thuẫn trong gia đình.

Hơn nữa, trong xã hội hiện đại, mỗi cá nhân đều cần có khả năng tự đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm cho cuộc sống của mình. Việc bắt buộc con cái phải "ngồi" theo ý cha mẹ có thể làm giảm sự tự tin, hạn chế khả năng sáng tạo và ngăn cản sự phát triển của con người. Chẳng hạn, những bạn trẻ đam mê nghệ thuật nhưng lại bị ép học những ngành “an toàn” như y, luật...Điều này không chỉ làm thui chột tài năng mà còn khiến con cái sống trong áp lực và bất mãn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chúng ta bác bỏ hoàn toàn vai trò của cha mẹ. Cha mẹ vẫn là những người đi trước, có kinh nghiệm và tình yêu thương dành cho con cái. Sự tôn trọng và lắng nghe ý kiến của cha mẹ luôn cần thiết. Điều quan trọng là phải dung hòa giữa truyền thống và hiện đại, giữa sự hướng dẫn của cha mẹ và quyền tự do của con cái.

Vậy nên câu tục ngữ “Cha mẹ ngồi đâu con ngồi đấy” chỉ nên được hiểu như một lời nhắc nhở về sự gắn bó và kính trọng trong gia đình, không phải là một định kiến áp đặt. Xã hội ngày nay cần tôn trọng sự độc lập của mỗi cá nhân, bởi chỉ khi con cái được tự do phát triển, gia đình mới thực sự hạnh phúc và bền vững.
 

Trong nền văn hóa truyền thống của người Việt Nam, quan niệm “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” từ lâu đã trở thành một nguyên tắc trong mối quan hệ gia đình. Câu nói này phản ánh vai trò quyết định của cha mẹ đối với cuộc đời con cái, đặc biệt trong các vấn đề quan trọng như hôn nhân, sự nghiệp hay nơi ở. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, quan niệm này đang dần trở thành đề tài gây tranh luận, bởi nó vừa có giá trị tích cực trong việc giữ gìn truyền thống, vừa chứa đựng những mặt hạn chế cần được suy ngẫm.

Trước hết, “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” thể hiện tư tưởng hiếu thảo và kính trọng đối với cha mẹ – một giá trị tốt đẹp của văn hóa Á Đông. Trong một gia đình, cha mẹ luôn là người có kinh nghiệm sống phong phú, thấu hiểu và mong muốn điều tốt nhất cho con cái. Vì vậy, việc con cái nghe theo sự sắp đặt của cha mẹ, đặc biệt trong thời kỳ xã hội truyền thống, giúp gia đình duy trì sự hòa thuận và ổn định. Chẳng hạn, trong hôn nhân, cha mẹ thường tìm kiếm những đối tượng phù hợp về tính cách, gia thế và nền tảng đạo đức để đảm bảo con cái có cuộc sống hạnh phúc, lâu bền.

Tuy nhiên, quan niệm này cũng bộc lộ nhiều hạn chế khi được áp dụng một cách cứng nhắc trong xã hội hiện đại. Thời đại ngày nay, mỗi người đều có quyền tự do lựa chọn và quyết định cuộc đời của mình. Việc cha mẹ áp đặt con cái phải “ngồi” theo đúng nơi họ sắp đặt, bất chấp mong muốn, năng lực và cảm xúc cá nhân, có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực. Nhiều bạn trẻ bị ép buộc kết hôn với người mình không yêu, theo học ngành nghề mình không thích, hay phải sống một cuộc đời không thuộc về mình, dẫn đến cảm giác bất mãn, áp lực và thậm chí là đổ vỡ trong tương lai.

Bên cạnh đó, xã hội hiện đại đòi hỏi sự sáng tạo, độc lập và tư duy cá nhân. Con cái, đặc biệt là thế hệ trẻ ngày nay, được giáo dục để tự chịu trách nhiệm về cuộc đời