

NGUYỄN NGỌC HÀ LINH
Giới thiệu về bản thân



































Trong thời đại hiện nay, khi thế giới đều hướng đến hội nhập quốc tế, giới trẻ dần được tiếp cận rất sớm với các nền văn hoá khác nhau. Các văn hoá ngoại lai du nhập khiến những giá trị truyền thống tốt đẹp dần trở lên mai một, từ đó dấy lên sự ý thức của mỗi người dân, nhất là giới trẻ về việc gìn giữ và bảo vệ những giá trị văn hoá truyền thống trong đời sống hiện đại ngày nay.
Truyền thống chính là cột nguồn tinh thần, là đời sống phong tục, tập quán, tín ngưỡng của một dân tộc, được hình thành và phát triển từ lâu đời và thường được lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Nền văn hóa truyền thống Việt Nam có lịch sử lâu dài và phong phú gắn liền với chiều dài lịch sử dân tộc và có ý nghĩa to lớn trong việc thể hiện hồn cốt Việt. Mặc dù mang nhiều giá trị như vậy nhưng những giá trị văn hoá truyền thống hiện nay đang đứng trước rất nhiều vấn đề khó khăn trong việc bảo tồn và gìn giữ. Đặc biệt là một số bộ phận thế hệ thanh niên hiện nay không còn biết nhiều đến những giá trị truyền thống tốt đẹp nữa, họ chỉ mải mê theo đuổi những thứ văn hoá ngoại lai để chạy theo xu hướng, đua đòi với bạn bè. Họ dần làm mất đi sự trong sáng của tiếng việt khi chêm xen những ngôn từ ngoại quốc, làm người nghe khó hiểu, nhất là với người già, trung niên. Hành động tưởng chừng như vô hại nhưng lại dần ngấm sâu vào suy nghĩ của các bạn trẻ và vô tình tác động tiêu cực đến việc duy trì và phát huy nên văn hoá dân tộc.
Thế hệ trẻ cần ý thức được vai trò, ý nghĩa của bản sắc dân tộc để nâng cao tinh thần gìn giữ những giá trị tốt đẹp này. Đồng thời, cần rèn luyện lối sống, những hành động tích cực phù hợp với những truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc, bảo lưu, phát huy những giá trị riêng đậm đà bản sắc dân tộc. Chúng ta còn cần lên án, phê phán những hành vi làm mai một bản sắc dân tộc, và có thái độ đấu tranh mạnh mẽ để bài trừ và tẩy chay những hoạt động văn hóa không lành mạnh đang lan truyền với tốc độ chóng mặt trong xã hội hiện nay.
Quê hương chỉ có một, ta cũng chỉ được sống 1 lần trên đời, "hãy sống sao cho khỏi xót xa vì những năm tháng đã sống hoài sống phí", sống với tinh thần cống hết hết mình, với lòng yêu quê hương đất nước mãnh liệt, để "Việt Nam có thể sánh bước với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ vào công học tập" của những thế hệ mầm non của đất nước, như lời chủ tịch Hồ Chí Minh đã dặn. Là những học sinh được lớn lên trong vòng tay của bản sắc văn hoá dân tộc, chúng ta cần có ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, chăm chỉ tìm tòi, tiếp thu, chọn lọc những kiến thức của thế giới để góp phần xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp hơn.
Trong bài thơ "chân quê" của nhà thơ Nguyễn Bính, nhân vật "em" chính là hình ảnh tiêu biểu của những người con gái thôn quê mông lung khi được tiếp cận sự mới mẻ của thành thị, dần quên đi mất những nét bình dị trước kia. Đầu bài thơ, nhân vật "em" mang một vẻ đẹp mộc mạc, thuần khiết với những bộ cánh áo truyền thống, nào là yếm lụa sồi, áo tứ thân, khăn mỏ quạ, tất cả những điều đó làm nổi bật những nét đáng yêu của một cô gái làng quê Việt Nam. Nhưng khi đi tỉnh trở về, trước mặt nhân vật trữ tình lại là hình ảnh xa lạ của một cô gái thành thị với chiếc khăn lĩnh, áo cài khuy bấm, quần lĩnh, những sự đổi thay đó đã làm lòng chàng trai đau buồn và tiếc nuối, tiếc nuối cho sự giản dị đã biến mất như cách cô gái rời bỏ làng quê. Qua hình ảnh nhân vật "em", tác giả bày tỏ nỗi buồn lòng trước sự lãng quên những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, từ đó nâng cao trách nhiệm của mọi người trong việc gìn giữ và phát triển những văn hoá tốt đẹp của dân tộc.
qua bài thơ "chân quê" đã đem đến cho chúng ta những thông đệp sâu sắc, bài thơ vẽ lên vẻ đẹp bình dị, thơ mộng của những làng quê Việt Nam với khung cảnh bình yên và những bộ trang phục truyền thống, qua đó đồng thời cũng bày tỏ sự tiếc nuối trước những thay đổi của thành thị đã tác động đến giá trị truyền thống ngày nay, mong muốn các thế hệ hãy trân quý giá trị quê hương của mình
biện pháp tu từ được sử dụng trong bài: ẩn dụ ở "hương đồng gió nội bay đi ít nhiều"
tác dụng: ẩn dụ về vẻ đẹp giản dị, mộc mạc của người con gái miền quê, nhưng lại dần trở lên mờ nhạt và phai mờ đi, không còn giữ được hương thơm vốn có, thể hiện sự tiếc nuối của tác giả với những vẻ đẹp truyền thống của đất nước
những trang phục trong bài thơ:
khăn nhung, quần lĩnh, áo cài khuy bấm: những trang phục thành phố hiện đại này khiến nhân vật trữ tình cảm thấy xa lạ
yếm lụa sồi, dây lưng đũi, áo tứ thân, khăn mỏ quạ, quần nái đen: những trang phục giản dị của thôn quê lưu giữ những kỉ niệm đẹp giữa 2 người
Nhan đề “Chân quê” của bài thơ gợi lên những cảm nhận sâu sắc về vẻ đẹp mộc mạc, bình dị của con người và cuộc sống làng quê Việt Nam, đồng thời bài thơ cũng bày tỏ thông điệp về việc gìn giữ và phát huy, lan toả vẻ đẹp của bản sắc văn hoá dân tộc
Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát