

NGUYỄN VĂN KHẢI
Giới thiệu về bản thân



































câu1:
* Thành tựu về thiết chế chính trị
- Các vương triều Đinh - Tiền Lê đã tiếp thu mô hình thiết chế chính trị quân chủ trung ương tập quyền của phong kiến Trung Quốc. Thiết chế đó ngày càng được hoàn thiện qua các triều đại Lý - Trần và đạt đến đỉnh cao dưới triều Lê sơ.
+ Hoàng đế đứng đầu chính quyền trung ương, có quyền quyết định mọi công việc
+ Giúp việc cho hoàng đế có các cơ quan và hệ thống quan lại.
+ Chính quyền địa phương được chia thành các cấp quản lí, mỗi cấp đều sắp đặt các chức quan cai quản.
- Trong tiến trình phát triển, các triều đại quần chủ có đặt ra yêu cầu cải cách. Tiêu biểu là cải cách Hồ Quý Ly (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XV), cải cách Lê Thánh Tông (cuối thế kỉ XV), cải cách Minh Mạng (đầu thế kỉ XIX).
* Thành tựu về pháp luật
- Các vương triều Đại Việt chú trọng xây dựng luật pháp.
- Các bộ luật như:
+ Hình thư thời Lý
+ Hình luật thời Trần
+ Quốc triều hình luật thời Lê
+ Hoàng Việt luật lệ thời Nguyễn.
câu 2:
1. Ổn định xã hội và củng cố nhà nước
- Nông nghiệp phát triển: Nhờ chú trọng thủy lợi, khai hoang, và cải tiến kỹ thuật canh tác, sản lượng lúa gạo tăng cao, đảm bảo lương thực cho dân.
- Từ đó, đời sống nhân dân ổn định, góp phần giữ vững trật tự xã hội và củng cố quyền lực của triều đình.
2. Thúc đẩy giao thương và mở rộng quan hệ
- Thủ công nghiệp và thương mại phát triển: Các làng nghề, chợ buôn bán hình thành và phát triển mạnh, giúp hàng hóa lưu thông.
- Điều này giúp giao lưu kinh tế và văn hóa giữa các vùng miền và với nước ngoài, nâng cao vị thế của Đại Việt.
3. Tạo điều kiện phát triển văn hóa – giáo dục
- Kinh tế ổn định và phát triển giúp nhà nước có nguồn lực để đầu tư cho giáo dục, tổ chức thi cử, xây dựng trường học.
- Từ đó, trí thức tăng lên, thúc đẩy các hoạt động văn hóa, khoa học và nghệ thuật.
4. Góp phần giữ vững độc lập – chủ quyền
- Nhờ nền kinh tế tự chủ và phát triển, Đại Việt có đủ nguồn lực để xây dựng quân đội và phòng thủ, đánh thắng nhiều cuộc xâm lược từ phương Bắc.
câu 1:
Thành tựu tiêu biểu về giáo dục của Đại Việt:
- Hệ thống giáo dục được mở rộng và ngày càng hoàn thiện.
+ Nhà Lý: xây dựng Văn Miếu, tổ chức khoa thi đầu tiên để tuyển chọn nhân tài, mở Quốc Tử giám để dạy học.
+ Nhà Trần, Lê sơ: mở rộng hệ thống trường học được trên cả nước cho cả con em bình dân đi học.
+ Thời Tây Sơn: ban chiếu khuyến học để khuyến khích nhân dân học tập.
- Phương thức, thể lệ thi cử được các triều đại qui định ngày càng chặt chẽ, chính quy và có hệ thống (thi Hương, Hội, Đình).
- Giáo dục, thi cử trở thành hình thức tuyển chọn quan lại chủ yếu.
câu 2:
- Văn Miếu thời nhà Lý được xây dựng năm 1070, dưới triều vua Lý Thánh Tông để thờ Khổng Tử và Chu Công.
- Đến năm 1076, thời vua Lý Nhân Tông, Văn Miếu trở thành Quốc Tử Giám, là nơi dạy học cho
hoàng tử, công chúa và trở thành trường đại học đầu tiên trong lịch sử giáo dục Việt Nam.
- Đến thời Lê sơ năm 1484, triều đình đặt lệ xuởng danh và khắc tên các tiến si vào bia đá ở Văn Miếu.