

A5. NGUYỄN HÀ HẢI TIÊN
Giới thiệu về bản thân



































Chương trình trên kiểm tra xem a có lớn hơn hoặc bằng 0 hay không. Nếu a là số không âm, in ra giá trị của a. Nếu a là số âm, in ra giá trị tuyệt đối của a bằng cách đổi dấu của a.
Có thể viết câu lệnh giải trực tiếp hoặc tạo hàm để giải quyết bài toán. Ở đây, sử dụng câu lệnh trực tiếp
Chương trình trong hình đưa ra màn hình kết quả của s và s+s trong phạm vi từ 1 đến 9.
a) Cơ cấu kinh tế: Là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành.
b) Phân biệt các loại cơ cấu kinh tế theo ngành, cơ cấu theo thành phần kinh tế, cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ.
- Cơ cấu kinh tế theo ngành:
+ Là bộ phận cơ bản nhất trong cơ cấu kinh tế. Cơ cấu theo ngành biểu thị tỉ trọng, vị trí của các ngành và mối quan hệ giữa các ngành trong nền kinh tế. Các ngành gồm: Nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.
+ Phản ánh trình độ phát triển (khoa học - công nghệ, lực lượng sản xuất,...) của nền sản xuất xã hội.
- Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế:
+ Bao gồm nhiều thành phần kinh tế có tác động qua lại với nhau: khu vực kinh tế trong nước (kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể), khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
+ Cho biết sự tồn tại các thành phần tham gia hoạt động kinh tế.
+ Phản ánh khả năng khai thác năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế.
- Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ:
+ Bao gồm các bộ phận lãnh thổ kinh tế (vùng kinh tế, tiểu vùng kinh tế,...) có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
+ Phản ánh trình độ phát triển, thế mạnh đặc thù của mỗi lãnh thổ.
Các nhân tố tự nhiên là tiền đề quan trọng để phát triển và phân bố ngành nông nghiệp bởi:
- Ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên tới phát triển và phân bố nông nghiệp:
+ Đất (quỹ đất, tính chất đất, độ phì): tư liệu sản xuất chính, quyết định loại cây trồng, vật nuôi, năng suất cây trồng phụ thuộc vào chất lượng đất.
Ví dụ: Đồng bằng sông Cửu Long với đất phù sa màu mỡ là vùng trọng điểm trồng lúa gạo của Việt Nam. Ngược lại, đất đỏ ba-dan ở Tây Nguyên phù hợp trồng cà phê, hồ tiêu.
+ Khí hậu (chế độ nhiệt, ẩm, mưa; các điều kiện thời tiết) : Khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến việc xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thời vụ, khả năng xen canh, tăng vụ... Mỗi loại cây trồng, vật nuôi đều đòi hỏi những điều kiện khí hậu đặc thù về nhiệt độ, độ ẩm, và ánh sáng để sinh trưởng tốt nhất.
Ví dụ: Đà Lạt nhờ khí hậu mát mẻ quanh năm đã trở thành "vựa rau và hoa" của cả nước. Khí hậu nắng nóng, khô hạn ở Ninh Thuận lại lý tưởng cho trồng nho và nuôi cừu.
+ Nguồn nước: Nước là yếu tố thiết yếu để duy trì sự sống cho cây trồng, vật nuôi. Đặc biệt, các vùng nông nghiệp lớn thường phát triển ở nơi có nguồn nước dồi dào.
Ví dụ: Đồng bằng sông Hồng với hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình phát triển mạnh trồng lúa nước.
Ninh Thuận, vùng khô hạn nhất Việt Nam, đã phát triển hệ thống hồ chứa nước để nuôi trồng thủy sản và trồng cây chịu hạn như nho, nha đam.
+ Sinh vật (thực vật, động vật): Sinh vật là cơ sở thức ăn tự nhiên cho gia súc và ảnh hưởng đến việc xác định cơ cấu vật nuôi cũng như sự phát triển chăn nuôi, cung cấp nguồn giống phong phú và bảo đảm năng suất.
Ví dụ: Ven biển miền Trung, nơi giàu nguồn lợi hải sản, đã phát triển mạnh nuôi tôm, cá nước mặn.
+ Địa hình: Địa hình không chỉ ảnh hưởng đến điều kiện canh tác mà còn quyết định loại hình sản xuất nông nghiệp ở từng khu vực. Đồng bằng thấp trũng thích hợp cho trồng trọt quy mô lớn, trong khi vùng đồi núi cao phát triển chăn nuôi và trồng cây công nghiệp lâu năm.
Ví dụ: Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng với địa hình bằng phẳng là vùng trọng điểm trồng lúa. Tây Bắc với địa hình đồi núi tập trung trồng chè, phát triển chăn nuôi gia súc lớn như bò, trâu.
Tóm lại, các nhân tố tự nhiên là nền tảng không thể thay thế, quyết định trực tiếp đến sự phát triển và phân bố ngành nông nghiệp. Chúng không chỉ cung cấp điều kiện cần thiết như đất trồng, nguồn nước, khí hậu, địa hình và sinh vật mà còn định hình đặc trưng nông nghiệp của từng khu vực. Điều này khẳng định rằng việc hiểu và tận dụng tốt các nhân tố tự nhiên là yếu tố cốt lõi để nông nghiệp phát triển bền vững và hiệu quả
Các nhân tố kinh tế - xã hội có ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp:
- Dân cư và lao động (quy mô, cơ cấu, mật độ dân số,…): ảnh hưởng rất lớn đến thị trường tiêu thụ sản phẩm của ngành
Ví dụ: Ở Đồng bằng sông Cửu Long, lực lượng lao động nông nghiệp lớn, giàu kinh nghiệm canh tác lúa nước, giúp khu vực này trở thành vựa lúa lớn nhất Việt Nam.
- Khoa học - công nghệ: Tiến bộ khoa học - kĩ thuật trong nông nghiệp (cơ giới hóa, thủy lợi hóa, hóa hóc hóa, cách mạng xanh và công nghệ sinh học, ứng dụng cách mạng 4.0) tạo ra nhiều giống mới; tăng năng suất, chất lượng nông sản; sử dụng hiệu quả tài nguyên đất nước.
Ví dụ: Công nghệ tưới tiêu hiện đại và hệ thống nhà kính tại Nhật Bản giúp phát triển mạnh mẽ ngành trồng rau, hoa chất lượng cao.
- Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật: Thúc đẩy sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp; tăng cường liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản.
Ví dụ: Các tuyến giao thông kết nối vùng sản xuất nông nghiệp lớn như Tây Nguyên với các cảng xuất khẩu (Cảng Quy Nhơn, Cảng TP.HCM) giúp tăng giá trị xuất khẩu cà phê.
- Chính sách phát triển nông nghiệp, vốn đầu tư và thị trường: Tác động đến phương hướng sản xuất, cơ cấu ngành, quy mô sản xuất; xác định các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp; thúc đẩy nông nghiệp sản xuất hàng hoá.
+ Chính sách phát triển kinh tế nói chung, phát triển nông nghiệp nói riêng có ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp.
+ Vốn đầu tư tác động đến quy mô sản xuất, thúc đẩy sản xuất hàng hoá,...
+ Thị trường tiêu thụ (trong nước, ngoài nước) tác động tới giá cả nông sản, đến việc điều tiết sản xuất và ảnh hưởng chuyên môn hóa.
Ví dụ: Chính sách thủy lợi hóa và đầu tư giống lúa chất lượng cao của Chính phủ Việt Nam giúp tăng năng suất lúa tại Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
a) Phân loại nguồn lực phát triển kinh tế
Căn cứ vào nguồn gốc, có các nguồn lực phát triển kinh tế:
+ Vị trí địa lí: vị trí địa lí tự nhiên. vị trí địa lí kinh tế chính trị, giao thông.
+ Tự nhiên: đất, khí hậu, nước, biển, sinh vật, khoáng sản.
+ Kinh tế - xã hội: dân số và nguồn lao động, vốn, thị trường, khoa học - kĩ thuật và công nghệ, thương hiệu quốc gia, lịch sử - văn hoá, đường lối chính sách.
- Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, có các loại nguồn lực phát triển kinh tế:
+ Nguồn lực trong nước: vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, nguồn vốn đầu tư, khoa học - công nghệ, lịch sử - văn hoá, hệ thống tài sản quốc gia, đường lối chính sách.
+ Nguồn lực nước ngoài: vốn đầu tư nước ngoài, lao động nước ngoài; tri thức, kinh nghiệm tổ chức và quản lí, khoa học - công nghệ.
b) Phân tích tác động của nguồn lực vị trí địa lí đến phát triển kinh tế
Vị trí địa lí tạo ra những thuận lợi hoặc khó khăn để trao đổi, tiếp cận, giao thoa hay cùng phát triển giữa các quốc gia với nhau:
- Thuận lợi:
+ Giao thương và hội nhập quốc tế: Vị trí địa lí gần các tuyến đường giao thông quốc tế (đường biển, đường bộ, hàng không) giúp giảm chi phí vận chuyển hàng hóa, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu và tăng cường giao lưu kinh tế.
+ Tác động đến sự phát triển ngành kinh tế: kinh tế biển, kinh tế nông nghiệp, kinh tế công nghiệp,...
+ Thu hút các nhà đầu tư: Vị trí địa lí chiến lược, gần các trung tâm kinh tế lớn hoặc ở khu vực giao thương nhộn nhịp, sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
+ Điều kiện tự nhiên: quyết định kiểu khí hậu, tài nguyên phong phú,...
- Khó khăn:
+ Chịu ảnh hưởng của thiên tai.
+ Hạn chế xa trung tâm kinh tế lớn.
Ví dụ: Việt Nam có vị trí nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực ĐNA, giáp biển => Thuận lợi giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực và thế giới.
Tóm lại, trong xu thế hội nhập toàn cầu của nền kinh tế thế giới, vị trí địa lí là một nguồn lực để định hướng phát triển có lợi nhất trong phân công lao động toàn thế giới và xây dựng các mối quan hệ song phương hay đa phương của một quốc gia.
a) Phân loại nguồn lực phát triển kinh tế
Căn cứ vào nguồn gốc, có các nguồn lực phát triển kinh tế:
+ Vị trí địa lí: vị trí địa lí tự nhiên. vị trí địa lí kinh tế chính trị, giao thông.
+ Tự nhiên: đất, khí hậu, nước, biển, sinh vật, khoáng sản.
+ Kinh tế - xã hội: dân số và nguồn lao động, vốn, thị trường, khoa học - kĩ thuật và công nghệ, thương hiệu quốc gia, lịch sử - văn hoá, đường lối chính sách.
- Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, có các loại nguồn lực phát triển kinh tế:
+ Nguồn lực trong nước: vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, nguồn vốn đầu tư, khoa học - công nghệ, lịch sử - văn hoá, hệ thống tài sản quốc gia, đường lối chính sách.
+ Nguồn lực nước ngoài: vốn đầu tư nước ngoài, lao động nước ngoài; tri thức, kinh nghiệm tổ chức và quản lí, khoa học - công nghệ.
b) Phân tích tác động của nguồn lực vị trí địa lí đến phát triển kinh tế
Vị trí địa lí tạo ra những thuận lợi hoặc khó khăn để trao đổi, tiếp cận, giao thoa hay cùng phát triển giữa các quốc gia với nhau:
- Thuận lợi:
+ Giao thương và hội nhập quốc tế: Vị trí địa lí gần các tuyến đường giao thông quốc tế (đường biển, đường bộ, hàng không) giúp giảm chi phí vận chuyển hàng hóa, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu và tăng cường giao lưu kinh tế.
+ Tác động đến sự phát triển ngành kinh tế: kinh tế biển, kinh tế nông nghiệp, kinh tế công nghiệp,...
+ Thu hút các nhà đầu tư: Vị trí địa lí chiến lược, gần các trung tâm kinh tế lớn hoặc ở khu vực giao thương nhộn nhịp, sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
+ Điều kiện tự nhiên: quyết định kiểu khí hậu, tài nguyên phong phú,...
- Khó khăn:
+ Chịu ảnh hưởng của thiên tai.
+ Hạn chế xa trung tâm kinh tế lớn.
Ví dụ: Việt Nam có vị trí nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực ĐNA, giáp biển => Thuận lợi giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực và thế giới.
Tóm lại, trong xu thế hội nhập toàn cầu của nền kinh tế thế giới, vị trí địa lí là một nguồn lực để định hướng phát triển có lợi nhất trong phân công lao động toàn thế giới và xây dựng các mối quan hệ song phương hay đa phương của một quốc gia.
Các nguồn lực phát triển kinh tế bao gồm nội lực và ngoại lực
+Tạo thuận lợi cho mở rộng giao lưu để phát triển kinh tế với nhiều nước,khu vực trên thế giới.
+ Tạo thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển, các ngành công nghiệp dầu khí.
+ Gặp nhiều khó khăn do sự khắc nghiệt của thời tiết, khí hậu và những xung đột, tranh chấp về biên giới lãnh thổ, tài nguyên.