Mai Việt Hoàng

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Mai Việt Hoàng
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Dân tộc Việt Nam từ bao đời nay vốn nổi tiếng với truyền thống đoàn kết, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Một trong những truyền thống quý báu nhất, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác chính là tinh thần “Lá lành đùm lá rách”. Câu tục ngữ mộc mạc, giản dị ấy đã trở thành lẽ sống, là cội nguồn của bao nghĩa cử cao đẹp trong cộng đồng người Việt. Trong xã hội hiện đại ngày nay, hơn lúc nào hết, truyền thống này cần được giữ gìn và phát huy.

Trước hết, “Lá lành đùm lá rách” là truyền thống thể hiện tình thương, lòng nhân ái giữa con người với con người. Trong cuộc sống, không ai có thể đảm bảo mình luôn sung túc, may mắn. Sẽ có lúc chúng ta rơi vào khó khăn, mất mát, và chính khi ấy, sự sẻ chia từ những tấm lòng biết yêu thương sẽ là ngọn lửa sưởi ấm tâm hồn, giúp ta có thêm nghị lực để vượt qua nghịch cảnh. Truyền thống này tạo nên một xã hội gắn bó, nơi con người không sống ích kỉ, vô cảm, mà biết quan tâm, nâng đỡ nhau khi cần.

Thứ hai, tinh thần “Lá lành đùm lá rách” là nền tảng của sự đoàn kết dân tộc. Trong suốt chiều dài lịch sử, dân tộc Việt Nam đã nhiều lần trải qua chiến tranh, thiên tai, mất mát. Nhưng nhờ vào lòng yêu nước và tình thương đồng bào, nhân dân ta luôn đồng lòng vượt qua tất cả. Từ những phong trào quyên góp cứu đói, giúp đỡ đồng bào vùng lũ, đến những việc làm nhỏ như nhường cơm sẻ áo cho người nghèo – tất cả đều là minh chứng cho tinh thần đoàn kết được nuôi dưỡng bởi truyền thống đùm bọc. Một dân tộc biết thương nhau, biết san sẻ sẽ là một dân tộc mạnh mẽ, bền vững trước mọi thử thách.

Bên cạnh đó, gìn giữ truyền thống “Lá lành đùm lá rách” còn giúp giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ. Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, con người dễ bị cuốn theo lối sống thực dụng, cá nhân. Chính vì vậy, việc dạy cho con cháu biết yêu thương, sẻ chia là vô cùng cần thiết. Khi một đứa trẻ biết quan tâm đến bạn bè kém may mắn, biết nhường nhịn và giúp đỡ người khác, em sẽ lớn lên thành người có trách nhiệm và lòng nhân ái – điều mà không sách vở nào có thể thay thế.

Tuy nhiên, truyền thống tốt đẹp ấy sẽ dần mai một nếu chúng ta không chủ động giữ gìn và lan tỏa. Mỗi người cần thể hiện tinh thần “Lá lành đùm lá rách” ngay từ những hành động nhỏ như quyên góp quần áo cũ, giúp đỡ bạn học khó khăn, hay tham gia các hoạt động thiện nguyện. Trên mạng xã hội, việc lan tỏa những tấm gương nhân ái, sẻ chia cũng là cách để gìn giữ và nhân rộng truyền thống này.

Tóm lại, truyền thống “Lá lành đùm lá rách” là biểu tượng của lòng nhân ái và tinh thần đoàn kết dân tộc. Giữ gìn truyền thống ấy chính là giữ gìn cốt cách, bản sắc của người Việt Nam. Trong một thế giới đầy biến động, tình thương và sự sẻ chia vẫn luôn là những giá trị bền vững nhất – là sợi dây vô hình gắn kết mỗi chúng ta với nhau, tạo nên một xã hội nhân văn và hạnh phúc

Câu 1.
Văn bản kết hợp phương thức biểu cảm với tự sự, miêu tả, và nghị luận.


Câu 2.
Chủ đề của văn bản: Ngợi ca món phở như một nét đẹp văn hóa ẩm thực mang đậm bản sắc và tình cảm của người Việt. một món ăn truyền thông gắn bó lâu đời với người Việt Nam Ta

- thể hiện tình cảm trân trọng , yêu mến của tác giả đói với phở Việt Nam


Câu 3. các phép liên kết trong câu a , b là :

a. Phép liên kết : từ "thịt chín" được lặp lại để tạo sự liên kết.
b. Phép liên kết : "việc ấy" thay thế cho hành động "thái sẵn thịt chín, thái vụn ra…".


Câu 4.
Cái tôi của tác giả hiện lên là một người yêu nước, yêu văn hóa dân tộc, đặc biệt là yêu vẻ đẹp dân dã, mộc mạc của ẩm thực Việt. Ông cũng thể hiện cái nhìn sâu sắc, tinh tế và tràn đầy cảm xúc khi gắn món phở với phong vị mùa đông và không khí Tết của người dân.


Câu 5.
Một số câu văn bộc lộ cảm xúc:-

- “Tại sao, bây giờ Hà nội vẫn có phở, mà tiếng rao lại vắng hẳn đi?” – thể hiện nỗi tiếc nuối, hoài niệm.

- “Có những lúc, tôi muốn thu thanh vào đĩa…” cho thấy mong muốn giữ gìn những giá trị xưa cũ, thân thương.
=> Những câu văn này thể hiện tâm hồn đa cảm, gắn bó sâu sắc với ký ức dân tộc của tác giả.


Câu 6.
Tuổi thơ của em gắn liền với những chiều hè rong chơi khắp xóm cùng lũ bạn ở quê . Chúng em thường tụ tập dưới gốc cây đa già, chơi ô ăn quan hay bắn bi, cười đùa vui vẻ. Mỗi khi tiếng rao "kem đây!" vang lên từ xa, ai cũng hò reo chạy vội ra cổng. Những que kem mát lạnh không chỉ xua đi cái nóng mà còn lưu giữ bao kỉ niệm ngọt ngào. Giờ đây nhớ lại, em vẫn thấy lòng ấm áp và muốn được quay lại những ngày ấy – thời gian không lo toan, chỉ toàn niềm vui và tiếng cười.