

Phùng Thị Thu Hường
Giới thiệu về bản thân



































Câu 1
Thể thơ : thất ngôn bát cú đường luật
Câu2
Luật thơ : luật trắc
Câu 3
Biện pháp tu từ : ẩn dụ , phóng đại
Tác dụng : tác giả đã dùng lời lẽ để tán thưởng sức mạnh mãnh liệt của những quân nhà Trần , cũng như cho thấy sự tự hào về sức mạnh của dân tộc , về dòng máu chảy cũng như về thể hiện hào khí của nhà Trần thời đó . Chính biện pháp ẩn dụ " tâm quân tì hổ " đã làm gợi lên sức hấp dẫn , sinh động cũng như gợi tả diễn đạt của bài. Biện pháp tu từ phóng đại "khí thôn ngưu " giúp cho những chi tiết được khắc sâu rõ rệt , nhấn mạnh và gây ấn tượng về bản chất đối tượng tương tự với hào khí của nhà Trần
Câu 4
Hình tượng bậc nam tử trong bài thơ Thuật hoài là một người dũng cảm, mạnh mẽ, có khí thế và tầm nhìn xa.
Câu 5: Thông điệp mà em tâm đắc là "Làm trai, (nếu) chưa trả xong nợ công danh, (Thì sẽ) hổ thẹn khi nghe người đời nhắc đến sự nghiệp của Vũ hầu." Điều này có nghĩa là chúng ta phải cố gắng và nỗ lực để đạt được thành công và làm cho đất nước tự hào
Câu 1
Thị Phương là một nhân vật phụ nhưng lại có vai trò quan trọng trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm. Nàng là một cô gái trẻ, xinh đẹp, có cá tính mạnh mẽ và lòng tự trọng cao. Điều này được thể hiện qua hành động nàng thẳng thắn từ chối lời đề nghị khiếm nhã của nhà giàu và dám đứng lên chống lại những bất công trong xã hội. Tuy nhiên, Thị Phương cũng là một người con gái có số phận bất hạnh. Nàng phải chịu nhiều đau khổ, mất mát trong cuộc sống. Dù vậy, nàng vẫn luôn giữ vững niềm tin vào những điều tốt đẹp và không ngừng đấu tranh cho hạnh phúc của bản thân. Nhân vật Thị Phương là một hình tượng đẹp về người phụ nữ Việt Nam truyền thống. Nàng là biểu tượng cho vẻ đẹp tâm hồn, sự kiên cường và lòng vị tha.
Câu 2
Sac-lơ Điu- hít tác giả cuốn sách sức mạnh của thói quen cho rằng " thói quen quyết định hình cuộc sống của chún ta theo hau cách ta khó có thể hình dung được " . Đúng vậy thói quen không thể thiếu trong mỗi con người ai cũng hình thành cho mình thói quen riêng. Có người có thói quen tốt nhưng có không ít người mắc khỏi thói quen xấu. Những thói quen tốt thì cần duy trì, nhưng thói quen xấu thì lại khó bỏ. Một trong những thói quen xấu đó là thói quen " bỏ quên " gia đình trong đời sống hiện nay.
Tương lai và cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao nếu như chúng ta cứ tiếp tục bị những thói quen xấu làm ảnh hưởng và ăn mòn nhân cách chúng ta . Vậy thói quen đó là cóa thể ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của chúng ta.
Cuộc sống hiện đại với guồng quay hối hả, những lo toan bộn bề đã vô tình khiến nhiều bạn trẻ "bỏ quên" gia đình. Dành thời gian cho sự nghiệp, cho những mối quan hệ xã hội, cho những thú vui cá nhân, nhưng lại quên mất rằng, gia đình mới là nơi ta thuộc về, là bến đỗ bình yên nhất. Đã đến lúc chúng ta cần nhìn nhận lại và thay đổi thói quen này.
Gia đình là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của mỗi cá nhân. Nơi đó, ta được yêu thương, được che chở, được dạy dỗ những giá trị đạo đức tốt đẹp. Gia đình là nơi ta tìm thấy sự đồng cảm, sẻ chia, là nguồn động viên lớn lao giúp ta vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Khi ta "bỏ quên" gia đình, cũng đồng nghĩa với việc ta đang tự đánh mất đi một phần quan trọng của chính mình.
Thói quen "bỏ quên" gia đình không chỉ gây tổn thương cho những người thân yêu, mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến chính bản thân mỗi người. Khi thiếu đi sự gắn kết với gia đình, ta dễ cảm thấy cô đơn, lạc lõng, thậm chí rơi vào trạng thái trầm cảm. Những mâu thuẫn, xung đột trong gia đình cũng có thể nảy sinh và ngày càng trở nên nghiêm trọng nếu không được giải quyết kịp thời.
Vậy làm thế nào để thay đổi thói quen này? Trước hết, hãy dành thời gian cho gia đình, dù chỉ là những khoảnh khắc ngắn ngủi. Một bữa cơm tối ấm cúng, một buổi trò chuyện thân mật, hay đơn giản là cùng nhau xem một bộ phim, cũng đủ để tạo nên những kỷ niệm đáng nhớ. Hãy lắng nghe, chia sẻ và thấu hiểu những tâm tư, nguyện vọng của người thân. Hãy thể hiện tình yêu thương, sự quan tâm bằng những hành động thiết thực.
Bên cạnh đó, cần cân bằng giữa công việc và cuộc sống gia đình. Đừng để công việc chiếm hết thời gian và tâm trí của bạn. Hãy học cách sắp xếp công việc một cách khoa học, hiệu quả để có thêm thời gian dành cho gia đình. Đồng thời, hãy tạo ra những hoạt động chung để cả gia đình cùng tham gia, như đi du lịch, dã ngoại, hoặc tham gia các hoạt động thể thao, văn hóa.
Gia đình là tài sản quý giá nhất của mỗi người. Hãy trân trọng và gìn giữ những khoảnh khắc bên gia đình, bởi đó chính là nguồn sức mạnh, là động lực để ta vững bước trên con đường đời. Hãy nhớ rằng, dù bạn có đi đâu, về đâu, gia đình vẫn luôn là nơi dang rộng vòng tay chào đón bạn trở về.
Câu 1
Chủ đề của văn bản là tình mẫu tử,lòng hiếu thảo và sự hi sinh của người con gái
Câu 2
Trong đoạn trích, xuất hiện các lối nói và làn điệu chèo đặc trưng như:
+lối nói sử: Đây là những câu nói mang tính mô tả, truyền đạt sự kiện và cảm xúc của các nhân vật trong vở chèo.hát sắp: Là những bài hát ngắn được thể hiện với giọng điệu và nhịp điệu đặc trưng của chèo, thường thể hiện cảm xúc nhân vật.
+hát văn: Cũng giống như hát sắp, nhưng có những yếu tố thánh thiện và cầu nguyện, diễn tả những tâm tư sâu sắc của nhân vật.
Câu 3
Thị Phương hiện lên là một người phụ nữ kiên cường, dũng cảm và hiếu thảo. Khi đối mặt với nguy hiểm, dù là quỷ dữ hay hổ rừng, cô luôn đặt gia đình, đặc biệt là mẹ chồng, lên trên bản thân mình. Cô sẵn sàng hy sinh để bảo vệ mẹ và người thân, thể hiện rõ lòng yêu thương và sự hy sinh vô điều kiện. Thị Phương không ngại khó khăn, nguy hiểm để chăm lo cho mẹ chồng trong suốt hành trình dài, qua hai lần suýt chết cho thấy cô là một hình mẫu của sự trung hậu và đức hy sinh.
Câu 4
Người mẹ chồng trong đoạn trích thể hiện sự yêu thương và lo lắng cho Thị Phương. Khi Thị Phương quyết định hy sinh để cứu mẹ, bà đã cảm nhận được sự hy sinh và lòng hiếu thảo của cô, đồng thời cũng thấy lo lắng và dằn vặt vì không muốn con gái mình phải chịu nỗi đau. Bà cũng đã thể hiện sự cảm kích trước lòng dũng cảm của con dâu, và cuối cùng, bà cũng chấp nhận để Thị Phương bảo vệ mình. Người mẹ chồng trong câu chuyện thể hiện sự tình cảm chân thành và lòng thương xót đối với Thị Phương, một người con dâu hết lòng chăm sóc gia đình.
Câu 5
Từ văn bản, em rút ra được hai bài học quan trọng:
+giá trị của lòng hiếu thảo: Tình yêu và sự hy sinh của con cái đối với cha mẹ luôn là giá trị bất diệt. Thị Phương hy sinh mạng sống để cứu mẹ chồng, chứng tỏ rằng tình cảm gia đình, sự chăm sóc và hiếu thảo là những phẩm chất cao quý.
+sự dũng cảm hi sinh vì người khác : Thị Phương không chỉ hy sinh vì mẹ chồng mà còn thể hiện lòng dũng cảm khi đối diện với nguy hiểm. Điều này cho thấy, đôi khi chúng ta phải biết đặt lợi ích của người khác lên trên bản thân, và chính sự hy sinh đó mới đem lại những giá trị bền vững.
Câu 1:
-Tóm tắt câu chuyện: Tác giả kể về một cậu bé đã giúp tác giả sắp xếp đồ đạc trong nhà một cách tỉ mỉ và cẩn thận, thể hiện sự quan tâm đến các vật dụng xung quanh. Cậu bé giải thích rằng cậu cảm thấy không yên khi thấy đồ vật bị đặt không đúng chỗ.
-Điều tác giả nhận ra: Qua câu chuyện này, tác giả nhận ra tầm quan trọng của sự đồng cảm. Cậu bé không chỉ đồng cảm với con người mà còn mở rộng sự đồng cảm đến cả đồ vật, cho thấy một trái tim vô cùng nhạy cảm và giàu tình yêu thương.
Câu 2:
-Sự khác biệt: Theo tác giả, người nghệ sĩ có khả năng đồng cảm sâu sắc hơn với mọi vật, mọi hiện tượng xung quanh. Trong khi người thường chỉ đồng cảm với con người hoặc động vật, thì người nghệ sĩ có thể cảm nhận được cả những rung động của đồ vật, của thiên nhiên.
-Giải thích: Sự đồng cảm rộng lớn này giúp người nghệ sĩ có được nguồn cảm hứng vô tận để sáng tạo. Họ có thể nhìn thấy cái đẹp trong những điều nhỏ nhặt nhất và truyền tải những cảm xúc đó vào tác phẩm của mình.
Câu 3:
-Tạo sự gần gũi: Việc kể chuyện giúp cho bài viết trở nên sinh động, gần gũi và dễ hiểu hơn. Người đọc dễ dàng hình dung ra tình huống và đồng cảm với nhân vật.
-Minh họa ý tưởng: Câu chuyện là một ví dụ cụ thể để minh họa cho ý tưởng chính của bài viết, giúp người đọc hiểu rõ hơn về khái niệm đồng cảm và vai trò của nó trong cuộc sống, đặc biệt là trong nghệ thuật.
-Khơi gợi suy nghĩ: Câu chuyện đặt ra những câu hỏi thú vị, kích thích người đọc suy ngẫm về bản thân và thế giới xung quanh
1
Trước một gốc cây, nhà khoa học thấy được tính chất và trạng thái của nó, bác làm vườn thấy sức sống của nó, chú thợ mộc thấy chất liệu của nó, anh hoạ sĩ thấy dáng vẻ của nó. Ba người kia đều có mục đích, đều nghĩ tới quan hệ nhân quả của cái cây, còn anh hoạ sĩ lại chỉ thưởng thức dáng vẻ của cái cây hiện tại, không còn mục đích nào khác.
2
- Người nghệ sĩ phải đồng cảm với mọi vật, từ sinh vật đến phi sinh vật, từ động vật đến thực vật.
- Vạn vật đều có linh hồn nên cần nhìn và cảm nhận chúng từ sâu trong tâm hồn mình.
1
- Những đoạn văn nói về trẻ thơ, tuổi thơ: đoạn 1, 5, 6
- Những câu nói về trẻ thơ:
+ Trẻ em phần lớn rất giàu lòng đồng cảm
+ Chúng không chỉ đồng cảm với con người mà bằng một cách hệt sức tự nhiên, còn đồng cảm với hết thảy sự vật như chó mèo, hoa cỏ, chim cá, bướm sâu,.... Tấm lòng chúng chân thành mà tự nhiên hơn nghệ sĩ nhiều. Chúng thường để ý đến những việc mà người lớn không chú tâm đến, phát hiện ra những điểm mà người lớn không phát hiện được.
+ Bản chất của trẻ em là nghệ thuật
+ Tuổi thơ quả là thời hoàng kim trong đời người
- Tác giả nhắc nhiều đến trẻ em và tuổi thơ như vậy nhằm nhấn mạnh nghệ thuật qua cái nhìn của trẻ em là nghệ thuật chân thật, chân chính nhất và tuổi thơ là lúc chúng ta có thể dễ dàng cảm nhận tư vị của cái đẹp
2
Điểm tương đồng giữa trẻ em và người nghệ sĩ là giàu lòng đồng cảm.
- Sự khâm phục, trân trọng trẻ em của tác giả được hình thành trên cơ sở tác giả phát hiện “bản chất của trẻ thơ là nghệ thuật”. Trẻ em không chỉ đồng cảm với con người mà bằng một cách hết sức tự nhiên, còn đồng cảm với hết thành sự vật như chó mèo, hoa cỏ, chim cá, bướm sâu. Chúng hồn nhiên trò chuyện với chó mèo, hồn nhiên hồn nhiên cây cỏ, hồn nhiên chơi với búp bê, tấm lòng chung chân thành mà tự nhiên hơn nghệ sĩ nhiều
Câu 1
Bài thơ haikua Kobayashi Issa như một bức tranh thu nhỏ về mùa xuân tươi đẹp. Hình ảnh mưa xuân không chỉ mang đến sự tươi mới mà còn gợi lên âm thanh dịu nhẹ , như những nốt nhạc đầu tiên của mùa xuân . Tiếng mưa như hòa quyện vào tiếng cười giòn tan của cô bé , tạo nên một không gian tràn đầy sức sống .Hình ảnh cô bé xuất hiện trong khung cảnh mùa xuân , mang đến cảm giác gần gũi , ấm áp . Cô bé không chỉ là nhân vật chính mà còn là đại diện cho tuổi thơ hồn nhiên trong sáng. Hành động của cô bé khiến ta bật cười thích thú. Cô bé không chỉ chơi đùa với con mèo mà còn tưởng tượng , sáng tạo ra những trò chơi ngộ nghĩnh . Qua đó ta cảm nhận được tâm hồn tinh nghịch , yêu đời của cô bé. Từ đó bài thơ haiku này không chỉ vẽ nên một bức tranh mùa xuân tươi đẹp mà còn gợi lên những cảm xúc sâu sắc về tuổi thơ. Qua đó , tác giả Kobayashi Issa đã khéo léo thể hiện tình yêu thiên nhiên , sự quan sát tinh tế và tấm lòng tràn đầy yêu thương đối với cuộc sống
Câu 2
Trong cuộc sống hiện đại , nhiều bạn trẻ có xu hướng chờ đợi đến khi gặp áp lực mới bắt đầu hành động điều này gọi là " nước đến chân mới nhảy" . Thói quen này không chỉ ảnh hưởng đến sự nghiệp học tập mà còn ảnh hưởng đến cả cuộc sống thường ngày . Điều đầu tiên , việc trì hoãn khiến cho chúng ta không kịp hoàn thành nhiệm vụ , từ đó tạo ra stress cảm giác thiếu tự tin . Khi đối diện với áp lực thời gian , chất lượng công việc thường ngày không đảm bảo dẫn đến những kết quả kém hơn. Thứ hai, sống trong thế chờ đợi có thể làm giảm khả năng quản lí thời gian và tổ chức công việc . Nếu không biết quý trọng thời gian chúng ta sẽ không thể phát huy hết khả năng của bản thân . Hơn thêw nữa thói quen này có thể kéo theo những hệ lụy xấu , khiến cho con người trở nên lề mề , từ đó ảnh hưởng đến các mối quan hệ xung quanh. Vì vậy tôi kêu gọi mọi người hãy xem lại thói quen " nước đến chân mới nhảy" . Thay vì chờ mọi việc đến sát hạn mới phản ứng , hãy lập kế hoạch và thực hiện chúng từ sớm . Điều này không chỉ giúp nâng cao hiệu quả công việc mà còn tạo điều kiện cho việc phát triển bản thân một cách toàn diện . Qua đó chúng ta hãy cùng nhau thay đổi thói quen , sống chủ động và trách nhiệm hơn với thời gian của mình
Câu 1
Thể loại của văn bản Đồng vọng ngược chiều : truyện ngắn
Câu2
-Ngôi kể: ngôi thứ 3
- Một câu văn thể hiện ngôi kể : cháu các ông các bà...cháu mù lòa già cả...cháu xin các ông các bà nhón tay làm phúc
Câu 3
BPTT so sánh : như đóng đinh
Tác dụng : bptt so sánh nhấn mạnh và làm nổi bật sự tác động mạnh mẽ bất ngờ của tia nắng lên hình ảnh bà lão . BPTT só sánh làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho tác phẩm . Nó gợi lên sự cô đơn hiu quạnh của bà lão . Bà lão như bị "mắc kẹt " kkhoong thể thoát ra được . Đồng thời qua đó cho chúng ta thấy được sự đồng cảm xót xa của tác giả trước hoàn cảnh khó khăn của bà lão
Câu 4
Ý nghĩa của nhan đề : là sự đồng cảm , thấu hiểu giữa những con người tưởng chừng như khác biệt , thậm chí là đối lập nhau. Đó là sự gặp gỡ giao thoa giữa những số phận bất hạnh , nhưng tâm hồn cô đơn. Tạo nên khoảng khắc ấm áp và ý nghĩa trong cuộc sống
Câu 5
Thông điệp : chúng ta phải biết lắng nghe và thấu hiểu nhau. Phải biết đồng cảm , sẻ chia , giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn