Nguyễn Thị Bích Đào

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Nguyễn Thị Bích Đào
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu 1: Kiểu văn bản của ngữ liệu trên là. Ngữ liệu trên thuộc kiểu văn bản miêu tả, kết hợp với yếu tố thuyết minh. Văn bản miêu tả các hoạt động, hình ảnh và nét văn hóa đặc trưng của chợ nổi miền Tây, đồng thời cung cấp thông tin về cách thức giao thương và các sản phẩm được bày bán. Câu 2: Một số hình ảnh, chi tiết cho thấy cách giao thương, mua bán thú vị trên chợ nổi : +Người buôn bán nhóm họp bằng xuồng, sử dụng các loại xuồng như xuồng ba lá, xuồng năm lá, ghe tam bản, tắc ráng, ghe máy. Hàng hóa được treo trên "cây bẹo" để khách hàng có thể nhìn thấy từ xa. +Các loại trái cây, rau củ, hàng thủ công gia dụng được bày bán phong phú. +Cách rao hàng bằng âm thanh từ các chiếc kèn, với những tiếng rao mời của người bán hàng. +Những chiếc ghe treo tấm lá lợp nhà để rao bán chính chiếc ghe đó. Câu 3: Tác dụng của việc sử dụng tên các địa danh trong văn bản trên là: Việc sử dụng tên các địa danh như chợ nổi Cái Bè, Cái Răng, Ngã Bảy, Ngã Năm, Sông Trẹm, v.v. giúp tạo ra sự cụ thể và sinh động cho văn bản. Nó không chỉ làm nổi bật đặc trưng văn hóa của từng khu vực mà còn giúp người đọc dễ dàng hình dung và nhận diện được các địa điểm nổi tiếng của miền Tây. Đồng thời, việc nêu rõ các địa danh cũng thể hiện sự phong phú và đa dạng của văn hóa chợ nổi miền Tây. Câu 4: Tác dụng của phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong văn bản trên là: Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong văn bản, như hình ảnh của "cây bẹo" và âm thanh từ các chiếc kèn, tạo ra sự sinh động và hấp dẫn cho hoạt động giao thương trên chợ nổi. Những hình ảnh này không chỉ giúp người đọc hình dung rõ hơn về không gian và hoạt động của chợ nổi mà còn thể hiện nét văn hóa độc đáo của người dân miền Tây. Âm thanh từ tiếng rao mời cũng góp phần tạo nên không khí nhộn nhịp, vui tươi của chợ nổi, làm cho người đọc cảm nhận được sự sống động và hấp dẫn của nơi đây. Câu 5: Suy nghĩ của em về vai trò của chợ nổi đối với đời sống của người dân miền Tây là: Chợ nổi đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người dân miền Tây, không chỉ là nơi giao thương hàng hóa mà còn là trung tâm văn hóa, xã hội. Chợ nổi giúp người dân dễ dàng tiếp cận các sản phẩm nông sản, thực phẩm tươi sống, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, chợ nổi còn là nơi giao lưu, kết nối cộng đồng, nơi mà người dân có thể gặp gỡ, trò chuyện và chia sẻ kinh nghiệm sống. Hơn nữa, chợ nổi còn góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người dân miền Tây, tạo nên một nét đẹp văn hóa độc đáo trong bức tranh đa dạng của văn hóa Việt Nam.

 Câu 1

Việc tôn trọng sự khác biệt của người khác là một trong những giá trị quan trọng nhất trong cuộc sống. Khi chúng ta tôn trọng sự khác biệt của người khác, chúng ta đang thể hiện sự chấp nhận và đánh giá cao sự đa dạng và phong phú của cuộc sống.Sự khác biệt giữa con người là điều không thể tránh khỏi, và nó là một phần quan trọng của sự phát triển và tiến bộ của xã hội. Khi chúng ta tôn trọng sự khác biệt của người khác, chúng ta đang tạo điều kiện cho sự phát triển và tiến bộ của xã hội.Tuy nhiên, việc tôn trọng sự khác biệt của người khác không phải là một việc dễ dàng. Nó đòi hỏi sự hiểu biết, sự cảm thông và sự chấp nhận. Chúng ta cần phải học cách để hiểu và chấp nhận sự khác biệt của người khác, và không nên phán xét hoặc phân biệt đối xử với họ.Khi chúng ta tôn trọng sự khác biệt của người khác, chúng ta đang xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Chúng ta đang tạo điều kiện cho sự phát triển và tiến bộ của xã hội, và chúng ta đang thể hiện sự chấp nhận và đánh giá cao sự đa dạng và phong phú của cuộc sống.Tóm lại, việc tôn trọng sự khác biệt của người khác là một trong những giá trị quan trọng nhất trong cuộc sống. Nó đòi hỏi sự hiểu biết, sự cảm thông và sự chấp nhận, và nó là một phần quan trọng của sự phát triển và tiến bộ của xã hội.

Câu 2

“Thơ là người thư kí chân thành của trái tim” (Duybralay). Rung lên từ tâm hồn người nghệ sĩ, thơ tựa như một bản hoà ca với những giai điệu trầm bổng khác nhau. Giữa những cung bậc rộn ràng của phong trào “Thơ mới” Lưu Trọng Lư chỉ ra “một nốt trầm xao xuyến”, vang lên rất nhẹ, rất êm nhưng lắng động và lan tỏa trong lòng người. Không thoát lên như Thế Lữ, không điên cuồng như Hàn Mặc Tử, Lưu Trọng Lư lặng lẽ tìm cho mình một lối rẽ về quá khứ, về những hồi ức lung linh, sâu lắng trong tâm hồn. “Nắng mới” là một trong những bài thơ như thế. Ta bắt gặp ở đây một tâm hồn đầm thắm, mỏng manh và một nỗi buồn sâu lắng khiến ai đọc qua dù chỉ một lần cùng không thề nào quên.

 

Từ thửa bé thơ khi đọc Nắng mới của Lưu Trọng Lư, dù trí óc còn non nớt,chưa thẻ hiểu hết…nhưng lòng tôi lại rung lên, lại xao xác những nỗi niềm. Có lúc tôi tự hỏi: Tại sao tác phẩm lại tạo nên sự ám ảnh đến vậy? Phải chăng là sức mạnh của nghệ thuật bài thơ? Giờ đây,khi đối diện với văn bản tác phẩm, sau bao năm suy ngẫm, tôi muốn tìm cho lòng mình một sự lý giải. Hoài thanh khi nhận xét về thơ Lưu Trọnh Lư đã giải bày: “…Dầu có ưa thơ người này người khác, mỗi lúc buồn đến, tôi lại trở về với Lưu Trọng Lư. Có những bài thơ cứ vương vẩn trong trí óc tôi hang tháng, lúc nào cũng như văng vẳng bên tai”.

 

Bài thơ “Nắng mới” đã được vẻ đẹp nơi tâm hồn của Lưu Trọng Lư: Thành thực phiêu diêu trong cõi mộng, cứ để lòng mình tràn lan trên trang giấy. Tưởng như nhà thơ không hề làm nghệ thuật, chỉ là dòng chảy tự nhiên của cảm xúc.

 

Bài thơ trải dài theo mạch cảm xúc, kết cấu đan xen giữa quá khứ và hiện tại như một hồi ức về người mẹ thân yêu của nhà thơ. Không cần phải là “yên ba giang thượng” như của Thôi Hiệu, cùng không phải là cái ám ảnh “chiều chiều ra đứng ngõ sau trong ca dao – không gian – thời gian nghệ thuật ở đây chỉ là một buổi trưa buồn bên song cửa. Bình dị nhưng cũng đủ sức lay động lòng người con nhớ mẹ “ruột đau chín chiều”. Trong tiếng gà trưa xao xác, kỉ niệm chợt ùa về, đong đầy trong nỗi nhớ – khúc dạo đầu cất lên đã nghe dìu dắt vang ngân một nỗi buồn man mác, thiết tha:

 

“Mỗi lần nắng mới hắt lên song

 

Xao xác gà trưa gáy não nùng

 

Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng

 

Chập chờn sống lại nhữnMột không gian sao quá đỗi hiu hắt, nắng không rực rỡ tươi vui mà chỉ “hắt” bên song. Chỉ một từ “hắt” cả không gian một màu ảm đạm, một màu hoài niệm…Ở đây nghệ thuật lấy động tả tĩnh đươc tác giả sử dụng rất thành công, cái động của tiếng gà trưa xao xác chỉ làm rõ thêm cái tĩnh, cái mông lung mà thôi.

 

Nói là “Chập chờn sống lại” nhưng có lẽ nhà thơ nhớ rõ lắm, “màu áo đỏ tươi rực rỡ” trong nắng là chi tiết đặc sắc của bài thơ. Chính là sự kế tiếp của chi tiết nắng mới, là hệ quả của sự nhắc nhở và là màu lưu giữ những kỉ niệm không thể xóa nhòa trong lòng tác giả

 

Từ “nắng mới” trong tựa lại đề một lần nưa được chọn để mở đầu bài thơ như một sợi dây liên khúc, một nhịp cầu nối về quá khứ xa xưa. Nhưng “nắng mới” là nắng như thể nào? Người đọc chưa hiểu, chỉ cảm được rằng nắng ở đấy buồn lắm. Nắng không tươi tắn như trong thơ Hàn Mặc Tử; “Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên”. Dưới con mắt duyên của Xuân Diệu, nắng chỉ là một ảnh hình quen thuộc, soi rọi vào tiềm thức nhà thơ, gọi về những kỉ niệm xa xưa của một thời tươi đẹp. Cộng hưởng với màu sắc mới ấy còn có một âm thanh, cùng quen thuộc và buồn không kém là tiếng gà trưa xao xác não nùng. Từ hình ảnh “nắng mới hắt” có phần gắt với ba thanh trắc liền ở trên, câu thơ đến đây chợt chùng hẳn xuống, nặng trìu một nồi buồn qua các từ láy : “xao xác”, “não nùng”, “chập chờn” gợi một nỗi buồn dịu nhẹ, một tâm trạng quạnh hiu xa vắng. “Mỗi lần” lại nhắc nhở “mỗi lần”. Lời thơ viết giản dị, tự nhiên, không một chút cầu kỳ, gọt giũa đúng như Hoài Thanh đã nhận định: “Lư để lòng mình tràn lan trên mặt giấy” nhưng vẫn sức lay động lạ kỳ. Kỷ niệm ùa vẽ, lung linh trong màu nắng mới, đánh thức dậy trong tâm hổn nhà thơ cả một thời dĩ vãng tưởng đã nhạt nhòa:

 

“Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng

 

Chập chờn sống lại những ngày không”.

 

Hiện tại trước mắt mờ dần, nhường chồ cho quá khứ tràn về. Nhịp cầu đã bắc, hoài niệm mênh mang… “Những ngày không” phải chăng là những ngày ấu thơ, khi tác giả còn nhỏ, lòng chưa vướng bận điều gì. Vậy tại sao nó lại khắc sâu trong tâm khảm nhà thơ đến vậy? Bởi vì “những ngày không” ấy đã in dấu một kỷ niệm hay hình ảnh một người nào?g ngày không”.Mạch thơ liên tục, trái dài sang khổ hai để chuyển hoàn toàn về quá khứ. Thuyền hồn đã cập bến “ngày xưa”, câu chuyện cổ tích về một người mẹ đã bắt đầu:

 

“Tôi nhớ mẹ tôi thuở thiếu thời

 

Lúc người còn sống, tôi lên mười

 

Môi lần nắng mới reo ngoài nội

 

Áo đỏ Người đưa trước giậu phơi”.

 

Từ “nắng mới hắt bên song” gợi nhớ “nắng mới reo ngoài nội”, nhớ chiếc áo dẻ mẹ phơi trước giậu, bà mẹ lại mang áo rét ra phơi, để cất đi dành cho mùa rét tới. Cái nắng mới của hoài niệm này mới náo nức, mới tươi vui làm sao, đây nắng như bởi gắn với một cậu bé lên mười, với một người mẹ chăm chút, hiền dịu… cứ thế, nỗi nhớ này một thành hình, rõ nét hơn. Dù có tả nhưng khổ thơ thứ hai vẫn thiên về xác định thời điểm, địa điểm, chỉ đến khổ thơ cuối cảnh và tình mới thật quấn quít.

 

Hình ảnh người mẹ thân yêu của tác giả hiện lên, lúc đầu còn mờ nhạt nhưng càng về sau càng rõ nét và choáng đầy tâm trí. Qua cách nói dường như đang cố nén niềm thương nhớ chỉ chực dâng trào, ta chợt hiểu ra và đồng cảm sâu sắc với nỗi buồn của tác giả: người mẹ ấy không còn nữa và tất cả những gì nhà thơ còn nhớ về mẹ chỉ là chút kỹ niệm nhạt nhòa đọng lại trong tâm hồn non nớt, thơ ngây của đứa trẻ lên mười. Từ “nắng mới” là cái nắng mỗi độ xuân về, khi mẹ tác giả thường mang áo ra phơi để áo thơm mùi nắng sau những ngày đông rét mướt. Nắng thì năm nào chẳng có, sao gọi là “mới”? Nhưng như người ta thường chờ ngày mùa để ăn “gạo mới”, lòng trẻ vần náo núc chờ mong ngày nắng lại về, để cùng mẹ phơi áo bên giậu thưa. Cũng là “nắng mới” nhưng cái nắng của quá khứ không “hắt bên song” buồn bà mà tràn đầy sức sống, niềm vui “reo ngoài nội” vì đó là nắng của những ngày còn mẹ. Từ “reo” như một nốt nhạc lành lót, tươi vui khiến câu thơ chợt bùng lên sức sống.

 

Hình ảnh người mẹ chưa hiện lên trực tiếp mà chỉ thấp thoáng, lung linh sau màu áo đỏ, sau lưng giậu nhưng đã gây một ân tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc. Đó có lẽ cũng là hình ảnh đẹp đẽ nhất, trìu mến thương yêu nhất mà nhà thơ còn lưu giữ, khắc sâu trong tâm trí. Màu đỏ của chiếc áo trong tiếng nắng reo làm cho câu thơ sáng lên, ấm nóng hơn. Có lẽ cũng nhờ màu đỏ ấy mà việc phơi áo của mẹ càng trở thành một điểm son trong nỗi nhớ về tuổi thơ. Màu đỏ của chiếc áo là một chi tiết nghệ thuật rất đặc sắc, nó làm cho kỉ niệm trong sáng, làm ấm nóng một tâm hồn lạnh lẽo khi phiêu dạt về tuổi thơ lúc còn mẹ. Thử cắt màu đỏ đi: “Chiếc áo người đưa trước giậu phơi”, hình ảnh của kì niệm xám lại ngay.

 

“Hình dáng mẹ tôi chửa xóa mờ

 

Hãy còn mường tượng lúc vào ra

 

Nét cười đen nhánh sau tay áo

 

Trong ánh trưa hè trước giậu thưa”.

 

Mạch thơ lại quay về hiện tại, nhà thơ sực tỉnh nhưng vần chưa hết thổn thức, bồi hồi. Hình ánh người mẹ vẫn còn đó, nơi đồng nội, giậu phơi, nơi hiên nhà, song cửa… Dường như đâu đâu cũng in bóng dáng mẹ, vương hơi ấm của mẹ nên nỗi nhớ lúc nào cùng chỉ chực dâng trào. Và phải chăng “nắng mới” chỉ như cái cớ, chi là giọt nước làm tràn đầy ly thương nhớ.

 

Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh “nét cười đen nhánh”, như một nốt lặng cuối bàn nhạc đế dư ba, dư vị cùa ý thơ còn lan tỏa mài trong lòng người đọc. Dáng hình người mẹ như hiện lên rõ rệt trong tâm tưởng nhà thơ. Chi tiết gây ấn tượng nhất Nắng mới là “nét cười đên nhánh” của người mẹ. Câu thơ rất tạo hình.Chân dung bà mẹ hiện lên chỉ nơi trong hình ảnh ấy. Không phải “miệng” cười hay “nụ” cười mà là “nét”, lại “đen nhánh”! Hình ảnh thơ bỗng sắc, bỗng lấp lánh hơn. Đây là chi tiết duy nhất miêu tả người mẹ nhưng nó cũng là điểm son hội tụ tất cả cái hồn của bức chân dung. Không phải là “nụ cười” hay “miệng cười” mà là “nét cười” vì cái cười ấy rất kín đáo, rất nhẹ, rất nhanh, dường như chỉ lướt qua trên khuôn mặt chứ chưa kịp động lại thành một nụ cười, mà lại là “nét cười đen nhánh” nữa. Lưu Trọng Lư không nói thẳng như Hoàng cầm:

 

“Nhưng cô hàng xén răng đen

 

Cười như mùa thu tỏa nắng”.

 

(Bên kia sông Đuống)Mà lại “đi tắt” để tạo nên một kết hợp từ độc đáo và thú vị, hay nói theo cách của Hoài Thanh: “câu thơ mất đi một tí rõ ràng để được thêm rất nhiều mơ mộng”. Hình ảnh “tay áo” đã đẩy “nét cười” ra phía sau, tạo nên độ sâu cho bức tranh, đồng thời tăng thêm sức duyên dáng, gợi cảm cho “nét cười”. Ta đã từng bắt gặp trong thơ Hàn Mặc Từ một hình ánh cùng đẹp và tinh tế như thế; “Lá trúc che ngang mặt chữ điền” (Đây thôn Vĩ Dạ) nhưng có lẽ hình ảnh “nét cười” ở đây có hồn, có sức gợi cảm hơn nhiều vì đó là khoảnh khắc, là hình ảnh đẹp đẽ nhất mà ống kính tâm hồn nhà thơ đã chụp được và lưu trữ mãi. Hình ánh người mẹ quá cố của nhà thơ từ đầu đến cuối chỉ được phác họa qua ba chi tiết: “nắng mới”, “áo đỏ” và “nét cười”, trong những giây phút xuất thân của họa sĩ – thi sĩ Lưu Trọng Lư, nó đã để lại một ấn tượng đẹp và sâu sắc. Phải chăng là vì ta chợt bắt gặp trong hình ảnh đó một cái gì rất đổi thân quen như của mẹ ta mà cùng là của tất cả những người phụ nữ Việt Nam thầm lặng hy sinh, thương yêu, chăm sóc chồng con suốt cả cuộc đời.

 

Không gian nghệ thuật ám ảnh không tách rời hình ảnh người mẹ… có thể hình ảnh ấy của bà mẹ đã đọng lại và lưu mãi trong tâm trí người đọc khi bài thơ đã hết, tạo một nỗi bùi ngùi thương cảm. Cũng là Hoài Thanh khi nói về nhà thơ: “…Trong khi làng thơ Việt Nam đương đi tìm một nghệ thuật mới lạ, những tình cảm khuất khá, những hình sắc phiền phức của thiên nhiên, thì Lư chỉ có một ít khúc đàn bình dị, một ít khúc đàn xưa, dầu có đổi xoay đổi điệu cũng vẫn là những khúc đàn xưa”.

 

“Nắng mới” là một bài thơ thoạt đọc qua không có gì đặc biệt, nhưng nếu có một tâm hồn đồng cảm, một tình yêu sâu nặng với người đã sinh thành ra mình thì bài thơ thực sự là một tiếng đàn đồng điệu. Hoài Thanh đã từng nói: “Thơ Lưu Trọng Lư không phải là một bài thơ, nghĩa là không phải là một công trình nghệ thuật mà là tiếng lòng thốn thức hòa theo tiếng thổn thức của lòng ta”.

 

Nghệ thuật của bài thơ sao quá thật bình dị, vẫn là thể thơ bảy chữ, ngôn ngữ cũng rất bình dị… không có những phá cách, những đột phá trong nhịp điệu, trong âm luật… vẫn là những khúc đàn bình dị nhưng sao lại ám ảnh đến vậy? Có thể nói, thành công đặc biệt của bài thơ là đã tạo nên được những chi tiết nghệ thuật – dù ít thôi nhưng rất đặc sắc, làm chói sáng cả bài thơ… thế mới biết, nghệ thuật nhiều khi không phải là những gì quá lớn lao, xa vời vượt qua tầm nắm của người thường, mà có lúc nó thật gần gũi và bình dị…Chính bởi cái bình dị, mộc mạc ấy đã khiến cho bài thơ có một sức sống trường tồn trong lòng độc giả.

 

 

 

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là nghị luận, với việc sử dụng các ví dụ, phân tích và kết luận để thể hiện quan điểm của tác giả.

 

Câu 2: 2 cặp từ, cặp cụm từ đối lập được sử dụng trong đoạn (1) là:

 

- Tằn tiện và phung phí

- Hào phóng và keo kiệt

- Ở nhà và bay nhảy

 

Câu 3: Tác giả cho rằng đừng bao giờ phán xét người khác một cách dễ dàng vì việc phán xét người khác thường dựa trên định kiến và quan điểm cá nhân, mà không phải là sự hiểu biết và đánh giá khách quan.

 

Câu 4: Quan điểm của tác giả là chúng ta nên tránh chấp nhận buông mình vào tấm lưới định kiến của người khác, vì điều này có thể dẫn đến việc chúng ta mất đi sự tự do và khả năng tự quyết định của mình.

 

Câu 5: Thông điệp mà em rút ra từ văn bản trên là chúng ta nên tránh phán xét người khác một cách dễ dàng, và nên cố gắng hiểu và đánh giá người khác một cách khách quan. Chúng ta cũng nên tránh chấp nhận buông mình vào tấm lưới định kiến của người khác, và nên cố gắng giữ gìn sự tự do và khả năng tự quyết định của mình.

 

Câu 1

Đoạn thơ "Phía sau làng" của Trương Trọng Nghĩa là một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc của tác giả về sự thay đổi của làng quê và cuộc sống nông thôn.Đoạn thơ bắt đầu bằng hình ảnh tác giả đi về phía tuổi thơ, giẫm lên dấu chân của những đứa bạn đã rời làng kiếm sống. Hình ảnh này gợi lên sự hoài niệm và nhớ nhung của tác giả về tuổi thơ và cuộc sống làng quê.Tuy nhiên, đoạn thơ cũng thể hiện sự thay đổi và mất mát của làng quê. Thiếu nữ không còn hát dân ca, không còn để tóc dài ngang lưng. Cánh đồng làng giờ nhà cửa chen chúc mọc, đâu còn những lũy tre ngày xưa. Những hình ảnh này gợi lên sự buồn và mất mát của tác giả về sự thay đổi của làng quêCuối đoạn thơ, tác giả viết "Tôi đi về phía làng / Mang lên phố những nỗi buồn ruộng rẫy…". Hình ảnh này gợi lên sự trở về của tác giả về làng quê, nhưng không phải là sự trở về của tuổi thơ, mà là sự trở về với những nỗi buồn và mất mát của làng quê.Tổng thể, đoạn thơ "Phía sau làng" là một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc của tác giả về sự thay đổi của làng quê và cuộc sống nông thôn.

Câu 2

Hiện nay, mạng xã hội ngày càng phát triển, hàng loạt các trang mạng với hàng trăm triệu người dùng như Facebook, wechat, weibo, Instagram,... đã cho thấy sự thu hút cực kì mạnh của loại công cụ này. Đặc biệt, với giới trẻ, những thế hệ nắm bắt tốt xu hướng, tinh nhạy trước những đổi mới của internet thì việc ham mê và sử dụng mạng xã hội là một điều tất yếu. Đa số các bạn trẻ hiện nay, hầu hết đều có cho mình một tài khoản Facebook, weibo, zalo,... chúng ta có thể được tự do bày tỏ những cảm xúc, suy nghĩ của mình, được thể hiện bản thân mình.

 

Mạng xã hội giúp chúng ta cập nhật được những tin tức hàng ngày, lưu giữ những kỉ niệm đẹp mà được ghi lại bằng những bức ảnh hay video thú vị. Nó cũng là nơi giao lưu kết bạn, trò chuyện học hỏi vô cùng hiệu quả, kết nối những con người chưa từng quen biết nhưng vì cùng chung sở thích, cùng nhau một đam mê nào đó mà rút khoảng cách, mang con người lại gần nhau hơn. Facebook được nhiều bạn trẻ sử dụng để tìm kiếm thông tin học tập với những bài chia sẻ hay, bổ ích, những trích dẫn, kinh nghiệm học tập vô cùng lý thú. Nhiều bạn còn tận dụng tài khoản của mình để tập tành kinh doanh, vừa mang lại nguồn thu nhập khá khá vừa học hỏi được nhiều kinh nghiệm kinh doanh qua mạng. Mạng xã hội với tốc độ truyền tin nhanh chóng, giúp ta nắm bắt được những thông tin nóng đang diễn ra mỗi ngày, giúp ta biết nhiều hơn những hoàn cảnh khó khăn cần giúp đỡ để chia sẻ và đồng cảm với họ thông qua các hoạt động từ thiện qua mạng.

 

Tuy nhiên, bên cạnh đó, ta cũng không thể phủ nhận rằng giới trẻ hiện nay đang nghiện mạng xã hội trầm trọng. Mạng xã hội trở thành một chất gây nghiện lớn mà người tiêu thụ nó lớn nhất phải kể đến nó là những học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường. Nhiều người xem đó là nguồn sống, dành quá nhiều thời gian vào các trang mạng chỉ để lướt dạo như một thói quen. Đến giảng đường không học bài, hoặc ngủ hoặc chơi facebook, hoặc chụp ảnh đăng. Đi ăn, đi làm, ngủ, nghỉ thậm chí là đi vệ sinh cũng mang theo chiếc điện thoại của mình mà không biết chán. Mạng xã hội đang từng ngày ăn sâu và làm xói mòn đi sức khoẻ, tiền bạc, tình cảm của con người mà ta vô tình không để ý tới. Nhiều người trẻ còn coi đó là nơi để trút những bực tức, giận hờn, ghen tuông, xỉa xói, chửi rủa nhau thậm tệ. Đáng nói hơn, một số còn lan truyền những thông tin không lành mạnh, những tin rác chưa được kiểm chứng gây bức xúc trong dư luận, đồng thời hạ uy tín và danh dự của người khác. Vì thế mà nhiều khi chỉ một vài lời nói thiếu thiện ý, hoặc gây hiểu nhầm nhau trên mạng xã hội mà gây nên những hậu quả nghiêm trọng như đánh nhau. Nhiều học sinh chỉ lao vào thế giới ảo mà trở nên trầm cảm, tự ti, không tham gia giao tiếp với mọi người, mất dần khả năng hợp tác, hoà nhập với đời sống thực tại.

 

Vậy nguyên nhân nào thu hút các bạn trẻ sử dụng nhiều các trang mạng xã hội như vậy? Đó là do sự mới lạ, hấp dẫn của Facebook, Zalo,... Người trẻ được tự do bày tỏ quan điểm, cách đánh giá, nhìn nhận của mình về một vấn đề nào đó được chia sẻ; được đăng những hình ảnh xinh đẹp của bản thân với hàng ngàn lượt like cùng những bình luận chém gió mang tính giải trí cao. Là những hội nhóm thần tượng được lập, những trang fanpage thu hút hàng triệu lượt like với những câu chuyện hấp dẫn, những bình luận bá đạo, những video đánh thẳng vào tâm lý hài hước, tò mò của giới trẻ khiến các bạn hào hứng và thấy thoải mái khi dùng chúng. Không phải ngẫu nhiên mà các trang mạng được nhiều người quan tâm, bởi bên trong nó chứa đựng những sự lý thú, bổ ích riêng mà cái khác không có. Bởi vậy, việc dùng mạng xã hội phần nào cũng cho thấy được giới trả khá nhanh nhẹn trong việc nắm bắt các trào lưu, xu hướng của thế giới.

 

Trong cuộc sống ngày nay, công nghệ ngày càng phát triển, các bạn trẻ nên nhìn nhận đúng về vai trò của nó trong cuộc sống mỗi người. Tức là phải hiểu rằng nó là công cụ phục vụ cho cuộc sống chúng ta, đừng biến nó thành kẻ điều khiển vô hình và để nó chi phối đời sống của mình. Thay vì lên các trang mạng quá nhiều, các bạn hãy dành thời gian cho gia đình, gặp gỡ bạn bè, đọc sách giao lưu hay làm nhiều việc khác. Hãy dành những lúc rảnh rỗi cho các hoạt động xã hội, từ thiện hay tình nguyện hơn là việc nằm nhà đắm mình vào một thế giới ảo không có thực.

 

Đừng để mạng xã hội biến mình thành một nạn nhân, hãy nhiệt huyết với công việc, cống hiến sức trẻ và thành xuân của mình cho hoạt động cộng đồng, đừng phung phí thời gian cho lướt web, cho việc like hay bình luận dạo mỗi ngày. Đó là những điều vô bổ đang dần giết mòn cuộc sống chúng ta. Cần phân bố thời gian cho công việc, cuộc sống và mạng xã hội hợp lý, đừng để phụ thuộc vào mạng xã hội, biết chắt lọc những thông tin hữu ích trong thế giới ảo phục vụ cho cuộc sống của mình.

 

Mỗi chúng ta, hãy tự nhìn nhận lại mình, xem thời gian qua mình đã làm được những gì, đã sử dụng mạng xã hội như thế nào? Có quá phung phí nhiều thời gian cho chúng hay không? Hãy đặt chiếc điện thoại xuống, bước ra thế giới thực tại với vô vàn điều lý thú, hấp dẫn đang chờ đón bạn.

 

 

Câu 1: Thể thơ của văn bản trên là thơ tự do, với cấu trúc và nhịp điệu tự do, không theo một quy tắc nhất định.

 

Câu 2: Hạnh phúc được miêu tả qua các tính từ sau:

 

- Lá xanh (tính từ "xanh" mô tả sự tươi mới và hy vọng)

- Quả thơm (tính từ "thơm" mô tả sự ngọt ngào và dễ chịu)

- Sông vô tư (tính từ "vô tư" mô tả sự tự do và không lo lắng)

 

Câu 3: Em  hiểu nội dung của đoạn thơ này như sau: Hạnh phúc đôi khi đến một cách âm thầm, không cần phải có những điều kiện hoặc hoàn cảnh đặc biệt. Nó có thể đến một cách tự nhiên, như một quả thơm chín ngọt, và mang lại cho chúng ta cảm giác dễ chịu và thoải mái.

 

Câu 4: Biện pháp tu từ so sánh trong đoạn thơ này có tác dụng giúp người đọc hình dung và cảm nhận được hạnh phúc một cách rõ ràng hơn. Việc so sánh hạnh phúc với sông vô tư trôi về biển cả giúp người đọc hiểu được rằng hạnh phúc có thể đến một cách tự nhiên, không cần phải có những điều kiện hoặc hoàn cảnh đặc biệt. Qua đó thấy tác giả là một người yêu sở thích sự bình yên giản dị của thiên nhiên. Tăng sức gợi hình gợi cảm cho câu thơ làm cho câu thơ trở nên sinh động hấp dẫn hơn lôi cuốn người đọc

 

Câu 5: Quan niệm về hạnh phúc của tác giả được thể hiện trong đoạn trích này là hạnh phúc không phải là một điều gì đó to lớn hoặc đặc biệt, mà nó có thể đến một cách tự nhiên và âm thầm. Tác giả cũng muốn truyền tải rằng hạnh phúc không cần phải có những điều kiện hoặc hoàn cảnh đặc biệt, mà nó có thể đến một cách tự do và không lo lắng.

Câu 1. Thuật Hoài của Nguyễn Trãi là một bài thơ mang đậm chất trữ tình sâu lắng, thể hiện tâm tư, nỗi niềm của một con người tài hoa nhưng lận đận, đầy hoài bão nhưng chưa thực hiện được. Về nội dung, bài thơ thể hiện sự hoài niệm về quá khứ hào hùng, những chiến công hiển hách của tác giả, đồng thời bày tỏ nỗi niềm tiếc nuối, xót xa trước cảnh nước nhà đang trong thời bình nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, gian khổ. Tác giả gửi gắm khát vọng được cống hiến tài năng cho đất nước, nhưng cũng thể hiện sự thấu hiểu, chấp nhận thực tại. Về nghệ thuật, bài thơ sử dụng thể thơ Đường luật, ngôn từ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh. Đặc biệt, việc sử dụng các biện pháp tu từ như đối lập, tương phản, điệp từ, đã góp phần làm nổi bật tâm trạng phức tạp, sâu sắc của tác giả. Sự kết hợp hài hòa giữa cảnh và tình, giữa quá khứ và hiện tại đã tạo nên sức hấp dẫn, lay động lòng người đọc.

Câu 2 

Trong suốt chiều dài lịch sử, dân tộc Việt Nam đã phải trải qua không ít những thử thách, gian nan. Tuy nhiên, mỗi lần đối diện với khó khăn, dân tộc ta lại chứng tỏ được sức mạnh vững vàng của mình, một phần không nhỏ nhờ vào sự đóng góp và cống hiến của thế hệ trẻ. Thế hệ trẻ hôm nay, với nguồn lực dồi dào, sức sáng tạo không ngừng và lòng nhiệt huyết, mang trên vai trách nhiệm xây dựng và phát triển đất nước ngày càng vững mạnh hơn. Trách nhiệm đó không chỉ là nhiệm vụ mang tính hiện tại mà còn là yếu tố quyết định đến sự thịnh vượng lâu dài của dân tộc trong tương lai.

 

Trước hết, trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước thể hiện rõ qua việc học tập và rèn luyện bản thân. Trong bối cảnh thế giới đang thay đổi từng ngày, tri thức trở thành chìa khóa quan trọng giúp chúng ta hội nhập và phát triển. Thế hệ trẻ không chỉ cần trang bị cho mình kiến thức vững vàng về các lĩnh vực như khoa học, công nghệ, kinh tế, mà còn cần rèn luyện đạo đức, tư duy độc lập và khả năng sáng tạo. Việc học tập không chỉ là một nhiệm vụ cá nhân mà còn là sự chuẩn bị tốt nhất để mỗi người trẻ có thể đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng đất nước. Chúng ta cần hiểu rằng, đất nước mạnh hay yếu, thịnh vượng hay nghèo nàn phần lớn phụ thuộc vào chất lượng con người, và con người ấy chính là thế hệ trẻ.

 

Tiếp theo, thế hệ trẻ cũng cần nhận thức rõ về trách nhiệm đối với xã hội và cộng đồng. Trong một xã hội đang phát triển với nhiều vấn đề phức tạp như ô nhiễm môi trường, khoảng cách giàu nghèo, bất công xã hội, trách nhiệm của thế hệ trẻ là phải tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội, từ thiện, bảo vệ môi trường và thúc đẩy các giá trị đạo đức. Sự tham gia của thế hệ trẻ không chỉ giúp giải quyết những vấn đề bức xúc của xã hội mà còn thể hiện tinh thần trách nhiệm, yêu thương đồng bào và biết đứng về phía lẽ phải. Những hành động nhỏ như trồng cây, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ động vật hoang dã hay tham gia các chiến dịch tuyên truyền bảo vệ môi trường đều là những đóng góp quan trọng, thể hiện trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và giữ gìn vẻ đẹp của đất nước.

 

Ngoài ra, thế hệ trẻ ngày nay cần phải có trách nhiệm trong việc gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Dù xã hội có phát triển mạnh mẽ, chúng ta không được quên đi những giá trị cốt lõi đã hình thành và gắn bó với dân tộc từ bao đời nay. Việc bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống không chỉ giúp chúng ta duy trì bản sắc dân tộc mà còn góp phần nâng cao lòng tự hào dân tộc. Thế hệ trẻ cần học hỏi, tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc để từ đó truyền lại cho các thế hệ sau.

 

Thế hệ trẻ còn có trách nhiệm đối với công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế đất nước. Trong thời đại công nghệ số và toàn cầu hóa hiện nay, đất nước không thể phát triển nếu thiếu những sáng kiến đổi mới và ứng dụng khoa học công nghệ vào mọi lĩnh vực. Vì vậy, thế hệ trẻ phải không ngừng học hỏi, sáng tạo, đưa ra những giải pháp đột phá trong các ngành nghề như công nghệ thông tin, y tế, giáo dục, năng lượng tái tạo… Đồng thời, thế hệ trẻ cũng cần chủ động trong việc xây dựng các mối quan hệ hợp tác quốc tế, tham gia vào các hoạt động thúc đẩy kinh tế, văn hóa và ngoại giao của đất nước.

 

Cuối cùng, trách nhiệm của thế hệ trẻ không chỉ là đóng góp vào sự phát triển vật chất mà còn phải tham gia vào việc xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Mỗi bạn trẻ cần biết bảo vệ và đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của mình, của cộng đồng, đồng thời có trách nhiệm trong việc thực hiện các nghĩa vụ công dân, như tham gia bầu cử, bảo vệ pháp luật và đóng góp vào việc xây dựng một nền chính trị ổn định, vững mạnh.

 

Tóm lại, thế hệ trẻ hôm nay mang trên vai trách nhiệm to lớn đối với đất nước. Trách nhiệm ấy không chỉ đòi hỏi mỗi cá nhân phải nỗ lực học hỏi, sáng tạo mà còn cần có lòng yêu nước sâu sắc, biết sống vì cộng đồng và gìn giữ những giá trị tốt đẹp của dân tộc. Chỉ khi đó, thế hệ trẻ mới có thể góp phần xây dựng một đất nước Việt Nam giàu mạnh, văn minh và hạnh phúc.

1Những đoạn văn nói về trẻ thơ, tuổi thơ: đoạn 1, 5, 6

 

- Những câu nói về trẻ thơ:

 

+ Trẻ em phần lớn rất giàu lòng đồng cảm

 

+ Chúng không chỉ đồng cảm với con người mà bằng một cách hệt sức tự nhiên, còn đồng cảm với hết thảy sự vật như chó mèo, hoa cỏ, chim cá, bướm sâu,.... Tấm lòng chúng chân thành mà tự nhiên hơn nghệ sĩ nhiều. Chúng thường để ý đến những việc mà người lớn không chú tâm đến, phát hiện ra những điểm mà người lớn không phát hiện được.

 

+ Bản chất của trẻ em là nghệ thuật

 

+ Tuổi thơ quả là thời hoàng kim trong đời người

 

- Tác giả nhắc nhiều đến trẻ em và tuổi thơ như vậy nhằm nhấn mạnh nghệ thuật qua cái nhìn của trẻ em là nghệ thuật chân thật, chân chính nhất và tuổi thơ là lúc chúng ta có thể dễ dàng cảm nhận tư vị của cái đẹp.

2Điểm tương đồng giữa trẻ em và người nghệ sĩ là giàu lòng đồng cảm.

 

- Sự khâm phục, trân trọng trẻ em của tác giả được hình thành trên cơ sở tác giả phát hiện “bản chất của trẻ thơ là nghệ thuật”. Trẻ em không chỉ đồng cảm với con người mà bằng một cách hết sức tự nhiên, còn đồng cảm với hết thành sự vật như chó mèo, hoa cỏ, chim cá, bướm sâu. Chúng hồn nhiên trò chuyện với chó mèo, hồn nhiên hồn nhiên cây cỏ, hồn nhiên chơi với búp bê, tấm lòng chung chân thành mà tự nhiên hơn nghệ sĩ nhiều.

1Trước một gốc cây, nhà khoa học thấy được tính chất và trạng thái của nó, bác làm vườn thấy sức sống của nó, chú thợ mộc thấy chất liệu của nó, anh hoạ sĩ thấy dáng vẻ của nó. Ba người kia đều có mục đích, đều nghĩ tới quan hệ nhân quả của cái cây, còn anh hoạ sĩ lại chỉ thưởng thức dáng vẻ của cái cây hiện tại, không còn mục đích nào khác.

2 cái nhìn đầy chi tiết cho thấy tác giả là một người vô cùng tinh tế biết quan sát mọi vật xung quanh

1 một đứa bé bước vào phòng tác giả giúp tác giả sắp xếp đồ dùng cuộc trò chuyện của cậu bé và tác giả giúp tác giả nhận ra sự đồng cảm trong lòng cậu bé 

2Người nghệ sĩ có lòng đồng cảm thì các tác phẩm được tạo ra sẽ có hồn hơn, dễ dàng đến gần hơn với người khác. Người nghệ sĩ cần đồng điệu, đồng cảm với đối tượng mới có thể tạo ra một tác phẩm xuất sắc, tác phẩm được tạo ra sẽ có hồn hơn, dễ dàng đến gần hơn với người khác

3 giúp cho người đọc hiểu được chi tiết câu chuyện  qua ngôi kể thứ ba

Câu 2Bạn đang vô cùng vội hoàn thành bài tập trong khi đồng hồ đã điểm 12 giờ đêm, bạn tự trách bản thân vì cả ngày không tập trung vào bài tập cần phải nộp ngày mai. Nhưng cũng có những giờ bạn dành để đọc lại bài cũ và “chuẩn bị” quá mức cho bài học tuần sau, nghỉ giải lao và thời gian dành cho những công việc khác thì bạn lại ngồi vào bạn học. Nghe có vẻ quen? Nếu vậy, bạn không đơn độc bởi đây là tình trạng của nhiều người với thói quen trì hoãn công việc nhiệm vụ cần phải làm trước mắt.

 

Trì hoãn là một cái bẫy mà nhiều người trong chúng ta rơi vào. Trên thực tế, theo nhà nghiên cứu và diễn giả Piers Steel , 95% chúng ta trì hoãn ở một mức độ nào đó. Mặc dù bạn có thể cảm thấy thoải mái khi biết rằng mình không đơn độc, nhưng bạn có thể tỉnh táo nhận ra điều đó có thể kìm hãm bạn đến mức nào. Sự trì hoãn thường bị nhầm lẫn với sự lười biếng, nhưng chúng rất khác nhau.

 

Trì hoãn là một quá trình tích cực – bạn chọn làm một việc khác thay vì nhiệm vụ mà bạn biết mình nên làm. Ngược lại, sự lười biếng cho thấy sự thờ ơ, không hoạt động và không sẵn sàng hành động. Trì hoãn thường liên quan đến việc bỏ qua một nhiệm vụ khó chịu, nhưng có thể quan trọng hơn, để ủng hộ một nhiệm vụ thú vị hơn hoặc dễ dàng hơn. Tuy nhiên việc đầu hàng trước sự khó khăn này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Ví dụ, ngay cả những giai đoạn trì hoãn nhỏ cũng có thể khiến chúng ta bị giảm năng suất và khiến chúng ta bỏ lỡ cơ hội đạt được mục tiêu của mình. Nếu chúng ta trì hoãn trong một thời gian dài, chúng ta có thể trở nên mất động lực và vỡ mộng với công việc của mình, điều này có thể dẫn đến trầm cảm và thậm chí mất việc, trong những trường hợp nghiêmtrọng.

 

Như với hầu hết các thói quen để có thể vượt qua sự trì hoãn bạn cần ngay lập tức đối phó và ngăn chặn thói quen không tốt này. Nếu bạn đang trì hoãn một nhiệm vụ quan trọng trong thời gian ngắn vì một lý do thực sự chính đáng, thì bạn không nhất thiết phải trì hoãn. Tuy nhiên, nếu bạn bắt đầu trì hoãn mọi thứ vô thời hạn hoặc chuyển trọng tâm vì bạn muốn tránh làm điều gì đó, thì có lẽ bạn đang rơi vào tình trạng trì hoãn không tốt một chút nào. Bạn cần hiểu lý do tại sao mình trì hoãn trước khi có thể bắt đầu giải quyết nó. Chẳng hạn, bạn có đang trốn tránh một nhiệm vụ cụ thể nào đó vì bạn thấy nó nhàm chán hoặc khó chịu không? Nếu vậy, hãy thực hiện các bước để nhanh chóng loại bỏ nó, để bạn có thể tập trung vào các khía cạnh công việc mà bạn thấy thú vị hơn. Bạn nên tự tạo ra danh sách việc cần làm được ưu tiên và tạo lịch trình hiệu quả. Những công cụ này giúp bạn sắp xếp các nhiệm vụ của mình theo mức độ ưu tiên và thời hạn. Trì hoãn là một thói quen – một kiểu hành vi đã ăn sâu vào tiềm thức. Điều này có nghĩa là bạn có thể không thể phá vỡ nó chỉ sau một đêm. Thói quen chỉ dừng lại là thói quen khi bạn tránh thực hành chúng, vì vậy hãy thử càng nhiều chiến lược dưới đây càng tốt để tạo cho mình cơ hội thành công cao nhất có thể. Tập trung vào làm, không trốn tránh. Như đã nói viết ra các nhiệm vụ mà bạn cần hoàn thành và chỉ định thời gian để thực hiện chúng. Điều này sẽ giúp bạn chủ động giải quyết công việc của mình. Nếu bạn hoàn thành một nhiệm vụ khó khăn đúng hạn, hãy tự thưởng cho mình một món quà, chẳng hạn như một lát bánh ngọt hoặc một ly cà phê từ quán cà phê yêu thích của bạn. Và hãy chắc chắn rằng bạn nhận thấy cảm giác tuyệt vời như thế nào khi hoàn thành mọi việc!

 

Như vậy, Sự trì hoãn có thể hạn chế tiềm năng của bạn và làm suy yếu sự nghiệp của bạn. Nó cũng có thể làm mất tinh thần làm việc nhóm, làm giảm tinh thần, thậm chí dẫn đến trầm cảm và mất việc. Vì vậy, điều quan trọng là phải thực hiện các bước chủ động để ngăn chặn nó.

Câu 1 bài thơ Hai cô mưa mùa xuân gieo một em gái nhỏ dạy con mèo múa theo của nhà thơ Kobayashi lssa là một trong những bài thơ nổi tiếng của Nhật Bản. Bài thơ đã nói về những cơn mưa đẹp đẽ mộng mơ của mùa xuân bên Nhật Bản. Cùng với đó là hình ảnh vui sướng của cô gái bé nhỏ trong niềm vui nhỏ bé với cơn mưa. Niềm vui ấy được nổi bật lên khi mà cô đã dạy nhảy cho con mèo của mình. Qua đó tao thấy được niềm hạnh phúc , hân hoan của cô bé khi mà có cơn mưa mùa xuân. Làm nổi bật lên những cảm xúc đầy tinh tế vui vẻ của tác giả cũng như nhân vật trong bài thơ. Cho thấy tác giả đã diễn tả những khoảnh khắc trong cuộc sống thật kỳ diệu làm sao. Làm nổi bật lên tâm hồn đầy tinh tế cùng với cách quan sát thiên nhiên xung quanh,  môi trường xung quanh của tác giả . Với nghệ thuật miêu tả đặc sắc cùng với những câu văn ngắn gọn đã diễn tả hết được cảm xúc của tác giả cũng như để lại được ấn tượng sâu sắc đối với người đọc và người nghe .