Tạ Minh Duy

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Tạ Minh Duy
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Trả lời: Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm, kết hợp với miêu tả và tự sự.


Câu 2. Hình ảnh đời mẹ được so sánh với những sự vật, hiện tượng nào?

Trả lời: Hình ảnh đời mẹ được so sánh với:


Bến vắng bên sông


Cây tự quên mình trong quả


Trời xanh nhẫn nại sau mây


Câu 3. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ "Quả chín rồi ai dễ nhớ ơn cây" và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Trả lời:


Biện pháp tu từ: Ẩn dụ


Tác dụng: Câu thơ sử dụng hình ảnh ẩn dụ "quả" và "cây" để nói đến con và mẹ. Qua đó thể hiện nỗi xót xa, trăn trở về sự vô tâm, quên ơn của con cái đối với những hi sinh thầm lặng của mẹ. Gợi sự biết ơn và nhắc nhở về đạo lý “uống nước nhớ nguồn”.


Câu 4.


Con muốn có lời gì đằm thắm

Ru tuổi già của mẹ tháng năm nay.


Trả lời: Hai dòng thơ thể hiện tấm lòng yêu thương, biết ơn sâu sắc và mong muốn được báo đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục của mẹ. Người con khao khát có thể mang đến những lời yêu thương, ấm áp để an ủi, vỗ về mẹ trong tuổi già – một ước nguyện đầy tình cảm và nhân văn.


Câu 5.

Trả lời: Từ đoạn trích, bản thân rút ra bài học về lòng biết ơn, tình yêu thương và trách nhiệm với cha mẹ. Cần trân trọng những hi sinh thầm lặng của mẹ, luôn quan tâm, chăm sóc và thể hiện tình cảm với mẹ khi còn có thể, bởi thời gian không chờ đợi ai.

Câu 1 phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là biểu cảm

Câu 2 những từ ngữ hình ảnh thể hiện năm khốn khổ trong đoạn trích.

"Đằng sau lụt, bờ đê sụt lở "

"Mẹ gánh gồng xộc xệch Hoàng hôn"

"Anh em con chịu đói suốt ngày tròn"

"Có gì nấu đâu mà nhóm lửa"

"Ngô hay khoai còn ở phía mẹ về..."

Câu 3 biện pháp tu từ ẩn dụ "tiếng lòng "

Thể hiện nỗi nhớ thương , suej khai khát được gần gũi, chia sẻ với mẹ của người con

Câu 4 "mẹ gánh gồng xộc xệch Hoàng hôn"

Dòng thơ này gợi tả hình ảnh người mẹ vất vả, lam lũ trong hoàn cảnh khó khăn."Gánh gồng "thể hiện sự chịu đựng, gồng gánh của mẹ để lo cho gia đình."xộc xệch"diễn tả dáng vẻ mệt mỏi ,vội vã, có thể là do gánh nặng trên vai hoặc do hoàn cảnh khắc nghiệt."Hoàng hôn "gợi sự tàn tạ, gọi liên tưởng đến sự cô đơn, lẻ loi của người mẹ trong bóng tối.


Câu 5 thông điệp tâm đắc nhất mà tôi rút ra từ đoạn trích là: tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt, vượt qua mọi hoàn cảnh, thời gian và không gian.Lí do tôi lựa chọn thông điệp này là đoạn thơ thể hiện tình yêu thương sâu sắc của con người dành cho mẹ, đặc biệt trong những lúc khó khăn.Dù mẹ đã khuất, tình cảm ấy vẫn luôn hiện hữu trong tâm trí con người, thể hiện sự gắn kết bền chặt và vĩnh cửu của tình mẫu tử.Hình ảnh người mẹ tần tảo, chịu thương chịu khó vì con cái là một biểu tượng đẹp đẽ về tình yêu thương vô bờ bến

Câu 1.

Trong thời đại phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ, tính sáng tạo trở thành yếu tố then chốt làm nên thành công của thế hệ trẻ. Sáng tạo không chỉ là khả năng nghĩ ra điều mới mẻ mà còn là khả năng cải tiến, đổi mới trong học tập, công việc và đời sống. Một người trẻ có tư duy sáng tạo sẽ biết cách vượt qua khuôn mẫu cũ, dám nghĩ, dám làm và không ngại thử thách. Nhờ sáng tạo, họ có thể thích ứng linh hoạt với môi trường biến đổi không ngừng, từ đó tạo ra những giá trị mới, đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội. Trong học tập, sáng tạo giúp học sinh không học vẹt, học tủ mà chủ động tìm tòi, khám phá kiến thức. Trong công việc, sáng tạo giúp thế hệ trẻ tạo ra những đột phá, nâng cao hiệu suất và chất lượng. Vì vậy, rèn luyện tính sáng tạo chính là rèn luyện một năng lực thiết yếu để vươn tới thành công, đồng thời khẳng định bản thân trong thời đại mới.

Câu 2.

Nguyễn Ngọc Tư – cây bút mang đậm phong vị Nam Bộ – đã khắc họa thành công hình ảnh con người miền sông nước qua truyện ngắn Biển người mênh mông. Trong đó, hai nhân vật Phi và ông Sáu Đèo hiện lên với những nét đẹp rất đặc trưng của con người Nam Bộ: chân chất, tình cảm và giàu lòng nhân hậu.

Phi – một thanh niên lớn lên trong hoàn cảnh thiếu vắng tình thương trọn vẹn – là hiện thân của một thế hệ trẻ Nam Bộ chịu thương chịu khó. Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, sống nhờ bà ngoại, Phi sớm biết tự lập, đi làm thêm để kiếm sống, vượt qua nghịch cảnh mà không oán trách. Dù sống giản dị, luộm thuộm nhưng ở Phi vẫn ánh lên sự tử tế, thật thà, và biết ơn những người yêu thương mình, như bà ngoại, hay sau này là ông Sáu Đèo.

Ông Sáu Đèo – người hàng xóm nghèo nhưng đầy lòng trắc ẩn – lại là một biểu tượng khác của con người Nam Bộ xưa: sống thủy chung, nghĩa tình, và không bao giờ buông bỏ quá khứ. Dù cuộc đời nghèo khổ, vợ bỏ đi từ lâu, ông vẫn không ngừng rong ruổi suốt mấy chục năm để tìm lại người vợ cũ, chỉ để “xin lỗi” bà – một chi tiết cảm động đến quặn lòng. Trước khi rời đi, ông tin tưởng giao con bìm bịp cho Phi chăm sóc, thể hiện niềm tin, sự gắn bó thân tình như ruột thịt giữa những con người xa lạ.

Qua hai nhân vật này, Nguyễn Ngọc Tư đã vẽ nên chân dung con người Nam Bộ: mạnh mẽ nhưng đầy tình cảm, chịu thương chịu khó nhưng cũng rất đỗi thủy chung, giàu lòng trắc ẩn. Họ chính là những con người tuy nhỏ bé giữa “biển người mênh mông”, nhưng lại lấp lánh vẻ đẹp nhân văn khiến người đọc không thể nào quên.

a) Xét tam giác \(A B D\) có \(C\) là trung điểm của cạnh \(A D \Rightarrow B C\) là trung tuyến của tam giác \(A B D\).

Hơn nữa \(G \in B C\) và \(G B = 2 G C \Rightarrow G B = \frac{2}{3} B C \Rightarrow G\) là trọng tâm tam giác \(A B D\).

Lại có \(A E\) là đường trung tuyến của tam giác \(A B D\) nên \(A , G , E\) thẳng hàng.

b) Ta có \(G\) là trọng tâm tam giác \(A B D \Rightarrow D G\) là đường trung tuyến của tam giác này.

Suy ra \(D G\) đi qua trung điểm của cạnh \(A B\) (điều phài chứng minh).