Lê Huyền Trang

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Lê Huyền Trang
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

C2 Bình đẳng giới là một vấn đề xã hội luôn nhận được sự quan tâm trong thời đại hiện nay. Đây không chỉ là một quyền cơ bản của con người mà còn là nền tảng để xây dựng một xã hội tiến bộ, công bằng và văn minh.

Bình đẳng giới được hiểu là việc nam và nữ có quyền, nghĩa vụ và cơ hội ngang nhau trong mọi lĩnh vực của đời sống như học tập, lao động, chính trị, chăm sóc sức khỏe... Tuy nhiên, thực tế cho thấy vẫn còn nhiều bất cập. Nguyên nhân chủ yếu đến từ tư tưởng trọng nam khinh nữ còn tồn tại trong một bộ phận người dân, sự phân biệt đối xử trong gia đình, nhà trường và xã hội. Hậu quả là nhiều phụ nữ bị thiệt thòi về cơ hội học tập, việc làm, bị bạo hành, mất tiếng nói trong gia đình và cộng đồng. Đồng thời, xã hội cũng mất đi những nhân tài và tiềm năng quý giá. Bình đẳng giới có vai trò vô cùng quan trọng. Khi nam và nữ đều được trao cơ hội như nhau, họ có thể phát triển toàn diện, đóng góp trí tuệ và sức lực để xây dựng đất nước. Dẫn chứng như hoa hậu H’Hen Niê – người dân tộc Ê Đê – đã vượt qua định kiến để trở thành biểu tượng truyền cảm hứng; hay nữ tướng Nguyễn Thị Bình – nhà lãnh đạo nữ nổi bật trong lịch sử Việt Nam – đều chứng minh phụ nữ có thể làm được điều phi thường nếu được trao cơ hội. Tuy nhiên, bình đẳng giới không có nghĩa là nam và nữ phải giống hệt nhau về mọi mặt, mà là được tôn trọng, đối xử công bằng. Mỗi người, dù là nam hay nữ, đều có giá trị riêng đáng trân trọng. Phản đề: nếu chỉ cổ vũ nữ giới mà hạ thấp vai trò nam giới thì cũng là một dạng bất bình đẳng cần tránh.

Tóm lại, bình đẳng giới không phải là lý thuyết xa vời mà là mục tiêu thiết thực. Là học sinh, bản thân e cần có suy nghĩ đúng đắn, hành động công bằng, tôn trọng lẫn nhau để góp phần xây dựng một xã hội công bằng, hạnh phúc và phát triển bền vững.

C1 Trong truyện ngắn Hai lần chết của Thạch Lam, nhân vật Dung là hình ảnh tiêu biểu cho số phận bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ. Sinh ra trong một gia đình sa sút, Dung bị mẹ bán làm vợ nhà giàu để đổi lấy vài trăm đồng bạc. Từ đó, nàng sống kiếp đầy tủi nhục: bị mẹ chồng hành hạ, chồng hèn yếu, em chồng ghê gớm, đến mức nàng phải làm việc cực nhọc và chỉ biết khóc trong lặng lẽ. Tệ hơn, khi trốn về nhà mẹ đẻ để cầu cứu thì lại bị ruồng bỏ, khiến nàng tuyệt vọng và tìm đến cái chết. Tuy nhiên, số phận không cho nàng chết, và sự trở lại bất đắc dĩ càng đẩy nỗi bi kịch của nàng lên cao. Thạch Lam đã xây dựng nhân vật Dung với những chi tiết đầy cảm xúc, thể hiện tài nghệ trong việc khắc họa nội tâm và hiện thực xã hội. Dung là biểu tượng cho thân phận người phụ nữ bị coi thường, không có tiếng nói, bị giam hãm trong định kiến và bất công. Qua đó, nhà văn thể hiện thái độ cảm thông sâu sắc và tiếng nói phê phán xã hội phong kiến tàn nhẫn đối với phụ nữ.

Câu 1. Luận đề: Phân tích vai trò nghệ thuật của chi tiết cái bóng trong "Chuyện người con gái Nam Xương" là một sáng tạo độc đáo của Nguyễn Dữ để xây dựng tình huống truyện và thể hiện tấm lòng Vũ Nương. Câu 2. Tình huống truyện hấp dẫn: Đứa con nhận nhầm bóng của mẹ là cha, phủ nhận người chồng là cha thật. Câu 3. Mục đích nhắc đến tình huống ở đầu: Dẫn dắt, gây tò mò về tình huống độc đáo liên quan đến chi tiết cái bóng. Câu 4.Khách quan: Mô tả trò chơi soi bóng thời xưa. Chủ quan: Giải thích động cơ Vũ Nương gọi bóng là cha con. Mối quan hệ: Khách quan tạo bối cảnh, chủ quan giải thích, bổ trợ nhau. Câu 5. Cái bóng là chi tiết nghệ thuật đặc sắc vì tạo tình huống truyện độc đáo, thể hiện tấm lòng nhớ chồng thương con của Vũ Nương, góp phần xây dựng tính cách nhân vật,là sáng tạo của Nguyễn Dữ. Không nên gán ý nghĩa "oan khiên" mà cần thấy giá trị nghệ thuật.

C1 “Tôi của ngày hôm nay là những lựa chọn của tôi ngày hôm qua” – câu nói của Eleanor Roosevelt đã khẳng định vai trò quan trọng của sự lựa chọn trong cuộc sống mỗi người. Lựa chọn là việc con người quyết định hướng đi, hành động hay cách ứng xử giữa những tình huống khác nhau. Mỗi lựa chọn đều phản ánh tư duy, bản lĩnh và có thể ảnh hưởng đến tương lai. Trong cuộc sống, chúng ta phải chọn cách sống tử tế hay thờ ơ, học hành chăm chỉ hay buông xuôi,… Những quyết định nhỏ hôm nay sẽ tạo nên con người ta trong ngày mai. Có người thành công nhờ biết chọn con đường đúng; nhưng cũng có người thất bại vì lựa chọn sai lầm. Như cậu bé trong truyện “Anh Lụm”, ban đầu giận dỗi bỏ nhà đi, nhưng sau khi nghe câu chuyện của thằng Lụm – một đứa trẻ không có mẹ cha – cậu đã hối hận và chọn quay về. Sự lựa chọn đúng giúp cậu giữ lại mái ấm yêu thương. Tuy nhiên, cũng có người chọn buông xuôi, ích kỷ nên đánh mất chính mình. Vì vậy, bản thân cần rèn luyện bản lĩnh và suy nghĩ chín chắn để lựa chọn đúng đắn, sống ý nghĩ.

C2 Trong văn bản trích từ truyện Lụm Còi của tác giat Nguyễn Ngọc Tư, tác giả đã thể hiện nghệ thuật kể chuyện đặc sắc, góp phần làm nổi bật nội dung và truyền tải thông điệp một cách sâu sắc, cảm động. Trước hết, điều đặc biệt nằm ở ngôi kể thứ nhất – xưng “tôi” – giúp người đọc dễ dàng cảm nhận được dòng cảm xúc chân thật, tự nhiên và sống động từ nhân vật chính. Nhờ đó, câu chuyện trở nên gần gũi, giàu tính cá nhân và tạo được sự đồng cảm sâu sắc nơi người đọc, đặc biệt là học sinh – những người có thể đã từng giận dỗi cha mẹ mà nghĩ đến chuyện “bỏ nhà đi bụi”.

Ngoài ra, tác giả còn khéo léo xây dựng tình huống truyện bất ngờ nhưng hợp lý: một cậu bé định bỏ nhà đi tình cờ gặp một đứa trẻ không cha không mẹ. Qua cuộc trò chuyện giản dị ấy, người đọc không chỉ cảm nhận được tình bạn mới chớm nở mà còn thấy rõ sự trưởng thành trong tâm hồn trẻ nhỏ. Chính cách xây dựng tình huống ấy đã góp phần khơi dậy lòng trắc ẩn, làm nổi bật giá trị của tình thân và sự cảm thông trong cuộc sống.

Từ nghệ thuật kể chuyện chân thực, giản dị mà sâu sắc, tác giả đã truyền đến người đọc một thông điệp đầy nhân văn: Hãy biết trân trọng gia đình khi còn có thể, vì không phải ai cũng may mắn có nơi để trở về như “tôi”.

Câu 1. Ngôi kể được sử dụng trong văn bản là ngôi t1 Câu 2. Thời gian: Thời gian trong truyện những kỷ niệm trong quá khứ liên quan đến thằng Lụm. * Không gian:ở một vùng quê, có thể là một vùng nông thôn nghèo khó Câu 3. Chi tiết "Anh Lụm tội nghiệp lắm ba à…" cho thấy nhân vật "tôi" đang kể với ba về Lụm và có sự thương cảm dành cho cậu bé. Trong truyện không trực tiếp đề cập đến việc thằng Lụm mong được ba mẹ đánh như nhân vật "tôi".Những đứa trẻ nghèo khó, việc được ba mẹ quan tâm, dù là bằng hình thức la mắng hay đánh nhẹ, đôi khi vẫn mang ý nghĩa là được để ý, được yêu thương, không bị bỏ rơi hay xem nhẹ. Nhân vật "tôi" cảm nhận được sự thiếu thốn tình cảm, sự cô đơn của Lụm, một cậu bé có vẻ như không nhận được nhiều sự quan tâm từ gia đình. Câu 4. Đầu truyện, nhân vật "tôi" cố tỏ ra mình là người lớn khi gọi Lụm là "mày". Cách xưng hô này thể hiện sự xa cách, có phần trịch thượng, cho thấy nhân vật "tôi" tự cho mình ở vị thế lớn hơn, có sự phân biệt với Lụm. Đến cuối truyện, khi chứng kiến giọt nước mắt của Lụm, nhân vật "tôi" đã đổi cách xưng hô thành "thằng Lụm". Sự thay đổi này cho thấy sự xúc động, thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc của nhân vật "tôi" đối với Lụm. Cách xưng hô thân mật hơn thể hiện sự gần gũi, không còn khoảng cách ban đầu, và có lẽ cả một chút hối hận vì thái độ trước đó. Câu 5. E không hoàn toàn đồng tình với quan điểm: "Hãy rời xa gia đình và sống cuộc đời như bạn muốn". Gia đình thường là nơi chúng ta nhận được sự yêu thương, che chở và những bài học sống đầu tiên. Dù mỗi người có những ước mơ và lựa chọn riêng, việc hoàn toàn rời xa gia đình có thể dẫn đến sự cô đơn, mất đi sự hỗ trợ tinh thần quan trọng. E cũng tin rằng mỗi cá nhân có quyền theo đuổi đam mê và sống cuộc đời theo ý nguyện của mình. Đôi khi, để phát triển và đạt được những mục tiêu cá nhân, việc tạo khoảng cách nhất định với gia đình là cần thiết. Điều quan trọng là tìm được sự cân bằng giữa việc theo đuổi ước mơ cá nhân và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với gia đình. Sự kết nối với gia đình có thể là nguồn động lực lớn lao và là nơi để chúng ta tìm về sau những thử thách

Câu 1: ngôi thứ 3

Câu 2: miêu tả gia đình yêu thiên nhiên sâu sắc, sự chăm sóc cây mai của cha mù. Qua việc rờ từng cành cây, nghe dòng nhựa chảy, sờ từng mắt mầm. Tình cảm cha con và tình yêu thương, thể hiện qua việc người con luôn ở bên cạnh cha mình, cùng chăm sóc vườn mai, chia sẻ nỗi buồn với cha. tình yêu thương, sẻ chia đùm bọc, giúp đỡ cô bé ăn xin. Hành động của Mai cho thấy sự đồng cảm, lòng tốt và sự nhân hậu của cậu bé.

Câu 3: Ông già mai là cha già yếu, bệnh tật nhưng rất yêu thương con của mình, tốt bụng, đồng cảm giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình

Câu 4: em thích nhất chi tiết mai giúp cô bé ăn xin bời vì chi tiết này cho thấy Mai là một cậu bé có tấm lòng hiếu thảo với cha và còn là người biết chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình. qua đó ta thấy dược vẻ đẹp trong tâm hồn của Mai

Câu 5: tình cảm gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến nhân vật Mai. chính những tình yêu thương của ông già Mai đã giúp Mai biết quan tâm, hiếu thảo, chăm sóc người khác. điều đó đã tạo nên động lực dể cậu bé vượt qua khó khăn vf thể hiện lòng nhân ái với mọi người 

câu 1: Từ văn bản trên, ta thấy được Mai là một cậu bé giàu lòng yêu thương và sự đồng cảm. Qua việc Mai chăm sóc vườn Mai cùng ba, là tình cảm ấm áp, gần gũi cha con. Cho thấy sự tinh tế của Mai, đang ăn cơm nhưng ba gọi vội chạy ra mới ba. Việc cậu bé cùng cha cảm nhận từng nhịp sống của cây mai, từ dòng nhựa chảy đến những mầm non hé mở. Việc Mai giúp đỡ cô bé ăn mày'' Lan ơi, đời ăn mày khổ lắm.  nhà anh rất nghèo, em có muốn về nhà ở với cha con anh không?'' mặc dù nhà Mai cũng khó khăn nhưng Mai vãn giúp cô bé ăn xin tội nghiệp đó. Thể hiện tấm lòng câo cả, nhân hậu, yêu thương, giúp đỡ những người khó khăn.  Từ đó ta thấy Mai không chỉ là người yêu thương gia đình mà còn mở rộn lòng mình với cộng đôngg, thể hiện tấm long nhân hậu đáng quý

câu 2;

câu 1: Từ văn bản trên, ta thấy được Mai là một cậu bé giàu lòng yêu thương và sự đồng cảm. Qua việc Mai chăm sóc vườn Mai cùng ba, là tình cảm ấm áp, gần gũi cha con. Cho thấy sự tinh tế của Mai, đang ăn cơm nhưng ba gọi vội chạy ra mới ba. Việc cậu bé cùng cha cảm nhận từng nhịp sống của cây mai, từ dòng nhựa chảy đến những mầm non hé mở. Việc Mai giúp đỡ cô bé ăn mày'' Lan ơi, đời ăn mày khổ lắm.  nhà anh rất nghèo, em có muốn về nhà ở với cha con anh không?'' mặc dù nhà Mai cũng khó khăn nhưng Mai vãn giúp cô bé ăn xin tội nghiệp đó. Thể hiện tấm lòng câo cả, nhân hậu, yêu thương, giúp đỡ những người khó khăn.  Từ đó ta thấy Mai không chỉ là người yêu thương gia đình mà còn mở rộn lòng mình với cộng đôngg, thể hiện tấm long nhân hậu đáng quý

câu 2;

câu 1: Từ văn bản trên, ta thấy được Mai là một cậu bé giàu lòng yêu thương và sự đồng cảm. Qua việc Mai chăm sóc vườn Mai cùng ba, là tình cảm ấm áp, gần gũi cha con. Cho thấy sự tinh tế của Mai, đang ăn cơm nhưng ba gọi vội chạy ra mới ba. Việc cậu bé cùng cha cảm nhận từng nhịp sống của cây mai, từ dòng nhựa chảy đến những mầm non hé mở. Việc Mai giúp đỡ cô bé ăn mày'' Lan ơi, đời ăn mày khổ lắm.  nhà anh rất nghèo, em có muốn về nhà ở với cha con anh không?'' mặc dù nhà Mai cũng khó khăn nhưng Mai vãn giúp cô bé ăn xin tội nghiệp đó. Thể hiện tấm lòng câo cả, nhân hậu, yêu thương, giúp đỡ những người khó khăn.  Từ đó ta thấy Mai không chỉ là người yêu thương gia đình mà còn mở rộn lòng mình với cộng đôngg, thể hiện tấm long nhân hậu đáng quý

câu 2;