Nguyễn Hà Linh
Giới thiệu về bản thân
Không
Làng Tả Thanh Oai (làng Tó hay Tó Tả) thuộc xã Tả Thanh Oai huyện Thanh Trì,Hà Nội được cả nước biết đến là làng khoa bảng với 12 người đỗ đại khoa, gồm 4 Hoàng giáp và 8 Tiến sĩ, có họ Ngô với dòng Ngô gia văn phái và các danh nhân Ngô Thì Sĩ, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Văn Giáp đã đi vào lịch sử đất nước. Ngoài ra còn có 27 hương cống thời Lê, 10 cử nhân thời Nguyễn.
Vào đầu thế kỷ 19, vùng đất Tả Thanh Oai ngày nay là các xã, thôn (làng) của 2 tổng Tả Thanh Oai (Tả Thanh Oai, Nguyễn Thượng, Ngũ Phúc - Hạ Thanh Oai) và Đại Định (Siêu Quần), đều của huyện Thanh Oai phủ Ứng Thiên (tức Ứng Hòa) trấn Sơn Nam Thượng Năm 1831, thành lập tỉnh Hà Nội, các làng xã này cùng toàn bộ phủ Ứng Hòa nhập về tỉnh Hà Nội.Ngày 21 tháng 4 năm 1965, xã Tả Thanh Oai cùng với các xã Liên Ninh, Ngọc Hồi, Đại Áng chuyển về huyện Thường Tín thuộc tỉnh Hà Tây (hợp nhất 2 tỉnh Hà Đông và Sơn Tây).Ngày 29 tháng 12 năm 1975, xã Tả Thanh Oai nằm trong huyện Thường Tín thuộc tỉnh Hà Sơn Bình do hợp nhất 2 tỉnh Hà Tây và Hòa Bình.Ngày 29 tháng 12 năm 1978, 4 xã ở phía bắc huyện Thường Tín là: Đại Áng, Liên Ninh, Ngọc Hồi, Tả Thanh Oai được sáp nhập vào huyện Thanh Trì, thành phố Hà nội.
Những người đỗ đại khoa thuộc 4 họ: Nguyễn Khai Khoa, Ngô Vi, Ngô Thì và Nguyễn Thế. Họ Nguyễn Khai Khoa có 3 tiến sĩ là Nguyễn Chỉ (đỗ năm 1453), Nguyễn Khánh Dung (1478). Nguyễn Tông Trình (1754). Trước đây, đầu dịp hội làng (ngày 14 tháng giêng), quan viên trong làng phải ra lễ ở mộ tổ và ở nhà thờ họ này.Họ Ngô Thì (Ngô Thời) có 6 tiến sĩ là: Ngô Tuấn Dị (đỗ năm 1688), Ngô Đình Thạc (1700), Ngô Đình Chất (em Đình Thạc, 1721),Ngô Thì Sĩ (Hoàng giáp, 1766),Ngô Thì Nhậm (1775) và Ngô Điền (Hoàng giáp, 1841).Họ Ngô Vi là dòng họ lập ấp đầu tiên, có hai người đỗ là Ngô Vi Thực (Hoàng giáp, 1691) và Ngô Vi Nho (1694).Những người đỗ đại khoa của làng Tó có Ngô Đình Thạc làm Tham tụng (Tể tướng), Ngô Đình Chất, Ngô Thì Nhậm làm Thượng thư, 2 người phụng mệnh đi sứ là Ngô Đình Thạc, Ngô Thì Nhậm (Chánh sứ sang nhà Thanh, có nhiều đóng góp cho việc ngoại giao của triều Tây Sơn). Ngô Thì Sĩ có nhiều công lao trong việc giữ yên và phát triển vùng biên giới Lạng Sơn. Ngô Đình Thạc là Trấn thủ Lạng Sơn, khi thành bị quân phỉ vây, ông chịu chết chứ không đầu hàng.Đóng góp lớn nhất của các nhà khoa bảng làng Tó là về văn học, giáo dục. Hai cha con Ngô Thì Sĩ - Ngô Thì Nhậm là những danh nhân kiệt xuất, học vấn sâu rộng, làm rạng rỡ cho tông phái nhà Nho, vừa là quan văn, vừa là tướng, vừa là nhà sử học, nhà thơ, để lại nhiều tác phẩm có giá trị. Họ Ngô còn nổi tiếng với dòng Ngô gia văn phái, với thiên tiểu thuyết Hoàng Lê nhất thống chí có giá trị lớn về tư liệu lịch sử.Cuối thế kỉ XIX, Họ Nguyễn Khai khoa sáng ngời trang sử cứu Nước của Danh Nhân Nguyễn Văn Giáp (1837-1887) một Thủ lĩnh xuất sắc của phong trào Cần vương chống thực dân Pháp trong cuộc khởi nghĩa Tây Bắc(Việt Nam) vua Hàm Nghi phong Hiệp Đốc Bắc kỳ quân vụ Đại thần,Phấn Trung tướng quân, Tổng đốc Sơn Hưng Tuyên đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc kiên cường chống Pháp.Để có sự thành đạt về khoa bảng, làng Tả Thanh Oai chế độ khuyến học thỏa đáng. Làng dành 40 mẫu ruộng để làm học điền. Những người đỗ đạt được trọng vọng. Trong tâm thức của người làng, thế đất của làng phát đạt về mặt học hành nên có ý thức với việc học. Cuốn Lư sử điển yếu điều lệ (soạn năm 1791), viết: "Làng Tả Thanh Oai đất do sông Tô dẫn mạch, miếu do sông Nhuệ bồi cơ, danh đăng khoa giáp, thế phiết thi thư, quý mà không phú, phần nhiều là sĩ dân sính về đường học, coi là việc hàng đầu..."Làng Tả Thanh Oai trước đây có 2 đình là đình Tổ Thị và đình Hoa Xá (nay chỉ còn đình Hoa Xá), thờ Lê Hoàn và Bà Chúa Hến – cô gái làng Tó được Lê Hoàn lấy làm phi trong dịp dẫn đại quân theo đường sông ra Bắc để tiêu diệt quân xâm lược Tống, ghé thăm làng (năm 981). Hội làng tổ chức trong 3 ngày: 13, 14, 15 tháng Giêng, có rước cỗ thờ và rước Giầu vàng từ đình Hoa Xá đến Minh Ngự Lâu (nhà Bà Chúa Hến) để kỉ niệm cuộc gặp gỡ tình duyên giữa Bà và Vua Lê Đại Hành. Ngoài ra còn các nghi lễ hát xướng ca ngợi công đức thành hoàng, cảnh đẹp, có đọc "Mục lục" đề cao truyền thống văn vật của làng, cầu chúc dân làng an khang thịnh vượng. Làng còn giữ được 4 chùa và đặc biệt là 4 nhà thờ của các dòng họ khoa bảng, nhà thờ các danh nhân Ngô Thì Sĩ, Ngô Thì Nhậm - các di tích phản ánh truyền thống hiếu học và khoa bảng của làng.
Nguồn : https://vi.wikipedia.org/wiki/Tả_Thanh_Oai
5,6 x 2 + 2 = 11,2 + 2 = 13,2
8 x 8 + 11 = 64 +11 = 75
2 x 2 - 48 = 4 - 48 = -44
4,25 : 0,017 = 250
142,5 : 75 = 1,9
70 : 37 = 1,89189189189 (tương đương 1,9)
9 : 12,5 = 0.72
1. Mở đoạn
- Giới thiệu tên bài thơ, tác giả (nếu có), cảm nghĩ chung về bài thơ.
2. Thân đoạn
- Chỉ ra nội dung hoặc nghệ thuật cụ thể của bài thơ khiến em yêu thích và có nhiều cảm xúc, suy nghĩ.
+ Ví dụ: về nội dung, bài thơ viết về đề tài gia đình thân thuộc, về tình cảm yêu thương gắn bó giữa mọi người…; về hình thức, bài thơ sử dụng thể lục bát quen thuộc, gần gũi, có cách ngắt nhịp và gieo vần phù hợp với việc thể hiện nội dung tình cảm gia đình…
- Nêu lên các lý do khiến em yêu thích.
+ Ví dụ: về nội dung, bài thơ cho em những kỉ niệm, tình cảm, cảm xúc thân thương về ông, bà, cha, mẹ... ; về nghệ thuật, tác giả đã sử dụng các từ ngữ, hình ảnh rất sinh động, gợi cảm; các biện pháp tu từ và cách gieo vần, ngắt nhịp độc đáo của thơ lục bát…
3. Kết đoạn
- Khái quát lại cảm nghĩ của bản thân về ý nghĩa của bài thơ.
VD:
1. “Mây và sóng” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Ta-go. Bài thơ đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Chẳng có niềm hạnh phúc nào bằng được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Những câu thơ giàu tính tự sự và miêu tả nhưng lại góp phần bộc lộ cảm xúc của nhân vật trong bài thơ. Ta-go đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. Bài thơ chính là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
2. “Những cánh buồm” là bài thơ mà tôi cảm thấy yêu thích nhất. Trong những câu thơ mở đầu, Hoàng Trung Thông đã khắc họa một không gian khoáng đãng của biển cả, với ánh mắt trời rực rỡ. Hình ảnh người cha và đứa con bước đi trên cát cho thấy sự gắn bó, gần gũi. Cha bỗng trở nên già dặn hơn, tuổi đời như trải dài trong chiếc bóng dài lênh khênh. Còn đứa con thì lại trở nên thật bé bỏng, đáng yêu trong chiếc bóng tròn chắc nịch. Hình ảnh đối lập của bóng cha và bóng con thật ngộ nghĩnh, dễ thương càng khắc sâu thêm sự khác biệt của hai thế hệ cha - con. Khi nhìn về phía chân trời, đứa trẻ đã hỏi cha răng ở đó có những gì. Câu trả lời của người cha đã khơi gợi trí tò mò của đứa trẻ về một thế giới mà ngay cả người lớn như cha của mình vẫn chưa hề đi đến. Điều đó làm con khao khát được khám phá, vì vậy mà con đã mong muốn cha mượn một cánh buồm “trắng” để con đi. Người con muốn đi khắp nơi, muốn chinh phục thế giới rộng lớn ngoài kia. Và cha đã bắt gặp chính mình trong ước muốn của con. Vậy là, giờ đây, ước mơ chưa thể thực hiện của cha sẽ được gửi gắm nơi con. Bài thơ “Những cánh buồm” được đánh giá là một trong những tác phẩm hay về ngôn từ, âm hưởng và có sức gợi cảm.
3. Bài thơ “Lượm” của nhà thơ Tố Hữu là một thơ để lại cho em nhiều cảm xúc và suy nghĩ. Bài thơ kể về một cậu bé giao liên tên là Lượm. Tuy còn nhỏ tuổi nhưng em đã thực hiện các nhiệm vụ nguy hiểm, cam go. Bất chấp mưa bom, bão đạn, Lượm vẫn xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ của mình. Hình ảnh cậu bé có đôi má bồ quân ửng hồng, có đôi mắt đen láy sáng ngời, đội chiếc mũ ca lô lệch vừa đi vừa nhảy chân sáo thật đẹp biết bao. Cậu bé ấy có sự dũng cảm, dạn dĩ, can trường của một chiến sĩ, nhưng cũng giữ nguyên những ngây thơ, trong sáng của một cậu bé. Ấy vậy mà một thiên thần như thế đã phải hi sinh dưới nòng súng của kẻ thù. Sự ra đi của Lượm khiến em bất ngờ, nghẹn lại trong lồng ngực. Xót xa quá, tiếc thương quá. Chẳng từ ngữ nào có thể diễn tả trọn vẹn nỗi đau của em lúc đọc đến khổ thơ đó. Lượm ra đi nhưng không phải là biến mất khỏi thế gian này. Cậu bé ấy vẫn sống, sống trong hình hài non sông, sống trong lòng triệu triệu người dân Việt. Em thương tiếc trước sự ra đi đột ngột của Lượm bao nhiêu. Thì lại càng yên mến và kính trọng, tự hào trước sự dũng cảm, hi sinh quên mình vì tổ quốc của Lượm bấy nhiêu. Những vẫn thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu đã đánh thức trong em những cung bậc cảm xúc tha thiết, quý mến ấy với cậu bé anh hùng nhỏ tuổi.
4. “Tiếng hạt nảy mầm” của nhà thơ Tô Hà là một bài thơ vô cùng ý nghĩa, khơi gợi trong lòng người đọc những cảm xúc thiêng liêng về sự sống và lòng yêu thương trẻ thơ. Bài thơ vẽ nên một bức tranh sinh động về giờ học đầy lí thú của các em học sinh khiếm thính, đồng thời thể hiện tình cảm yêu mến, trân trọng của tác giả đối với những em bé đặc biệt này. Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh các em học sinh “mắt sáng, nhìn lên bảng”, “lớp mươi nụ môi hồng” cùng với "”ôi tay cô cụp mở” tạo nên một bầu không khí học tập sôi nổi, háo hức. Hình ảnh “bảo tưng bừng thanh âm” như khơi gợi sự tò mò, thích thú của các em khi được khám phá thế giới âm thanh đầy màu sắc. Tiếng chim sẻ “vút qua song”, “hót nắng vàng ánh ỏi”, tiếng lá “động trong vườn”, tiếng “sớm mai mẹ gọi”, tiếng “cuộc đời sâu vợi”,… tất cả những âm thanh ấy được cô giáo truyền tải một cách sinh động, giúp các em học sinh hình dung và cảm nhận được thế giới xung quanh. Bài thơ “Tiếng hạt nảy mầm” không chỉ là một bài ca về thế giới âm thanh diệu kì mà còn là bài ca về lòng yêu thương trẻ thơ và hi vọng vào tương lai tươi sáng của các em học sinh khiếm thính.
5. Tôi rất thích bài thơ Đánh thức trầu của Trần Đăng Khoa. Tác phẩm bao gồm lời hát của bà và lời hát của cháu. Mở đầu lời của bà là câu “Mày làm chúa tao/Tao làm chúa mày” như lời nhắc nhở rằng con người cần biết tôn trọng tự nhiên, không nên coi mình là chúa tể có thể thống trị, điều khiển thiên nhiên. Câu thơ tiếp “Tao không hái ngày/ Thì tao hái đêm” nhắc đến một quan niệm trong dân gian. Khi muốn hái trầu vào ban đêm, phải gọi cho trầu tỉnh ngủ rồi mới xin “hái vài lá”. Quan niệm trên tuy chưa có căn cứ về tính xác thực nhưng tôi đã cảm nhận được sự trân trọng, nâng niu của con người trong cách đối xử với cây cối. Tiếp đến là những câu hát của cháu, với cách xưng hô “mày - tao” tạo cảm giác gần gũi thân thiết giữa con người và cây trầu. Những lời hỏi han, động viên trầu “Đã ngủ rồi hả trầu?, “Trầu ơi, hãy tỉnh lại/Mở mắt xanh ra nào”, “Đừng lụi đi trầu ơi”. Lời thơ gợi ra tình cảm yêu mến, gắn bó và coi trọng như một người bạn. Đánh thức trầu là bài thơ tuy đơn giản nhưng sâu sắc, ý nghĩa.
Trong các thế kỷ XVI-XVIII, thương cảng của Thành phố Hội An là nơi xuất khẩu gạo nhiều nhất ở Việt Nam. Hội An, với vị trí thuận lợi gần cửa biển, đã trở thành trung tâm thương mại quan trọng của khu vực và thu hút các thương nhân từ nhiều quốc gia. Gạo, cùng với các sản phẩm nông sản khác, được xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc, Nhật Bản và các nước Đông Nam Á.
Hỗn hợp gồm nhiều chất. Còn hợp chất thì chỉ có một chất (do nhiều nguyên tố tạo nên). Nước là hợp chất do nguyên tố H và O tạo nên. Axit xitric là hợp chất do nguyên tố C, H, O tạo nên.
Muốn truy cập vào một trang web, ta cần sử dụng một trình duyệt. - Nháy đúp chuột vào biểu tượng trình duyệt. - Nhập địa chỉ trang web vào ô địa chỉ của trình duyệt. - Nhấn phím Enter
- Điều nên làm:
+ Giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn.
+ Yêu thương bố mẹ, ông bà, anh chị em.
+ Làm ra sản phẩm có ích cho mọi người sử dụng.
- Điều không nên làm:
+ Cướp bóc, trộm giật.
+ Lười biếng và ham chơi, không học hành.
+ Không quan tâm cảm xúc của người khác.
Sự kiện Phát hiện ra châu Mỹ là sự kiện lịch sử được đánh dấu bằng thời điểm đoàn thám hiểm do Cristoforo Colombo dẫn đầu đã đặt chân đến châu Mỹ vào ngày 12 tháng 10 năm 1492. Theo lệnh của vua Fernando và nữ vương Isabel xứ Castilla và Aragón, đoàn thám hiểm đã xuất phát từ cảng Palos xứ Andalucía 2 tháng 9 ngày trước đó. Sau khi vượt qua biển Đại Tây Dương, đoàn thám hiểm đã đặt chân đến một hòn đảo của lục địa châu Mỹ, đảo Guanahani thuộc quần đảo Bahamas, nhưng lại nhầm tưởng là Ấn Độ. Đây là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại, là sự tiếp xúc giữa hai thế giới vốn phát triển tách biệt nhau kể từ buổi bình minh của loài người.
Nhiều năm sau các chuyến đi của Colombo, người châu Âu bắt đầu nhận ra rằng nơi này không nối liền với mảnh đất của họ; và không giống như trường hợp của Ấn Độ, đây là một lục địa hoàn toàn khác. Do đó, kể từ năm 1507, người ta đã gọi tên lục địa này là America. Trong những thế kỷ tiếp sau đó, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Vương Quốc Anh, Pháp, cũng như các cường quốc châu Âu khác, đã ra sức cạnh tranh để khám phá, chinh phục và thực dân hóa châu Mỹ. Từ đó dẫn đến sự hình thành của nhiều dân tộc, nhiều nền văn hóa và quốc gia mới.