Ngô Phương Thảo

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Ngô Phương Thảo
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

      Mới đây, vào dịp lễ hội chùa Láng, một sự kiện quan trọng đã diễn ra ở quê tôi, thu hút đông đảo người dân và du khách từ khắp nơi về tham gia. Đây là một sự kiện văn hóa truyền thống lâu đời của làng tôi, không chỉ là dịp để mọi người bày tỏ lòng thành kính đối với tổ tiên, mà còn là cơ hội để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc.
    
Lễ hội chùa Láng diễn ra vào cuối tháng ba âm lịch hàng năm, khi những cơn gió nhẹ nhàng thổi qua, mang theo hương thơm của hoa nhãn, hoa bưởi, khiến không khí thêm phần thanh tịnh. Cảnh vật nơi đây rất yên bình, với ngôi chùa cổ kính nằm giữa cánh đồng lúa xanh mướt. Những năm trước, lễ hội chỉ là những hoạt động giản dị trong phạm vi của làng, nhưng năm nay, nó đã được tổ chức quy mô hơn, với nhiều hoạt động phong phú và đặc sắc hơn.
    
Vào sáng sớm, tôi cùng gia đình đã có mặt tại chùa Láng. Không khí nơi đây tràn ngập sự tôn nghiêm, với những người dân mặc trang phục truyền thống, tay cầm hương, dâng lễ cầu an cho gia đình và đất nước. Bên ngoài sân chùa, những người bán hàng rong bày bán các món ăn đặc sản của địa phương như bánh chưng, bánh dày, chè lam… tạo không khí ấm cúng, thân thiện.
     
 Điểm đặc biệt trong lễ hội năm nay là lễ rước kiệu. Kiệu được trang trí lộng lẫy, chở tượng thánh mẫu về từ đình làng, cùng với đoàn người đi bộ mặc trang phục truyền thống, tay cầm đuốc sáng rực, hát những bài ca dân gian, nhịp trống vang vọng trong không gian tĩnh lặng. Lễ rước kiệu không chỉ là nghi thức tôn kính thần linh mà còn thể hiện sự đoàn kết, lòng yêu nước của người dân nơi đây.
     Ngoài ra, trong khuôn khổ lễ hội, còn có nhiều trò chơi dân gian như kéo co, đấu vật, cờ tướng và đặc biệt là cuộc thi thả diều. Những chiếc diều bay cao trong không trung như biểu tượng của niềm hy vọng và ước mơ, khiến không khí trở nên vui tươi và náo nhiệt hơn.
      
 Lễ hội kéo dài suốt ba ngày, và mỗi ngày lại mang đến những điều mới mẻ, hấp dẫn. Đặc biệt, vào buổi tối, sân chùa trở nên lung linh huyền ảo với ánh đèn lồng rực rỡ, tiếng nhạc truyền thống ngân vang, mọi người quây quần bên nhau, kể cho nhau nghe những câu chuyện xưa, tạo nên một bầu không khí ấm áp, gần gũi.
    
Tôi cảm thấy rất may mắn khi được tham gia vào sự kiện này, bởi nó không chỉ là dịp để tôi hiểu hơn về truyền thống văn hóa của quê hương, mà còn là cơ hội để mọi người, dù ở đâu, cũng có thể tìm về nguồn cội, thể hiện lòng tôn kính với tổ tiên và cầu mong những điều tốt đẹp trong cuộc sống.  
      
Lễ hội chùa Láng là một minh chứng cho việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc. Sự kiện này không chỉ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng tôi mà còn là niềm tự hào của những người dân nơi đây.

    Hôm nay, tôi sẽ kể về một cảnh sinh hoạt mà tôi đã chứng kiến trong một buổi sáng đẹp trời ở làng quê của ông bà. Mỗi lần về thăm ông bà, tôi lại cảm thấy rất vui vì được sống trong không khí trong lành, yên bình và chứng kiến những sinh hoạt giản dị nhưng đầy ấm cúng.
    
Vào sáng hôm ấy, khi ánh nắng đầu ngày chiếu xuyên qua những tán cây cao vút, tôi ra ngoài sân và nhìn thấy ông tôi đang chăm sóc vườn rau. Ông mặc chiếc áo bà ba cũ kỹ, đôi bàn tay gân guốc, tần ngần cuốc từng nhát vào đất. Những luống rau xanh mơn mởn như cười chào đón ông. Bà tôi thì ở bên cạnh, tay thoăn thoắt nhặt những cọng rau bị héo, cắt bỏ chúng rồi bỏ vào giỏ. Tôi thích thú quan sát những hành động của ông bà, cảm nhận được tình yêu thương mà họ dành cho từng luống rau, từng cành cây trong vườn.
      
Sau khi xong việc vườn, ông bà tôi vào trong nhà chuẩn bị bữa sáng. Tôi ngửi thấy mùi thơm của cơm rang, mùi hành phi quyện vào không khí, khiến tôi không thể cưỡng lại được. Bà tôi vừa xào rau vừa kể cho tôi nghe những câu chuyện vui về ngày xưa, khi bà còn trẻ, ông bà còn nghèo khó nhưng vẫn luôn yêu thương nhau, cùng nhau vượt qua mọi khó khăn. Những câu chuyện ấy không chỉ làm tôi thêm yêu quý ông bà mà còn khiến tôi nhận ra giá trị của sự vất vả và tình yêu gia đình.  
     Buổi sáng hôm đó, trong không gian yên tĩnh của làng quê, tôi cảm thấy mình như được sống lại trong những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ. Cảnh sinh hoạt ấy tuy giản dị, nhưng lại rất gần gũi và đầm ấm, làm tôi cảm thấy cuộc sống này thật đáng trân trọng. 
    
Từ đó, tôi hiểu rằng dù cho cuộc sống có thay đổi thế nào, những khoảnh khắc đơn giản như vậy sẽ mãi là phần ký ức tuyệt vời trong trái tim tôi.

Biện pháp tu từ ẩn dụ "đi gió đi sương" - sự vất vả, lam lũ của mẹ trong suốt cuộc đời vì con. 

Tác dụng:

- Tăng tính biểu hình biểu đạt gây ấn tượng sâu sắc với người đọc.

- Ca ngợi tình mẫu tử cao đẹp.

- Bày tỏ sự xót thương đối với sự hi sinh, vất vả bao năm của đứa con dành cho 

Em rút ra bài thơ khắc họa hình ảnh người mẹ với những vất vả suốt cả cuộc đời. Qua đó, em nhận ra rằng mẹ đã hy sinh rất nhiều để chăm lo cho con cái. Dù mẹ có già yếu đi, tình yêu thương của mẹ vẫn không thay đổi. Vì vậy, chúng ta cần biết trân trọng, yêu thương và báo đáp mẹ khi còn có thể  Khi mẹ về già, sức khỏe suy yếu, những hành động như "lần giường tập đi" cho thấy sự yếu đuối mà người mẹ phải trải qua. Điều này nhắc nhở em về sự cần thiết của việc hiểu và thông cảm với những người lớn tuổi trong gia đình, giúp đỡ họ khi cần thiết. Qua hai hình ảnh đối lập giữa "đi gió đi sương" và "lần giường tập đi", bài thơ phản ánh sự thay đổi của thời gian và sự chuyển biến từ mạnh mẽ, chủ động sang yếu đuối, cần sự chăm sóc. Em học được rằng thời gian là điều không thể ngừng lại, và sự thay đổi này là một phần của cuộc sống, do đó cần phải chuẩn bị tâm lý và biết yêu thương những người thân trong gia đình khi họ cần sự giúp đỡ.

Câu 9: Sau khi đọc những dòng thơ trong bài " Tre Việt Nam" của Nguyễn Duy,em cảm thấy được sự khâm phục và tự hào về hình ảnh cây tre-biểu tượng của sức sống bền bỉ và kiên cường của dân tộc Việt Nam .Tre trong bài thơ không chỉ là một loài cây bình dị mà còn mang trong mình những phẩm chất đáng quý như nhẫn nại,đoàn kết,và khát vọng vươn lên trong khó khăn. Những câu thơ khiến em suy nghĩ về tình yêu quê hương,đất nước và những giá trị văn hóa truyền thống mà chúng ta cần gìn giữ và phát huy
  Câu 10: Với tư cách là một mầm non của tương lai Việt Nam,em sẽ cố gắng học tập thật tốt ,rèn luyện phẩm chất đạo đức và phất huy sức sáng tạo để đóng góp vào sự phát triển của đất nước . Em sẽ trân trọng và gìn giữ những giá trị văn hóa , truyền thống của dân tộc,đồng thời cố gắng sống có ích cho xaz hội.Em cũng sẽ tích cực tham gia các hoạt động công đồng,bảo vệ môi trường,và gìn giữ bản sắc dân tộc để xứng đáng với sự hy sinh,cố gắng của các thế hệ đi trước góp phần xây dựng một đất nước Việt Nam mạnh mẽ và văn minh

Em rút ra bài học rằng từ xa xưa đất nước ta đã bị lũ lụt tàn phá nhiều lần nhưng các vua hùng vẫn dựng nước và nước chúng ta đang sinh sống chính là công lao xưa người việt và vua hùng đã bảo vệ. Bác hồ có nói rằng: " Các vua hùng đã có công dựng nước, bác cháu t phải cùng nhau giữ lấy nước " và chúng ta phải có ý thức trồng nhiều cây xanh, bảo vệ rừng và không xả rác nơi công cộng để đất nước ta không bị lũ lụt tàn phá nữa

   Mỗi người đều có những kỉ niệm gắn bó với bạn bè thân thiết, và với tôi một trong những kỉ niệm sâu sắc nhất lại là một kỉ niệm buồn mà tôi không thể nào quên. Đó là khi tôi và người bạn thân của mình Huyền xảy ra một hiểu lầm khiến chúng tôi dần xa cách nhau 
    Vào một ngày cuối hè năm tôi học lớp 3, khi chũng tôi đang chuẩn bị cho năm học mới, Huyền đột nhiên im lặng và không còn nói chuyện với tôi như trước. Tôi nhận thấy sự thay đổi đó và không khỏi cảm thấy lo lắng. Tưởng rằng Huyền chỉ đang bận rộn với việc chuẩn bị cho năm học mới tôi vẫn giữ thái độ bình thường và thỉnh thoảng nhắn tin hỏi thăm bạn. Tuy nhiên, Huyền ko trả lời tin nhắn và những cuộc gọi của tôi cũng bị bỏ qua 
     Tôi ko hiểu chuyện gì xảy ra cho đến khi, một hôm Huyền nói thằng với tôi rằng cô ấy cảm thấy tôi ko quan tâm đến cô ấy trong suốt khoảng thời gian qua. Ban đầu , tôi ngỡ ngàng, vì tôi luôn nghĩ mình đã làm hết sức để hỗ trợ Huyền. Nhưng Huyền lại nghĩ là tôi đã dành quá nhiều thời gian cho đám bạn khác và không còn chia sẻ với cô ấy như trước nữa
    Chúng tôi đã có một cuộc nói chuyện dài và căng thằng, nhưng cuối cùng chúng tôi vẫn không thể hiểu được nhau. Sau đó , Huyền quyết định dừng lại mối quan hệ bạn bè với tôi. Và tôi cảm thấy như mất đi một phần quan trọng trong cuộc sống của mình. Cảm giác hụt hẵng và đau đớn không thể diễn tả được khi tôi nhận ra rằng người bạn thân thiết nhất của mình không còn ở bên cạnh mình nữa 
      Trong suốt khoảng thời gian sau đo , tôi đã suy nghĩ rất nhiều về sự việc đó . Tôi đã quyết định viết một lá thư để gửi cho Huyền, chia sẻ cảm xúc của mình và xin lỗi vì đã không quan tâm đến cô ấy. Rất may Huyền đã đọc lá thư và chúng tôi đã có một cơ hội để nói chuyện lại. Mặc dù không thể quay lại như trước, nhưng ít nhất chúng tôi đã hiểu và tha thứ cho nhau 
   Kỉ niệm buồn đó đã dạy tôi một bài học quý giá về tình bạn . Đôi khi tình bạn không chỉ là những khoảnh khắc vui vẻ bên nhau . Mà còn là sự hiểu biết, quan tâm và chia sẻ trong những lúc khó khắn