Ngô Minh Quân

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Ngô Minh Quân
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Bài thơ ôg Đồ của Vũ Đình Liên là một bài thơ ngũ ngôn bình dị mà cô đọng, đây gói cảm ngủ bài thơ tôi ấn tượng nhất với hình ảnh: "Giây đỏ buồn ko thâm thực đọng c nghiên sau khi đôi hai câu thơ này, nỳ tự dễ dàng nhận Hàng ở đây có sử clang biện ện pháp tu từ nhân hóa. Vì giấy, mực nghiên là ñ lật vô trị, vô giảng giờ đây lại có biết buồn vậy làn vật dụng liền đi quan đên thử phap liên quan đến một vẻ đẹp truyền thống củaôg chat rẻ thành một điều gì đô thị êng liên tinh túy, vì chúng tô có hồn". Đây lolẽ câu là một vì hết ở nghĩa đầu tiên của 2 cầu thổ này. Vậy còn hết nghĩa thứ hai? Nêu để cude Úta sẽ thấy hai câu thỏ này vì vậy tên thỏ chỉ thuần tả cảnh mà ko tả nỳ, cảnhiệt, đây cô hồn, như nhiệm mày tâm trạng ko có một comotto ngữ nào rồi về con ng là, trạng thái tâm lí, nhưng "nù buồn cành ca cảnh co to vi của họ, nh bạo đâu bao giờ thị chính vì thế, vì ng ko vui nên cháu, bóc lớp 9, nghĩa cảnh mới buồn. Nói cách khác, sử dụng biện pháp nhân hóa, hóa, da da sẽ thầy sy ây đi ngate thuật tả cảnh ngụ tình. Vậy là chỉ hai câu thơ tưởng như đơn giản, mào tỏi Lai tạo tầng Ý nghĩa Điêu đó đã cho thấy sự cô đọng, gọi Cám (1) bài thơ ông đồ của vũ Đình Liên

Trong cuộc sống, sẽ có lúc con người ta phải đưa ra các lựa chọn, quyết định của riêng mình. Những lựa chọn, quyết định đó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của ta. Vì vậy phải nghĩ cho kĩ càng và có chính kiến không phải là dễ. Tôi nhớ đến nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường. Đó là một người không có chính kiến, có phần ba phải để rồi khi nhận được bài học cho bản thân thì đã quá muộn.

Nội dung của truyện kể về một người thợ mộc. Anh ta đã dốc hết vốn để mua gỗ làm nghề đẽo cày. Cửa hàng của anh ta nằm ngay bên vệ đường. Nhiều người thường ghé vào xem. Có ông cụ nói rằng phải đẽo cày cho cao, cho to mới dễ cày. Người thợ mộc liền làm theo. Lại có bác nông dân ghé vào bảo phải đẽo cày thấp hơn, nhỏ hơn mới dễ cày. Người thợ mộc cũng cho là có lí. Một lần, một người đến nói với người thợ mộc, ở miền núi người ta phá hoang toàn cày bằng voi, phải đẽo cày to gấp đôi, gấp ba kiểu gì cũng bán hết được nhiều lãi. Người thợ mộc nghe được nhiều lãi, liền đem hết số gỗ còn lại đẽo thành loại cho voi cày. Chẳng có ai đến mua cày của anh ta. Tất cả vốn liếng của người thợ mộc đều mất hết.

Ở đây, nhân vật người thợ mộc được xây dựng không có tên tuổi, lai lịch hay được miêu tả qua ngoại hình mà chủ yếu khắc họa qua hành động, ngôn ngữ. Từ đó, tác giả dân gian muốn làm nổi bật lên nét tính cách của người thợ mộc. Anh ta là một người không có chính kiến, thiếu hiểu biết. Bởi vậy dù người thợ mộc cũng có chí làm ăn, tự dùng vốn liếng của bản thân để tự mở cửa hàng đẽo cày. nhưng kết quả đạt được lại không như mong muốn. Mỗi khi có người ghé vào cửa hàng, đưa ra một ý kiến nào đó, người thợ mộc đều cho lại phải, không biết suy xét đúng sai mà đã quyết định làm theo.

Qua nhân vật người thợ mộc, tác giả dân gian cũng muốn đưa ra lời khuyên, khi làm việc gì cũng cần phải có chính kiến, nếu không sẽ gặp phải thất bại. Anh chàng thợ mộc trong truyện chỉ vì thiếu hiểu biết mà nghe theo lời khuyên của mọi người, đẽo ra những chiếc cày không thể sử dụng được. Cuối cùng, mọi vốn liếng, của cải đều trắng tay.

Có thể khẳng định rằng, nhân vật người thợ mộc đã được khắc họa trong truyện nhằm gửi gắm bài học giá trị cho mỗi người.

Phân tích nhân vật Thánh Gióng

Truyện "Thánh Gióng" là một trong những truyền thuyết tiêu biểu của Việt Nam, thể hiện lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. Nhân vật Thánh Gióng không chỉ là hình tượng anh hùng mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc về sức mạnh và tinh thần đoàn kết dân tộc.

Thánh Gióng có một hoàn cảnh đặc biệt. Cậu bé được sinh ra từ một người mẹ nghèo, mang thai suốt mười hai tháng. Khi chào đời, Gióng không nói cười, không biết đi, suốt ba năm vẫn nằm yên. Đây là những chi tiết kỳ lạ, mang tính chất hoang đường nhưng lại chứa đựng ý nghĩa sâu sắc: Gióng là người phi thường, không giống người thường.

Khi đất nước có giặc ngoại xâm, sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giúp nước. Nghe tin này, Gióng bỗng cất tiếng nói đầu tiên, xin nhà vua rèn áo giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt để ra trận. Kể từ đó, cậu lớn nhanh như thổi, ăn bao nhiêu cũng không no, quần áo phải thay liên tục. Điều này cho thấy sự lớn lên của Gióng chính là sự trưởng thành của tinh thần yêu nước, của sức mạnh dân tộc khi tổ quốc lâm nguy.

Khi có đủ vũ khí, Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, xông thẳng vào quân thù, đánh tan kẻ địch. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường làm vũ khí, tiếp tục chiến đấu đến khi quân giặc tan rã. Hình ảnh này thể hiện ý chí kiên cường, tinh thần chiến đấu dũng mãnh và sự sáng tạo trong chiến đấu của nhân dân ta.

Sau khi đánh thắng giặc, Gióng không nhận vinh hoa phú quý mà cưỡi ngựa bay về trời, trở thành bất tử. Chi tiết này thể hiện ước mơ về người anh hùng bất diệt, mãi mãi bảo vệ đất nước.

Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng dân tộc: yêu nước, mạnh mẽ, dũng cảm và sẵn sàng hy sinh vì đất nước. Qua truyện, nhân dân ta muốn gửi gắm thông điệp rằng khi tổ quốc cần, mỗi người dân dù nhỏ bé cũng có thể trở thành anh hùng. Đây là bài học sâu sắc về tinh thần yêu nước và trách nhiệm của mỗi người đối với đất Nước.