Trần Khánh Đăng

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Trần Khánh Đăng
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu 1 : Bài thơ “Chiếc lá đầu tiên” của Hoàng Nhuận Cầm là bản hòa ca da diết về tuổi học trò và nỗi nhớ trường xưa. Về nội dung, bài thơ gợi lại những kỉ niệm trong sáng, thân thương của thời áo trắng: từ lớp học, sân trường, tiếng ve, đến những trò nghịch ngợm hồn nhiên. Xen trong dòng hồi tưởng ấy là nỗi nhớ khắc khoải về tình yêu đầu đời – một tình cảm ngây thơ nhưng sâu sắc. Đặc biệt, hình ảnh “chiếc lá đầu tiên” trở thành biểu tượng cho ký ức, cho một thời trong trẻo đã trôi qua không thể trở lại. Về nghệ thuật, bài thơ được viết theo thể tự do, giọng điệu nhẹ nhàng, trầm lắng, đôi lúc da diết và đầy cảm xúc. Tác giả sử dụng nhiều biện pháp tu từ như ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ, hoán dụ… để tạo nên những hình ảnh gợi cảm, chân thực. Ngôn ngữ thơ giản dị, gần gũi, giàu tính biểu cảm đã góp phần truyền tải trọn vẹn tâm trạng hoài niệm của nhà thơ. Tất cả đã làm nên một bài thơ giàu chất trữ tình, chạm đến trái tim người đọc.

Câu 2 : Trong cuốn tiểu thuyết Sáu người đi khắp thế gian, James Michener viết: “Mặc dù bọn trẻ ném đá vào lũ ếch để đùa vui, nhưng lũ ếch không chết đùa mà chết thật.” Câu văn mượn một hình ảnh đời thường để gửi gắm thông điệp sâu sắc về hậu quả của những hành động tưởng như vô hại.


Hành động “ném đá” ở đây là biểu tượng cho những trò đùa, lời nói, hành vi vô ý thức mà nhiều người, đặc biệt là người trẻ, thường thực hiện để mua vui hoặc thể hiện bản thân. Tuy nhiên, “lũ ếch không chết đùa mà chết thật” cho thấy hậu quả mà người khác phải gánh chịu không hề nhỏ hay đơn giản như cách người ta nghĩ. Trong cuộc sống, có những lời chê bai, trêu chọc, bắt nạt tưởng là đùa giỡn nhưng lại khiến người nghe tổn thương sâu sắc, tự ti, thậm chí dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như trầm cảm hay tự tử. Sự vô cảm, thiếu suy nghĩ trước hành động đang là vấn đề đáng lo ngại trong xã hội hiện nay.


Câu nói của James Michener không chỉ là lời cảnh báo mà còn là lời nhắc nhở mỗi người hãy sống có trách nhiệm. Trước khi nói hay làm điều gì, hãy nghĩ đến cảm xúc và hậu quả mà người khác có thể phải chịu đựng. Đồng thời, chúng ta cũng cần rèn luyện lòng yêu thương, sự cảm thông và tinh thần vị tha. Một lời nói tử tế, một hành động nhỏ đầy nhân ái có thể xoa dịu nỗi đau và đem lại hy vọng cho người khác.


Tóm lại, “chết thật” ở đây không chỉ là cái chết về thể xác, mà còn là sự tổn thương tinh thần. Đừng để trò đùa của mình trở thành vết thương không thể lành trong lòng người khác. Hãy biết yêu thương và sống tử tế với nhau hơn

Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ tự do.


Câu 2. Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm, kết hợp tự sựmiêu tả.


Câu 3.

Một số hình ảnh, dòng thơ gợi kỉ niệm với trường cũ:

“Một lớp học buâng khuâng màu xanh rủ”

“Sân trường đêm - rụng xuống trái bàng đêm”

“Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi”

“Những trận cười trong sáng đó lao xao”

“Thôi đã hết thời bím tóc trắng ngủ quên”


Những kỉ niệm này đặc biệt vì chúng trong trẻo, hồn nhiên, gắn với tuổi học trò đầy cảm xúc, ghi dấu một thời thanh xuân không thể quên.


Câu 4. Biện pháp tu từ: ẩn dụ + nhân hóa.

Tác dụng: Gợi âm thanh tiếng ve trong trẻo, lan tỏa mạnh mẽ, làm “xé đôi hồ nước” – vừa miêu tả âm thanh vang vọng, vừa gợi cảm xúc chia ly, rạn vỡ của thời khắc chuyển giao tuổi học trò.


Câu 5. Em ấn tượng với hình ảnh: “Không thấy trên sân trường chiếc lá buổi đầu tiên”

Vì: Hình ảnh chiếc lá đầu tiên gợi nhớ buổi đầu yêu thương, thời học trò hồn nhiên. Khi không còn thấy chiếc lá, cũng là lúc tuổi trẻ khép lại – đầy tiếc nuối, da diết