NGUYỄN THỊ KIM NGÂN

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của NGUYỄN THỊ KIM NGÂN
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu 1

Trong thời đại số hiện nay, các sàn thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ, mang lại sự tiện lợi trong việc mua sắm. Tuy nhiên, nhiều người lại rơi vào thói quen mua sắm không kiểm soát, khiến bản thân rơi vào tình trạng chi tiêu vượt quá khả năng. Việc này không chỉ gây thiệt hại về tài chính mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống. Khi mua sắm không cần thiết, chúng ta sẽ dễ dàng tích lũy những món đồ không sử dụng đến, từ đó lãng phí tiền bạc và không gian sống. Hơn nữa, sự phụ thuộc vào việc mua sắm qua mạng có thể dẫn đến cảm giác thiếu thốn, lo âu, và không kiểm soát được nhu cầu thực sự. Để khắc phục điều này, mỗi người cần tự ý thức về nhu cầu của bản thân, xác định rõ ràng những gì thật sự cần thiết và có kế hoạch chi tiêu hợp lý. Chỉ khi biết tiết chế và mua sắm có trách nhiệm, chúng ta mới có thể đảm bảo một cuộc sống ổn định, hài hòa về tài chính và tâm lý.

Câu 2

Học trực tuyến

NT

NGUYỄN THỊ KIM NGÂN

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 

CN

Cô Nguyễn Uyên

Giáo viên

 

27 tháng 11 2024

Câu 1. (2 điểm)

 

     Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) thuyết phục người khác từ bỏ thói quen mua sắm không kiểm soát trên các sàn thương mại điện tử

Câu 2

Trong văn học Việt Nam, nhân vật Thị Phương trong đoạn trích từ tác phẩm chèo cổ "Trương Viên" của tác giả Hà Văn Cầu là hình mẫu điển hình của người phụ nữ nhân hậu, hi sinh vì gia đình và có tấm lòng vĩ đại. Qua lời nói, hành động và tâm trạng của nhân vật, người đọc có thể cảm nhận được sự hy sinh cao cả và tình thương yêu vô bờ của Thị Phương dành cho mẹ chồng trong hoàn cảnh khó khăn, chiến tranh loạn lạc.

Trước hết, Thị Phương là một người phụ nữ hết lòng vì gia đình. Trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt, Thị Phương và mẹ chồng phải chạy trốn trong rừng sâu để tránh hiểm nguy. Mẹ chồng của Thị Phương lại bị bệnh nặng, cần thuốc để cứu chữa nhưng trong lúc này, không có cách nào để có được thuốc. Trước tình cảnh đó, Thị Phương đã quyết định hi sinh đôi mắt của mình để dâng lên thần linh, mong thần có thể cứu mẹ chồng khỏi bệnh tật. Hành động này cho thấy sự hi sinh vô điều kiện của Thị Phương đối với gia đình, thể hiện một tình yêu thương sâu sắc đối với mẹ chồng, mặc dù mẹ chồng là người không phải sinh thành ra mình. Điều này càng chứng tỏ phẩm chất cao đẹp và lòng nhân ái của Thị Phương.

Ngoài sự hi sinh, Thị Phương còn thể hiện sự kiên cường, dũng cảm trong việc đối mặt với thử thách. Khi Thị Phương nói với thần linh về tình trạng khổ sở của mẹ chồng, từ sự mong mỏi của người phụ nữ này, ta thấy được sự quyết tâm mạnh mẽ và niềm tin vào phép màu. Dù biết mình phải chịu đau đớn, mất mát lớn lao, nhưng Thị Phương vẫn dũng cảm đối diện và không hề lùi bước. Trong cảnh này, nhân vật Thị Phương không chỉ là người con dâu hiếu thảo mà còn là hình mẫu của sự vững vàng và kiên định.

Mối quan hệ giữa Thị Phương và thần linh cũng là một điểm đặc biệt trong đoạn trích. Thị Phương không chỉ cầu xin thần linh mà còn có những lời van xin rất chân thành, tha thiết, trong đó không thiếu sự khẩn cầu đầy cảm động. Câu nói “Mẹ chồng tôi đã bẩy mươi ba, già mong trẻ để mà trông cậy” không chỉ cho thấy lòng hiếu thảo mà còn phản ánh được tâm trạng của một người phụ nữ lo lắng cho tương lai của gia đình mình. Thị Phương không chỉ là hình mẫu của lòng hiếu thảo mà còn là đại diện cho những người phụ nữ Việt Nam trong chiến tranh – những người âm thầm hy sinh, gánh vác mọi khó khăn, gian khổ để bảo vệ gia đình.

Hành động dâng mắt của Thị Phương tuy đau đớn và tàn nhẫn, nhưng cũng thể hiện một lòng kiên nhẫn và sự chịu đựng tột cùng. Hình ảnh Thị Phương bị khoét mắt, cùng với những lời ca “Khoét mắt dâng thần, huyết rơi lai láng cực lòng con thay” khiến người xem không khỏi xúc động trước tình yêu thương vô bờ bến mà cô dành cho mẹ chồng. Dù phải trả giá bằng đôi mắt của mình, Thị Phương vẫn hy vọng vào sự bảo vệ của thần linh để mẹ chồng khỏi nguy hiểm, dù sự hy sinh ấy mang đậm sự bi thương và đau đớn.

Cuối cùng, qua hình ảnh Thị Phương, tác giả muốn gửi gắm thông điệp về lòng hy sinh, về tình yêu thương gia đình và lòng kiên cường của người phụ nữ trong hoàn cảnh chiến tranh. Thị Phương không chỉ là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam thời chiến mà còn là hình mẫu lý tưởng của những giá trị nhân văn, sự hi sinh vì người thân trong mọi hoàn cảnh, dù có phải đối diện với gian khổ và mất mát.

Câu 1

Bản sắc văn hóa dân tộc là giá trị cốt lõi nhất của nền văn hóa, thể hiện tâm hồn, cốt cách, tình cảm, lý trí, sức mạnh của dân tộc, tạo nên chất keo kết nối các cộng đồng người gắn bó, đoàn kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Những giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những động lực to lớn đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của quốc gia dân tộc. Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được hình thành, phát triển gắn liền với lịch sử dựng nước, giữ nước và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và để phân biệt sự khác nhau giữa dân tộc này với dân tộc khác trong cộng đồng nhân loại. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực còn có mặt tiêu cực của nó đó là nguy cơ xói mòn, phai nhạt và biến dạng hệ thống giá trị trong bản sắc văn hóa dân tộc, sự du nhập của lối sống tư sản, suy giảm thuần phong mĩ tục, sự chống phá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Những giá trị tinh hoa văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc được xây dựng và ghi nhận bởi những chiến công hi sinh thầm lặng của biết bao thế hệ người dân Việt Nam. Nó là kết tinh những gì là tinh túy nhất của dân tộc để rồi chính những giá trị đó lại lung linh tỏa sáng, soi sáng con đường chúng ta đi. Không chỉ bây giờ mà mãi mãi về sau những giá trị tinh hoa văn hóa của dân tộc sẽ là hành trang, động lực để cho thanh niên Việt Nam chúng ta tiến vào kỷ nguyên mới tô thắm nên truyền thống ngàn năm văn hiến của dân tộc.

Câu 2

Thơ Xuân Hương cho đến nay vẫn hấp dẫn người đọc, cái thanh cái tục trong thơ bà đầy ẩn ý thế nhưng người ta không thể nào không thấy được những ý nghĩa nội dung mà bà muốn truyền tải qua những câu thơ của mình. Có thể nói rằng tài năng thơ ca của bà thật xứng danh với cái tên gọi mà người đời gọi bà đó chính là bà chúa thơ Nôm. Trong số những bài thơ Nôm ấy nổi bật lên bài thơ Mời trầu mà qua đó ta thấy được những tâm sự những điều mà Xuân Hương trăn trở về cuộc đời của mình. Chuyện tình duyên và nỗi lòng người phụ nữ tài ba ấy được khắc hoạ rất rõ.

Bài thơ “Mời trầu” chỉ có bốn câu thơ thôi nhưng lại chứa đựng biết bao nhiêu là tâm sự tâm tình của người phụ nữ mà cụ thể ở đây là Hồ Xuân Hương. Có thể nói rằng cả cuộc đời bà luôn bênh vực người phụ nữ cũng chính là bênh vực chính bản thân mình trong xã hội trọng nam khinh nữ ấy. Qua đấy ta có thể thấy được Xuân Hương quả thật là một người mạnh mẽ, bà có tiếng nói riêng đại diện cho những người phụ nữ. bai thơ Mời trầu đã thể hiện rõ những nỗi lòng của bà chúa thơ Nôm.

Nhan đề bài thơ là “Mời trầu” cũng mang những ý nghĩa truyền tải nhất định. Nhan đề là sự bộc lộ chủ đề của tác phẩm chính vì thế mà mỗi nhà thơ nhà văn đều đặt cho con tinh thần của mình những cái tên mang cả nội dung lẫn nghệ thuật. Hình ảnh miếng trầu kia đã mang đến cho chúng ta những liên tưởng về miếng trầu truyền thống gắn liền với những niềm vui như đám cưới, nó cũng gắn liền với những giá trị đạo đức tốt đẹp của con người Việt Nam trong sự tích trầu cau. Còn ở đây thì sao?. Miếng trầu ấy thể hiện được nỗi lòng Xuân Hương khao khát có một tình yêu thật sự, một hạnh phúc vợ chồng đời thường êm ấm, nồng đượm.

Trước hết hai câu thơ dầu nhà thơ nói về miếng trầu ấy và chủ nhân làm ra miếng trầu ấy chính là Xuân Hương:

Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi

Này của Xuân Hương mới quệt rồi

Miếng trầu ấy có quả cau, có là trầu hai thứ ấy đi liền với nhau để làm nên một miếng trầu. Hình ảnh những miếng trầu têm xanh ngắt cánh phượng mới đẹp làm sao. Nó không chỉ đẹp mắt đẹp tâm tình mà còn đẹp cả tấm lòng người trao đi nữa. Quả cau thì nho nhỏ gợi lên cái hình ảnh nhỏ bé của miếng trầu nhưng lại rất đẹp. Sự nhỏ bé ấy hay cũng chính là sự nhỏ bé của thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa. Miếng trầu hôi không phải là nó có mùi hôi mà do lá trầu cay nên nói như thế. Hình ảnh miếng trầu có ngàn năm tuổi như thể hiện cho nguyện ước khát khao lứa đôi của bà chúa thơ Nôm. Người xở hữu miếng trầu ấy chính là nhà thơ. Từ “này” thể hiện được tiếng mời, tiếng xưng danh của Xuân Hương. Miếng trầu ấy mới quẹt xong, nó vẫn còn tươi xanh, ngọt bùi lắm. Miếng trầu của Xuân Hương không khác gì miếng trầu bình thường khác về hình thức nhưng miếng trầu ấy chất chứa biết bao nhiêu là tâm sự là nỗi lòng của người con gái kia. Đó chính là miếng trầu của lòng khao khát hạnh phúc lứa đôi của thi sĩ.

Sang đến hai câu thơ sau thì thi sĩ muốn gửi đến những lời nhắn nhủ cho những bậc quân tử trên cõi đời này rằng:

Có phải duyên nhau thì thắm lại

Đừng xanh như lá bạc như vôi

Chính nỗi khao khát tình yêu khiến cho nhà thơ mong muốn rằng người quân tử nếu có duyên với Xuân Hương thì bén lại chứ đừng bạc như vôi xanh như lá. Cái duyên trên cõi đời này được người xưa vô cùng tin vào nó. Không có duyên thì có gần gũi đến mấy cũng không thể nào có tình cảm yêu thương được nhưng có duyên thì lại thắm lại ngay. Không gần cũng yêu thương da diết vô bờ. Thi sĩ nói đừng xanh như lá bạc như vôi là có ý gì?. Lá cây bao giờ chẳng xanh, không xanh thì đâu còn là lá cây nữa. vôi thì màu trắng bạc rồi. Có thể nói ở đây nhà thơ đã sử dụng biện pháp so sánh kết hợp với lối nói cái tự nhiên vốn có để chỉ cái mong muốn trong tình yêu của con người. lá xanh thì tốt, vôi trắng bạc là đương nhiên nhưng con người mang những trạng thái đó thì không tốt. Bởi vì cái xanh cái bạc kia là để chỉ sự xanh rờn, sự bạc bẽo của con người với nhau. Chính vì thế Xuân Hương mượn ngay hình ảnh của lá trầu, vôi trắng mà gửi thầm cái nguyện ước nhắn nhủ của bản thân mình.

Bài thơ như một dòng nhật kí của thi sĩ, Xuân Hương đã viết vào đó những tâm tư tình cảm của mình. bà là luôn khao khát sống với hạnh phúc lứa đôi. Đó là một tình cảm thật sự chứ không phải là thứ tình cảm vợ lẽ, chính vì thế mà ta cảm thấy yêu quý hơn người phụ nữ tài ba ấy.

Câu 1: cột cờ Hà Nội 

Câu 2: thể hiện sự tôn trọng, xem cột cờ Hà Nội như biểu tượng của Thủ Đô

 

Câu 1: Văn bản trên là văn bản thông tin 

Câu 2: PTBĐ: Thuyết minh 

Câu 3: Để giới thiệu cho người đọc biết về tổ tiên của người châu úc