Lê Minh Quang

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Lê Minh Quang
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

*cấu tạo:Tĩnh mạch và động mạch có ba lớp. Lớp giữa tại động mạch dày hơn lớp giữa ở tĩnh mạch, cụ thể như: Lớp bên trong (tunica intima) là lớp mỏng nhất. Đây là một lớp tế bào phẳng (biểu mô vảy đơn giản), được bao quanh bởi một lớp mô liên kết dưới nội mô xen kẽ với một số dải đàn hồi được sắp xếp theo hình tròn (còn được gọi là lớp đàn hồi bên trong). Một màng mỏng bao gồm những sợi đàn hồi tại lớp áo nội mạc chạy song song với mạch máu. Lớp áo giữa (tunica media) là lớp dày nhất ở động mạch. Lớp này bao gồm những sợi đàn hồi được sắp xếp theo dạng hình tròn, mô liên kết, các chất polysaccharide, lớp thứ hai và lớp thứ ba được ngăn ra bởi một dải đàn hồi dày khác được gọi là lamina đàn hồi bên ngoài. Lớp áo giữa có thể có nhiều cơ trơn mạch máu, giữ chức năng kiểm soát đường kính của mạch. Tĩnh mạch chỉ có lớp đàn hồi bên trong, không có lớp đàn hồi ở bên ngoài. Lớp ngoài (tunica adventitia) là lớp dày nhất ở tĩnh mạch, hoàn toàn được tạo thành bởi mô liên kết. Lớp ngoài chứa các dây thần kinh, cung cấp máu cho mạch cũng như những mao mạch dinh dưỡng (vasa vasorum) trong các mạch máu lớn hơn. Những mao mạch gồm có một lớp tế bào nội mô với lớp dưới nội mô hỗ trợ gồm màng đáy và mô liên kết. Khi những mạch máu nối với nhau để tạo thành một vùng được cung cấp máu lan tỏa được gọi là chỗ thông nối. Thông nối cung cấp những tuyến đường thay thế quan trọng để giúp máu chảy trong trường hợp bị tắc nghẽn. Những tĩnh mạch ở chân có các van ngăn chặn dòng máu chảy ngược vì các cơ ở xung quanh bơm theo trọng lực.

*chức năng:dẫn máu từ tim đến các cơ quan trong cơ thể sau đó quay trở về tim.

Tết cổ truyền Việt Nam qua hành trình của thời gian đã có nhiều đổi khác, nhưng dù hiện đại hơn, tối giản hơn thì vẫn có một thứ mà biết bao thế hệ vẫn gìn giữ cùng với dưa hành muối, bánh chưng xanh, đó là mứt Tết truyền thống.

Trong ngày Tết, mứt là một lễ vật trang trọng được đặt lên bàn thờ để cúng ông bà tổ tiên. Đây không chỉ là món ăn ngon, hấp dẫn với mọi lứa tuổi mà việc thưởng thức mứt đã trở thành một thú ẩm thực trong phong tục Tết của người Việt. Trên bàn trà bao giờ cũng có một khay bánh kẹo và mứt, trước là để tiếp đãi khách đến chúc Tết, sau là để gia đình cùng quây quần thưởng thức bên nhau trong những ngày sum họp dịp Tết cổ truyền. Việt Nam quanh năm có nhiều hoa trái, có bao nhiêu loại quả thì có thể chế biến thành bấy nhiêu loại mứt. Trước đây, vào dịp Tết, mỗi nhà thường tự làm mứt tết với bí quyết chế biến, gia giảm riêng khiến cho hương vị mứt của mỗi nhà đều không giống nhau. Gần gũi, thân quen có mứt dừa, mứt bí, cà rốt, me, quất, mứt trứng chim… sang trọng một chút có mứt sen, mứt dâu tây, mứt hồng, mứt mãng cầu… Để chế biến được những loại mứt, người ta làm phải rất công phu từ khâu chọn nguyên liệu đến chế biến, sấy khô, đóng gói. Các loại quả được chọn phải to và tươi ngon. Sau khi sơ chế và để ráo nước nguyên liệu sẽ được tẩm, ướp, hay ngâm với dung dịch đường nóng cô đặc và đun nhỏ lửa trên bếp tới khi đường quyện lại, cho vani vào, đảo đều tay tới khi đường bám vào bề mặt củ, quả tạo thành lớp bột màu trắng là được.

Các loại mứt truyền thống của Việt Nam đều mang hương vị tươi ngon của hoa quả và vị đường ngọt ngào quyến rũ như một món ăn mang linh hồn Tết Việt. Mứt Tết đầy màu sắc và nhiều chủng loại khác nhau nhưng lại không hề phức tạp trong khâu chế biến, mọi gia đình đều có thể tự tay làm nên khay mứt riêng của riêng mình.

* Những tác hại do con người gây ra Bình Định là dải đất hẹp, địa hình phức tạp, sườn dốc ngắn, độ dốc lớn nên khả năng xói mòn, rửa trôi đất rất lớn; là vùng đất nắng nóng, khô hạn, lũ lụt, gió bão… thường xuyên xảy ra, dẫn đến nguy cơ thoái hóa đất rất cao. Một số vùng đất canh tác nông nghiệp ở Bình Định đang phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm đất. Núi Hòn Chà thuộc địa phận xã Phước Thành (Tuy Phước) và phường Trần Quang Diệu (TP Quy Nhơn) từ nhiều năm nay đã trở thành công trường khai thác đá granite tảng lăn và đá vật liệu xây dựng. Hoạt động khai thác đá ở xã Nhơn Tân (An Nhơn), Núi Bà ở Cát Tiến (Phù Cát) cũng diễn ra rầm rộ, liên tục và thiếu quy hoạch. Công tác hoàn thổ sau khai thác hầu như không được quan tâm, hậu quả là lớp thực bì trên bề mặt các vùng đồi núi bị bóc sạch, làm thay đổi dòng chảy của nước khi mùa mưa đến, các vùng đất ruộng quanh khu vực chân vùng khai thác đá bị bạc màu và bồi lấp bởi vụn đá.a. Do tự nhiên - Vận động địa chất của trái đất: Sóng thần, núi lở, sông suối thay đổi dòng chảy,.. - Do thay đổi thời tiết: Mưa, nắng, gió, bão,.. b. Do con người - Chặt đốt rừng làm nương rẫy Đây là nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng xâm nhập và gia tăng mạnh mẽ diện tích đất thoái hóa, sa mạc hóa ở Việt Nam nói riêng và các nước trên thế giới nói chung. - Canh tác trên đất dốc lạc hậu: cạo sạch đồi, chọt lỗ bỏ hạt, không chống xói mòn Canh tác bằng hình thức lạc hậu dẫn đến đất ngày càng bị thoái hóa, khai thác cạn kiệt nguồn dinh dưỡng trong đất mà không cải tạo đất. Các hệ sinh thái trong đất cũng như cấu trúc đất ngày càng bị phá hủy, càng ngày cây trồng không thể hấp thu được dinh dưỡng trong đất nữa. - Chế độ canh tác độc canh, bỏ hoang hóa, bón phân không hợp lý

*giải pháp:

a. Bảo vệ và trồng rừng Qua đó cần quản lý nguồn nước, điều tiết nguồn nước tưới một cách hợp lý, tăng mật độ cây xanh, trồng rừng và bảo vệ rừng để làm tăng nguồn nước ngầm, chống xói mòn. Tránh trực di các chất dinh dưỡng trong đất và bảo vệ cấu trúc đất. Ngăn chặn các hoạt động khai thác rừng bừa bãi và các hoạt động đốt rừng thông qua việc kiểm soát các hoạt động đốt rừng làm nương rẫy. b. Tưới tiêu hợp lý Nhằm bảo vệ nguồn nước và điều tiết nguồn nước tập trung, dự trữ nước cho mùa khô hạn và hạn chế được hiện tượng lũ lụt nên xây dựng hệ thống tưới tiêu nước và kỹ thuật tưới nước hợp lý. Đây là biện pháp rất quan trọng trong việc phục hồi khả năng sản xuất và tăng độ phì nhiêu của đất đã bị thoái hóa. Kỹ thuật tưới tiêu nước cũng rất quan trọng. Nhìn chung, do đặc tính vật lý của các loại đất này phần lớn là kém, khả năng giữ nước giữ ẩm kém, nên cần áp dụng các kỹ thuật tưới đảm bảo đưa lượng nước cho đất. Mặc khác, tránh tạo dòng chảy trên bề mặt. Như vậy, vừa sử dụng được lượng nước hữu hiệu cho cây, vừa giữ ẩm cho đất, tránh được sự thất thoát nước trên bề mặt, cũng như xói mòn và rửa trôi đất khi tưới. c. Trồng cây che phủ Trồng cây che phủ giúp hạn chế sự bốc thoát hơi nước, giữ độ ẩm cho đất. Đặc biệt trong trồng trọt, việc trồng cây che phủ là vô cùng quan trọng giúp bảo vệ hệ sinh thái đất, bảo vệ cây trồng khỏi tác động xấu của tự nhiên. d. Luân canh cây trồng Luân canh các loại cây trồng khác nhau trên một diện tích đất trồng nhằm hạn chế việc cạn kiệt chất dinh dưỡng trong đất. Bằng việc trồng luân canh với các loại cây có khả năng cung cấp lại dinh dưỡng cho đất sẽ giúp bảo vệ đất trồng khỏi bị thoái hóa và bổ sung lại các dinh dưỡng trong đất bị mất đi do cây trồng hấp thu qua quá trình canh tác. e. Bổ sung các chất hữu cơ cho đất Ngày nay đất trồng đang dần bị thoái hóa và mất dần đi cấu trúc cũng như chất mùn trong đất. Bón phân hữu cơ một phần giúp cung cấp dinh dưỡng lại cho đất một phần cải thiện cấu trúc đất, làm cho môi trường đất trở nên khỏe mạnh, giúp bổ sung các vi sinh vật cho đất làm cho cây trồng có thể phát triển tốt.

gửi bn bài tham khảo

nếu bn nhận thấy rằng điều đó ko gây ảnh hưởng j tới đời sống xã hội của mình thì bn nên học vì bn có thể tiến bộ hơn ở đó

Mở bài gián tiếp: Thôn Bần là thôn nổi tiếng nhất vùng với nghề đánh cá, dệt lưới cá. Nhà nhà người người cứ truyền nhau nghề này không biết bao nhiêu đời, bao nhiêu thế hệ. Đặc biệt trong thôn không ai không biết cậu bé Thắng – người được mệnh danh là địch thủ bơi lội so với đám trẻ trong làng. Kết bài mở rộng: Nhìn nó lặn ngụp, bọn trẻ ngạc nhiên, đắm đuối theo dõi những bọt khí, những đợt sóng lăn tăn cuồn cuộn. Chúng ước ao giá bản thân có thể bơi giỏi được như Thắng. Ở cái tuổi “nửa nạc nửa mỡ”, đứa thán phục tài nghệ, đứa ghen tị ra mặt với tài năng xuất thần của Thắng. Có lẽ so với bọn trẻ, Thắng gan dạ và vất vả, đảm đương và lo toan hơn chúng rất nhiều. Âu cũng là xứng đáng, hợp tình với bọn trẻ.