Nguyễn Ngọc Anh Thư

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Nguyễn Ngọc Anh Thư
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu 1: 

Cây tre từ lâu đã trở thành biểu tượng của đất nước và con người Việt Nam với những phẩm chất thanh cao, kiên cường và bình dị. Tre thuộc họ thân cỏ, thân tròn, rỗng ruột, mọc thành từng khóm lớn với màu xanh mướt mắt. Tre không chỉ tạo nên vẻ đẹp của làng quê Việt mà còn là người bạn thân thiết của người nông dân. Ngày xưa, tre cùng cha ông làm nên những chiến công hiển hách trong lịch sử, qua hình ảnh những cây chông, cây gậy để chống giặc. Ngày nay, tre vẫn gắn bó với đời sống thường nhật, từ làm đòn gánh, đồ thủ công mỹ nghệ đến vật liệu xây dựng. Có lẽ, tre đẹp nhất khi đứng thẳng, vươn cao, tạo thành bức tường xanh bất khuất như tinh thần của dân tộc Việt Nam. Nhìn vào dáng tre lặng lẽ trong nắng sớm, ta cảm nhận được sự bình yên của quê hương, lòng tự hào về nét văn hóa truyền thống. Cây tre không chỉ là một loài thực vật đơn thuần mà còn là biểu tượng cho ý chí bền bỉ và sự gắn kết của con người Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử. 

Câu 2: 

 

Bản sắc văn hóa dân tộc là linh hồn của mỗi quốc gia, là giá trị tinh thần kết tinh từ hàng ngàn năm lịch sử. Nó không chỉ là niềm tự hào của mỗi con người mà còn là sợi dây gắn kết các thế hệ và khẳng định vị trí của dân tộc trên trường quốc tế. Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hóa mạnh mẽ, thế hệ trẻ - những người chủ tương lai của đất nước - có trách nhiệm to lớn trong việc giữ gìn và phát huy những nét đẹp bản sắc văn hóa dân tộc.  

Trước hết, thế hệ trẻ cần ý thức được rằng bản sắc văn hóa không chỉ là di sản của cha ông mà còn là tài sản quý giá để phát triển và khẳng định giá trị quốc gia. Văn hóa không chỉ tồn tại trong các lễ hội, phong tục, tập quán, mà còn ở ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật, và lối sống hàng ngày. Nếu không gìn giữ, những giá trị ấy sẽ dần mai một, để lại một khoảng trống lớn trong tâm hồn dân tộc. Thế hệ trẻ có trách nhiệm bảo tồn những nét đẹp ấy thông qua việc tìm hiểu, trân trọng và thực hành các giá trị truyền thống. Đó có thể là việc học hỏi ngôn ngữ mẹ đẻ, tham gia các lễ hội dân gian, hoặc gìn giữ những món ăn truyền thống. Từ đó, các bạn trẻ không chỉ hiểu sâu sắc về nguồn cội của mình mà còn làm cầu nối truyền tải văn hóa đến các thế hệ sau. Bên cạnh việc bảo tồn, thế hệ trẻ cũng cần sáng tạo để đưa bản sắc văn hóa dân tộc hòa nhập vào đời sống hiện đại mà không mất đi giá trị cốt lõi. Sự sáng tạo ấy được thể hiện qua việc lồng ghép các yếu tố văn hóa truyền thống vào nghệ thuật đương đại, thiết kế thời trang hay quảng bá hình ảnh quê hương trên các nền tảng quốc tế. Chẳng hạn, việc kết hợp nhạc cụ dân tộc vào các bài hát hiện đại hay sử dụng họa tiết truyền thống trong trang phục thời trang đã giúp giới thiệu văn hóa Việt Nam đến với bạn bè thế giới.  

Tuy nhiên, bên cạnh những bạn trẻ tích cực, vẫn còn không ít người thờ ơ, thậm chí quay lưng với văn hóa truyền thống. Họ chạy theo lối sống hiện đại, ưa chuộng những giá trị ngoại lai mà bỏ quên bản sắc dân tộc. Đây là một thực trạng đáng lo ngại, đòi hỏi sự thay đổi mạnh mẽ từ ý thức của mỗi cá nhân và sự định hướng đúng đắn từ gia đình, nhà trường, và xã hội.  

Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc không chỉ là trách nhiệm mà còn là niềm tự hào của thế hệ trẻ. Đó là cách để mỗi người trẻ khẳng định chính mình, khẳng định giá trị của dân tộc trong dòng chảy hội nhập toàn cầu. Như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói: “Văn hóa còn thì dân tộc còn.” Chính vì vậy, việc gìn giữ bản sắc văn hóa không chỉ là bảo vệ cội nguồn mà còn là xây dựng một tương lai tươi sáng cho đất nước.  

Thế hệ trẻ hãy cùng nhau hành động, bằng ý thức và trách nhiệm, để giữ gìn những giá trị văn hóa mà ông cha để lại. Đó chính là món quà vô giá mà chúng ta gửi trao cho tương lai, để bản sắc dân tộc mãi mãi trường tồn trong lòng mỗi người con đất Việt.

Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại: Tản văn

Câu 2: Thời điểm trong năm gợi cảm hứng sáng tác cho tác giả là mùa xuân, đặc biệt là trước Tết Nguyên Đán

Câu 3: Khung cảnh làng quê khi mùa xuân về được miêu tả sôi động và ấm áp: chợ Tết đông đúc, nhà cửa được quét vôi mới, câu đối đỏ, tranh Đông Hồ bày bán, cây mía tím, không khí tất bật nhưng vui tươi, tràn đầy hy vọng đón chào năm mới.

Câu 4: Tác dụng: 
  - Biện pháp liệt kê làm nổi bật sự phong phú, đa dạng của những ước vọng tốt đẹp mà tác giả gửi gắm vào năm mới.
  - Gợi nên bức tranh xuân đầy sắc màu, sinh động với nhiều cung bậc cảm xúc từ vui tươi, hạnh phúc đến niềm tin vào tương lai.

Câu 5: Nội dung chính: Văn bản khắc họa không khí rộn ràng, ấm áp của những ngày cuối năm khi Tết đến xuân về, đồng thời bày tỏ niềm hy vọng, khát khao về một cuộc sống tốt đẹp, bình yên và hạnh phúc cho mỗi con người trong năm mới.