Dương Đình Kiếm Anh

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Dương Đình Kiếm Anh
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Tình yêu là chủ đề muôn thuở trong văn chương, tình yêu khiến con người ta say đắm và thổn thức nơi đáy sâu tâm hồn. Nhắc đến tình yêu, không thể nào quên được “ông hoàng thơ tình” của nền văn học Việt Nam – Xuân Diệu. Trái tim của ông dành hết cho sức sống tuổi trẻ và tình yêu đôi lứa, một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông chính là bài thơ Yêu, qua bài thơ người đọc cảm nhận được những khung bậc cảm xúc đặc biệt của chính tác giả khi đem lòng yêu đơn phương một ai đó.

“Yêu, là chết ở trong lòng một ít

Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu?

Và tình ái là sợi dây vấn vít,

Yêu, là chết ở trong lòng một ít”.

Xuân Diệu là một gương mặt tiêu biểu của phong trào thơ mới Việt Nam với một “cái tôi” riêng biệt không trộn lẫn, những sáng tác của ông thường lấy cảm hứng từ tình yêu đôi lứa, khao khát của tuổi trẻ, dù viết về những đề tài quen thuộc nhưng thông qua lăng kính của Xuân Diệu thì các tác phẩm đã mang một hơi thở mới, in dấu trong tâm hồn bạn đọc.

Bài thơ Yêu được in trong Tuyển tập Tự lực văn đoàn vào năm 2004 với cảm hứng chính là cảm xúc của tác giả khi phải trải qua mối tình đơn phương, nhưng tình cảm ấy vô cùng đặc biệt, khiến người đọc ấn tượng sâu sắc.
Mở đầu bài thơ, Xuân Diệu đã khẳng định chắc nịch rằng:

“Yêu, là chết ở trong lòng một ít”

Mỗi người sẽ có một định nghĩa riêng dành cho tình yêu, nhưng đối với Xuân Diệu, ông khẳng định rằng yêu chính là “chết ở trong lòng một ít”, vì khi yêu ta dành hết trái tim mình, trọn vẹn suy nghĩ và tình cảm dành cho đối phương, khi không được đáp lại, thì trong lòng ta sẽ chết đi. Ông đã nói rằng:

“Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu

Cho rất nhiều song chẳng nhận bao nhiêu

Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết”

Đúng như vậy, chưa chắc rằng khi mình rút hết tim gan để yêu một ai đó thì người ấy cũng sẽ đáp trả lại mình. Cũng không chắc rằng khi bản thân cho đi thì mình cũng sẽ nhận lại được điều tương tự, bởi vì hơn tất cả mọi thứ, tình yêu chính là thứ khó hiểu nhất trên đời, dù biết người ấy phụ bạc, thờ ơ, lạnh lùng với mình nhưng bản thân vẫn trao đi tình cảm và sự yêu thương, bởi vì tình cảm rất khó để điều khiển giống như chính Xuân Diệu cũng từng viết rằng “Làm sao sống được mà không nhớ, không thương một kẻ nào”.

Sang bốn câu thơ tiếp theo, người đọc cảm nhận rõ sự mạnh mẽ, cái hồn thơ độc đáo vô cùng quen thuộc trong bài thơ “Vội vàng”:

“Phút gần gũi cũng như giờ chia biệt.
Tưởng trăng tàn, hoa tạ với hồn tiêu,
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu!
- Yêu, là chết ở trong lòng một ít.”
Những giây phút được hạnh phúc, được chìm đắm trong tình yêu đối với Xuân Diệu cũng như giây phút chia biệt đầy buồn thảm, ông sợ rằng khi mình đem lòng yêu một ai đó, không có điều gì đảm bảo tình yêu sẽ mãi tồn tại như vậy, nó sẽ dần dần phai nhạt và biến mất nếu như ta không vội vàng lên, nắm lấy và cảm nhận, sống cho trọn vẹn mình với tình yêu ấy.

Ta bắt gặp quan niệm sống ấy của chính “ông hoàng thơ tình”:

“Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già

Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất

Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật

Không cho dài thời trẻ của nhân gian”

Hai câu thơ tiếp theo đảo ngược lại với hai câu thơ đầu ở khổ một, nếu như ở khổ đầu ta cảm giác như Xuân Diệu đang hờn dỗi, giận hờn cái quy luật kì lạ của tình yêu thì bây giờ đây ông đang dần dần thích nghi và thấu hiểu, quyết định đắm chìm trong tình yêu.

Đến với khổ thơ cuối cùng:

“Họ lạc lối giữa u sầu mù mịt,
Những người si theo dõi dấu chân yêu;
Và cảnh đời là sa mạc cô liêu.
Và tình ái là sợi dây vấn vít 
Yêu, là chết ở trong lòng một ít.”

Tình yêu là tiếng gọi từ sâu thẳm trái tim, khiến con người đắm chìm và tận hưởng trong đó như đang “lạc lối”, Xuân Diệu tự gọi tên chính mình và những người đang yêu khác là những kẻ cuồng si, trao hết trái tim mình cho người tình mang tên “tình yêu”, vì vậy mà cả “dấu chân yêu” cũng được ghi nhớ một cách kĩ càng, một hình ảnh thơ vô cùng đẹp đẽ. Tình ái được liên tưởng như một sợi dây cuốn lấy con người, nhưng dẫu biết yêu là chết trong lòng một ít nhưng ai cũng muốn yêu vì tình yêu và tuổi trẻ chính là hai thứ đẹp đẽ nhất trên đời.
Bằng những hình ảnh thơ giàu sức gợi hình gợi tả, ngôn ngữ giản dị nhưng lại gợi sức liên tưởng vô cùng sâu sắc cho người đọc. Bạn đọc cảm nhận được những vẻ đẹp của tình yêu. Bài thơ xứng đáng là bài thơ hay nhất viết về chủ đề tình yêu và sẽ mãi neo đậu trong trái tim bạn đọc.

Tình yêu là chủ đề muôn thuở trong văn chương, tình yêu khiến con người ta say đắm và thổn thức nơi đáy sâu tâm hồn. Nhắc đến tình yêu, không thể nào quên được “ông hoàng thơ tình” của nền văn học Việt Nam – Xuân Diệu. Trái tim của ông dành hết cho sức sống tuổi trẻ và tình yêu đôi lứa, một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông chính là bài thơ Yêu, qua bài thơ người đọc cảm nhận được những khung bậc cảm xúc đặc biệt của chính tác giả khi đem lòng yêu đơn phương một ai đó.

“Yêu, là chết ở trong lòng một ít

Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu?

Và tình ái là sợi dây vấn vít,

Yêu, là chết ở trong lòng một ít”.

Xuân Diệu là một gương mặt tiêu biểu của phong trào thơ mới Việt Nam với một “cái tôi” riêng biệt không trộn lẫn, những sáng tác của ông thường lấy cảm hứng từ tình yêu đôi lứa, khao khát của tuổi trẻ, dù viết về những đề tài quen thuộc nhưng thông qua lăng kính của Xuân Diệu thì các tác phẩm đã mang một hơi thở mới, in dấu trong tâm hồn bạn đọc.

Bài thơ Yêu được in trong Tuyển tập Tự lực văn đoàn vào năm 2004 với cảm hứng chính là cảm xúc của tác giả khi phải trải qua mối tình đơn phương, nhưng tình cảm ấy vô cùng đặc biệt, khiến người đọc ấn tượng sâu sắc.
Mở đầu bài thơ, Xuân Diệu đã khẳng định chắc nịch rằng:

“Yêu, là chết ở trong lòng một ít”

Mỗi người sẽ có một định nghĩa riêng dành cho tình yêu, nhưng đối với Xuân Diệu, ông khẳng định rằng yêu chính là “chết ở trong lòng một ít”, vì khi yêu ta dành hết trái tim mình, trọn vẹn suy nghĩ và tình cảm dành cho đối phương, khi không được đáp lại, thì trong lòng ta sẽ chết đi. Ông đã nói rằng:

“Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu

Cho rất nhiều song chẳng nhận bao nhiêu

Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết”

Đúng như vậy, chưa chắc rằng khi mình rút hết tim gan để yêu một ai đó thì người ấy cũng sẽ đáp trả lại mình. Cũng không chắc rằng khi bản thân cho đi thì mình cũng sẽ nhận lại được điều tương tự, bởi vì hơn tất cả mọi thứ, tình yêu chính là thứ khó hiểu nhất trên đời, dù biết người ấy phụ bạc, thờ ơ, lạnh lùng với mình nhưng bản thân vẫn trao đi tình cảm và sự yêu thương, bởi vì tình cảm rất khó để điều khiển giống như chính Xuân Diệu cũng từng viết rằng “Làm sao sống được mà không nhớ, không thương một kẻ nào”.

Sang bốn câu thơ tiếp theo, người đọc cảm nhận rõ sự mạnh mẽ, cái hồn thơ độc đáo vô cùng quen thuộc trong bài thơ “Vội vàng”:

“Phút gần gũi cũng như giờ chia biệt.
Tưởng trăng tàn, hoa tạ với hồn tiêu,
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu!
- Yêu, là chết ở trong lòng một ít.”
Những giây phút được hạnh phúc, được chìm đắm trong tình yêu đối với Xuân Diệu cũng như giây phút chia biệt đầy buồn thảm, ông sợ rằng khi mình đem lòng yêu một ai đó, không có điều gì đảm bảo tình yêu sẽ mãi tồn tại như vậy, nó sẽ dần dần phai nhạt và biến mất nếu như ta không vội vàng lên, nắm lấy và cảm nhận, sống cho trọn vẹn mình với tình yêu ấy.

Ta bắt gặp quan niệm sống ấy của chính “ông hoàng thơ tình”:

“Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già

Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất

Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật

Không cho dài thời trẻ của nhân gian”

Hai câu thơ tiếp theo đảo ngược lại với hai câu thơ đầu ở khổ một, nếu như ở khổ đầu ta cảm giác như Xuân Diệu đang hờn dỗi, giận hờn cái quy luật kì lạ của tình yêu thì bây giờ đây ông đang dần dần thích nghi và thấu hiểu, quyết định đắm chìm trong tình yêu.

Đến với khổ thơ cuối cùng:

“Họ lạc lối giữa u sầu mù mịt,
Những người si theo dõi dấu chân yêu;
Và cảnh đời là sa mạc cô liêu.
Và tình ái là sợi dây vấn vít 
Yêu, là chết ở trong lòng một ít.”

Tình yêu là tiếng gọi từ sâu thẳm trái tim, khiến con người đắm chìm và tận hưởng trong đó như đang “lạc lối”, Xuân Diệu tự gọi tên chính mình và những người đang yêu khác là những kẻ cuồng si, trao hết trái tim mình cho người tình mang tên “tình yêu”, vì vậy mà cả “dấu chân yêu” cũng được ghi nhớ một cách kĩ càng, một hình ảnh thơ vô cùng đẹp đẽ. Tình ái được liên tưởng như một sợi dây cuốn lấy con người, nhưng dẫu biết yêu là chết trong lòng một ít nhưng ai cũng muốn yêu vì tình yêu và tuổi trẻ chính là hai thứ đẹp đẽ nhất trên đời.
Bằng những hình ảnh thơ giàu sức gợi hình gợi tả, ngôn ngữ giản dị nhưng lại gợi sức liên tưởng vô cùng sâu sắc cho người đọc. Bạn đọc cảm nhận được những vẻ đẹp của tình yêu. Bài thơ xứng đáng là bài thơ hay nhất viết về chủ đề tình yêu và sẽ mãi neo đậu trong trái tim bạn đọc.

Mặc dù, thu hút rất nhiều du khách tới tham quan mỗi năm, nhưng cho tới nay, nguồn gốc và lý do ra đời thực sự của Vạn Lý Trường Thành vẫn còn đó những nghi hoặc. Bằng cách đi ngược lại lịch sử, nghiên cứu những cấu tạo và tìm kiếm các bằng chứng, ghi chép, các nhà khoa học đã và đang cố gắng giải đáp những bí ẩn xung quanh công trình kỳ vĩ này.

Trong bài viết dưới đây, hãy cùng điểm lại những điều mà không phải ai cũng biết về Vạn Lý Trường Thành

Mặc dù, thu hút rất nhiều du khách tới tham quan mỗi năm, nhưng cho tới nay, nguồn gốc và lý do ra đời thực sự của Vạn Lý Trường Thành vẫn còn đó những nghi hoặc. Bằng cách đi ngược lại lịch sử, nghiên cứu những cấu tạo và tìm kiếm các bằng chứng, ghi chép, các nhà khoa học đã và đang cố gắng giải đáp những bí ẩn xung quanh công trình kỳ vĩ này.

Trong bài viết dưới đây, hãy cùng điểm lại những điều mà không phải ai cũng biết về Vạn Lý Trường Thành

  Có cánh rừng chết vẫn xanh trong tôi
  Có con người sống mà như qua đời
  Với mười hai câu thơ, đứng sóng đôi thành từng cặp, từng khổ, bài thơ có cái tên lạ vừa định hướng, vừa gợi nghĩ “Đồng dao cho người lớn” của Nguyễn Trọng Tạo, mở ra cặp thơ đầu như vậy.
  Chỉ mới có cặp thơ mở đầu và trình làng này, Nguyễn Trọng Tạo đã gây tác động trực tiếp cho tôi về một cách nhìn, một quan niệm nhân sinh, dung nạp và thỏa mãn ở cả hai chiều hướng : đạo và đời. Cái đạo cho ta nhìn sự khách quan không bằng nhãn quan lạnh lùng như điều nó vốn có-“Có cánh rừng chết vẫn xanh trong tôi”. Và, chất đời thật sự khách quan và nhân ái, lại cho ta có cách nhìn nhân sinh thật bình tĩnh, thông minh: “Có con người sống mà như qua đời”. Bởi thế, người viết bài này không sợ võ đoán và cảm tính, khi đưa ra một lời bình giá khái quát. Rằng:
   “Đồng dao cho người lớn” của Nguyễn Trọng Tạo với một dung lượng có thể nói là kiệm lời, đã tạo được sự tương hợp tự nhiên của hai tố chất cảm xúc và suy nghĩ, trữ tình và triết lí... để trao gửi bức thông điệp nhân sinh mà như tác giả thật hóm hỉnh và sâu sắc, từ tên bài thơ của mình.
  Bài thơ của Nguyễn Trọng Tạo, với những hình tượng thơ được sóng đôi như đã nói ở trên, xét về phương diện cấu tứ đã tạo nên mạch cảm xúc và điểm nhìn đối lập và đồng nhất, khi hướng tới đời người. Cảm quan nhân sinh cũng được khơi gợi và mang dư vị triết lí từ đấy!
  Từ sự gửi gắm cách nhìn nhận của những sinh thể sống (cánh rừng hay con người), nhà thơ mở tiếp, mở rộng ra cách nhìn nhận biết trực diện vào cõi nhân sinh; tình ý của Nguyễn Trọng Tạo cũng mở tiếp ra chiều xa rộng của cuộc đời.
  Nhà thơ cảm nhận và thấu thị ra những chiều hướng mong manh đi giữa đường biên của những phạm trù được-mất, có-không, hồi đáp-nghi vấn...
  Có câu trả lời biến thành câu hỏi
  Có kẻ ngoại tình ngỡ là tiệc cưới
  Với những lời thơ này, Nguyễn Trọng Tạo vừa gửi tâm tình vào thực tế cuộc đời; mặt khác, người thơ lại chạm vào một thứ chân lí đích đáng mà những điều khách quan cuộc sống giúp ta thức ngộ. Hình như giữa muôn hình vạn nẻo của đời thường, của kiếp nhân sinh, có bao giờ tìm được đáp số duy nhất, như nhất. Thế nên, câu trả lời thoắt “biến thành câu hỏi”. Ngỡ như đi tìm đáp số, đi tìm lời giải cho muôn thuở cuộc đời, trớ trêu thay, con người lại tự rơi tiếp vào thế giới mông lung, mơ hồ.Và, cả niềm day dứt, băn khoăn khôn nguôi. Nỗi niềm day dứt về cõi nhân sinh, trở thành điểm chung ý, chung tình của biết bao thi nhân kim-cổ. Từng có một Nguyễn Du khắc khoải trước nỗi “kì oan” của khách đa tình, đa cảm: “Cổ kim hận sự thiên nan vấn” (Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi); để rồi lại từng có tiếng lòng quằn quại trước tình nhân thế mà không một hồi âm của thi nhân lãng mạn thời Thơ mới:
      Mơ khách đường xa, khách đường xa
      Áo em trắng quá nhìn không ra
      Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
      Ai biết tình ai có đậm đà?
                 (Hàn Mặc Tử - Đây thôn Vĩ Dạ)
   Và, cái mẫu số chung của tâm hồn thi sĩ đi tìm câu trả lời cho sự sống của con người,thì vẫn rơi vào biệt vô âm tín. Để mãi thành “ Một câu hỏi lớn không lời đáp” (Huy Cận).
 Với “Đồng dao cho người lớn”, Nguyễn Trọng Tạo không ngần ngại mà tung ra những chiều hướng trái ngược từ chính cuộc đời-cuộc đời phức điệu mà cũng lắm nôĩ truân chuyên. Lắm cảnh đa đoan đến đau lòng:
  ...Có kẻ ngoại tình ngỡ là tiệc cưới
  Có cha có mẹ có trẻ mồ côi
   Có ông trăng tròn nào phải mâm xôi
   Có cả đất trời mà không nhà ở
   Có vui nho nhỏ có buồn mênh mông...
  Xin đừng vội nghĩ giản đơn mà qui kết cách nhìn tinh tế và sâu sắc chất nhân sinh, chất nhân văn của nhà thơ, thành cái nhìn buồn bã và tiêu cực. Và, cũng đừng vội vã mà cho rằng những câu thơ như thế này của nhà thơ họ Nguyễn, thuần túy chứa đựng chủ nghĩa lạc quan :
   Mà thuyền vẫn sông mà xanh vẫn cỏ
   Mà đời vẫn say mà hồn vẫn gió.
  Bởi, với những lời thơ trên, Nguyễn Trọng Tạo chỉ muốn mang ra một đối sánh mà cũng là một đối đáp của những Con-Người-Lớn trước những bộn bề phức tạp vạn nẻo của kiếp nhân sinh. Vẫn biết rằng ngay giữa cuộc đời này, đang tấu trình bao khúc nhạc buồn vui: “Có thương có nhớ có khóc có cười”,thì con người ta biết sống và dám sống, vẫn phải tự tìm ra chất men say tự tại của lòng mình.
  Say, để mà nhận ra sắc xanh của cây cỏ đất trời. Say,để mà nhận ra thẳm sâu tự hồn mình,  không thể bao giờ tắt gió.
  Và, thêm nữa, hình như nhà thơ đa cảm và cũng đa suy này còn muốn trao gửi cho ta bức thông điệp khẩn thiết về thời gian và đời người. Bởi:
  Có thương có nhớ có khóc có cười
  Có cái chớp mắt đã nghìn năm trôi.

Từ lâu Tổ quốc luôn là đề tài là tên gọi thiêng liêng trong cảm xúc thường trực của các thi nhân. Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng viết: “Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt - Như mẹ cha ta như vợ như chồng - Ôi Tổ quốc nếu cần ta chết - Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, dòng sông”. Hình ảnh Tổ quốc thật thân thiết gắn bó máu thịt với từng con người cụ thể. Nhà thơ Tố Hữu trong mạch cảm hứng dào dạt đã thốt lên: “Ôi Tổ quốc giang sơn hùng vĩ - Đất anh hùng của thế kỉ hai mươi”. Trong những ngày khi chủ quyền biển đảo nóng lên, bài thơ “Tổ quốc gọi tên” của Nguyễn Phan Quế Mai đã có sức lan tỏa mạnh mẽ, nhất là khi được nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn chắp cánh bay lên qua ca khúc “Tổ quốc gọi tên mình”. Chính bắt đầu từ tầng tầng lớp sóng: “Sóng chẳng bình yên dẫn lối những con tàu - Sóng quặn đỏ máu những người đã mất - Sóng cuồn cuộn từ Nam chí Bắc”. Điệp ngữ ba lần“Sóng” được nhắc lại chính là điểm nhấn để từ đó cộng hưởng: “Chín mươi triệu môi người thao thức tiếng “Việt Nam””. Đọc bài thơ ta không những được nghe đối thoại, độc thoại mà cao hơn nữa đó là sự kết nối. Một sự kết nối giao cảm cộng đồng, kết nối đoàn kết cộng đồng để kết nối bằng hành động cộng đồng: “Chín mươi triệu người lấy thân mình chở che Tổ quốc linh thiêng - Để giấc ngủ trẻ thơ bình yên trong bão tố”. Ở đây ta chú ý nhà thơ đã dùng hình ảnh tương phản giữa giấc ngủ trẻ thơ và bão tố tạo ra độ chênh đẩy tần số cảm xúc lên cao trào. Và trẻ em cũng chính là hiện thân của tương lai. Bảo vệ trẻ em chính là bảo vệ tương lai cho Tổ quốc. “Tổ quốc gọi tên” được khép lại bằng sự hướng tâm về mình. Câu thơ ngắn lại nhưng nhịp độ ngân vọng lại càng da diết, thao thức: “Tôi bỗng nghe - Tổ quốc - Gọi tên mình!”. Vâng, Tổ quốc gọi tên mình và chính chúng ta đang gọi tên thiêng liêng Tổ quốc trong những ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước...

 Câu 1.

Xác định các phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.

Câu 2.

- Biện pháp tu từ chính: liệt kê (tên tuổi và hành động dũng cảm của những anh hùng trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc.)

- Tác dụng:

+ Nhấn mạnh vẻ đẹp kiên cường, bất khuất của những anh hùng, qua đó, bộc lộ lòng tự hào, ngợi ca, biết ơn của tác giả.

+ Tạo âm hưởng hào hùng, mạnh mẽ cho đoạn thơ.

Câu 3.

- Hình ảnh Lý Tự Trọng "ra pháp trường còn đọc truyện Nguyễn Du" và chị Võ Thị Sáu với "bông hoa chị cài đầu" gợi lên ý nghĩa:

+ Làm nổi bật tư thế hiên ngang, lòng yêu nước, tinh thần lạc quan và vẻ đẹp tâm hồn của những người anh hùng sẵn sàng hi sinh cho độc lập, tự do của Tổ quốc, ngay cả khi họ đối diện với cái chết.

Câu 4.

Viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 dòng) nói lên lòng biết ơn của mình với các thế hệ cha anh.

Về hình thức: học sinh trình bày một đoạn văn dung lượng khoảng 5-7 dòng, bố cục chặt chẽ, mạch lạc, diễn đạt lưu loát.

Về nội dung: đoạn văn cần nêu được những ý chính sau:

- Nhận thức đúng đắn vai trò của những thế hệ cha anh đã không tiếc xương máu sẵn sàng hi sinh cho độc lập dân tộc. Từ đó hình thành thái độ cảm phục, ngợi ca, biết ơn một cách chân thành.

- Thể hiện lòng biết ơn qua những việc làm, hành động cụ thể: tự hào về truyền thống lịch sử, xây dựng lối sống đúng đắn, tích cực; ra sức học tập góp phần xây dựng đất nước…