MAI THÙY AN

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của MAI THÙY AN
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Cuộc sống luôn có mặt phải mặt trái, có người tốt người xấu, cũng như có người sống có trách nhiệm, có người lại vô trách nhiệm. Vô trách nhiệm chính là việc mỗi con người trốn tránh trước lỗi lầm, những hành động chưa đúng của mình, không có ý thức, trách nhiệm trước công việc của bản thân. Vô trách nhiệm là một tính xấu mà mỗi chúng ta cần phải bài trừ. Người vô trách nhiệm thường không quan tâm, mặc kệ những công việc mà bản thân mình được giao, không hoàn thành đúng hạn công việc hoặc chất lượng công việc không được tốt; không dám nhìn nhận thực tế vào những lỗi lầm của mình. Họ cũng là người không biết giữ lời hứa, từ đó vô tình khiến cho lời nói của mình trở nên mất giá trị, ảnh hưởng đến uy tín của bản thân. Người vô trách nhiệm là những người khó có được sự tin tưởng, tín nhiệm từ người khác, ngay cả công việc bản thân cũng không có trách nhiệm hoàn thành thì khó có thể làm được việc lớn, khó có được thành công trong cuộc sống.Vô trách nhiệm là một tính xấu không mang lại lợi ích cho con người, ngược lại nó khiến cuộc sống của chúng ta không phát triển được, chính vì thế, chúng ta cần gạt bỏ thói vô trách nhiệm, sống có trách nhiệm với bản thân, với cuộc sống của mình cũng như có trách nhiệm với xã hội. Bên cạnh đó trong xã hội có nhiều người sống có trách nhiệm với bản thân, luôn nỗ lực vươn lên, sẵn sàng chịu trách nhiệm trước hành vi, lỗi lầm của mình, biết suy nghĩ cho cục diện,… những người này xứng đáng là tấm gương sáng để chúng ta học tập và noi theo. Mỗi chúng ta chỉ được sống một lần, hãy sống và trở thành một người tốt, có trách nhiệm và giúp ích cho xã hội, khiến cho đất nước phát triển bền vững, giàu đẹp.

Viết bài văn nghị luận về lối sống vô trách nhiệm của một bộ phận giới trẻ ngày nay.

 

a. Xác định được bố cục của bài viết: Nghị luận xã hội.

 

b. Xác định đúng chủ đề của bài viết: Nghị luận về lối sống vô trách nhiệm của một bộ phận giới trẻ ngày nay.

 

c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp:

– Xác định được các ý chính của bài viết.

– Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận:

* Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận: lối sống vô trách nhiệm của một bộ phận giới trẻ ngày nay.

* Thân bài:

– Giải thích: Thế nào là vô trách nhiệm?

   Thái độ thờ ơ, ỷ lại, không làm tròn bổn phận, thiếu tự giác, vô tâm, cẩu thả, không quan tâm đến công việc, nhiệm vụ của mình. Không suy nghĩ hay trăn trở về việc mình làm, mặc dù có ảnh hưởng đến người khác cũng không nhận lỗi và sửa sai.

– Đánh giá, bàn luận: Tác hại của thói vô trách nhiệm.

+ Với bản thân: không nhận được sự tin yêu, tín nhiệm từ mọi người và vì thế họ cũng thật khó để có được thành công trong cuộc sống.

+ Với những người xung quanh: tạo thành một thói xấu ảnh hưởng đến những người xung quanh. Dần dà, một tập thể sẽ trì trệ, không phát triển.

 – Dẫn chứng: Học sinh lấy dẫn chứng phù hợp, thể hiện rõ tác hại của lối sống vô trách nhiệm của giới trẻ.

– Bàn luận mở rộng:

+ Rút ra bài học: Mỗi người cần ý thức được trách nhiệm của mình với bản thân, với gia đình và với xã hội. Phải luôn thể hiện là người có trách nhiệm cao, chấp hành tốt chính sách pháp luật của nhà nước, quy định của trường lớp, cơ quan.

+ Liên hệ bản thân:

  • Làm việc có kế hoạch, hoàn thành đúng thời gian, đặt lợi ích của tập thể lên hàng đầu.

  • Lưu tâm đến những công việc nằm trong bổn phận của mình.

* Kết bài: Khẳng định lại vấn đề nghị luận.

 

d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Trình bày rõ vấn đề và nêu ý kiến của người viết về vấn đề đó.

– Nêu được lí lẽ và bằng chứng để thuyết phục người đọc.

 

đ. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết trong bài văn.

 

e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc; có cách diễn đạt mới mẻ