

PHẠM NGỌC NGÂN
Giới thiệu về bản thân



































Đất phù sa được hình thành do sản phẩm bồi đắp của sự phù sa, các hệ thống sông và phù sa biển. Nhìn chung, đất phù sa có độ phì cao, rất giàu dinh dưỡng
a) Đất phù sa có giá trị như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản ở nước ta?
- Sản xuất nông nghiệp: Đất phù sa là nhóm đất phù hợp để sản xuất lương thực (lúa, ngô,...); cây công nghiệp hàng năm (dâu tằm, thuốc lá, bông, đậu tương,...); các cây rau màu, hoa màu và cây ăn quả.
+ Do Đất phù sa thường có hàm lượng chất hữu cơ và khoáng chất dinh dưỡng cao, tạo điều kiện lý tưởng cho cây trồng phát triển.
+ Kết cấu tơi xốp, giúp thoát nước và thoáng khí tốt, tạo môi trường thuận lợi cho rễ cây phát triển.. Ngoài ra,có khả năng giữ ẩm tốt giúp cây trồng chống chịu được hạn hán.
Sự đa dạng của các loại cây trồng trên đất phù sa giúp tăng năng suất và hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Chất lượng nông sản được sản xuất trên đất phù sa cũng thường cao hơn so với các loại đất khác, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Việc khai thác và sử dụng hiệu quả đất phù sa đảm bảo an ninh lương thực, nâng cao thu nhập cho người dân và phát triển nền nông nghiệp bền vững.
- Nghành Thuỷ sản:
+ Đất phù sa tạo ra các môi trường sống khác nhau như bãi triều, rừng ngập mặn, cửa sông, ... Mỗi môi trường này lại có những đặc điểm riêng, phù hợp với từng loài thủy sản khác nhau.
+ Đất phù sa chứa nhiều chất dinh dưỡng, tạo điều kiện cho các loài sinh vật phù du và động vật đáy phát triển. Đây là nguồn thức ăn quan trọng cho các loài thủy sản, đặc biệt là các loài cá, tôm, cua
+Các vùng đất phù sa ven biển, cửa sông thường được sử dụng để nuôi trồng các loài thủy sản nước lợ và nước mặn như tôm sú, tôm thẻ, cá kèo, cua,...Rừng ngập mặn ven biển, các bãi triều ngập nước và ở cửa sông lớn thuận lợi cho nuôi trồng nhiều loại thuỷ sản.
+ Đất phù sa là nền tảng cho sự phát triển của rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái quan trọng, có vai trò to lớn trong việc bảo vệ bờ biển, điều hòa khí hậu, cung cấp nguồn lợi thủy sản và là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật quý hiếm.
b) Trình bày hiện trạng và nguyên nhân thoái hoá đất ở nước ta hiện nay?
* Hiện trạng:
- Diện tích đất bị thoái hoá ở Việt Nam khoảng 10 triệu ha, chiếm khoảng 30% diện tích cả nước.
Biểu hiện : + Nhiều diện tích đất ở trung du và miền núi bị rửa trôi, xói mòn, bạc màu, trở nên khô cằn, nghèo dinh dưỡng; nguy cơ hoang mạc hoá có thể xảy ra ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Đất ở nhiều vùng cửa sông, ven biển bị suy thoái do nhiễm mặn, nhiễm phèn, ngập úng. Diện tích đất phèn, đất mặn có xu hướng ngày càng tăng.
* Nguyên nhân: 2 yếu tố tác động trực tiếp là con người và thiên nhiên.
- Con người:
+ Nạn phá rừng để lấy gỗ, đốt rừng làm nương rẫy gây nên sự xói mòn và rửa trôi lớp đất mặt làm cho đất ngày càng trở nên bạc màu, không có biện pháp chống xói mòn
+ Dù sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp nhưng chưa quan tâm đến cải tạo đất; lạm dụng các chất hoá học trong sản xuất đã làm cho đất bị ô nhiễm, dẫn đến thoái hoá.
+ Khai thác khoáng sản bừa bãi làm mất lớp đất mặt, gây ô nhiễm đất bởi các chất độc hại.Quá trình khai thác khoáng sản cũng làm thay đổi cấu trúc đất, khiến đất bị thoái hóa...
* Tự nhiên:
+ Nước ta có 3/4 diện tích đất ở vùng đồi núi, có độ dốc cao;
+ Lượng mưa lớn và tập trung theo mùa là nguyên nhân gây xói mòn, rửa trôi đất.
+ Biến đổi khí hậu làm gia tăng tình trạng hạn hán, ngập lụt;
+ Nước biển dâng dẫn đến đất ở nhiều nơi bị thoái hoá do nhiễm phèn, nhiễm mặn, ngập úng....
a, Em Không đồng tình ý kiến đó. Vì làm như vậy sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, làm mất cân bằng sinh thái, … gây nguy hiểm cho môi trường sống của con người và tự nhiên. Ngoài ra có thể gây cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống sinh hoạt. Để tạo ra sự phát triển của đất nước thì rất cần thiết, nhưng phải tạo ra sự phát triển bền vững, vừa phát triển kinh tế vừa đảm bảo sự ổn định cho môi trường bởi không thể tái sinh lại tài nguyên thiên nhiên như trước và không đảm bảo được cuộc sống bình thường...
b, Bảo vệ môi trường: Tổng vệ sinh trường lớp, nhà hay môi trường xung quanh nơi sinh sống, phát quang dọn dẹp đường nông thôn, trồng nhiều cây xanh, khai thông cống rãnh, vứt rác đúng nơi quy định, lên án những hành vi xả rác bừa bãi, Sử dụng các sản phẩm, vật dụng có chất liệu từ thiên nhiên, Ưu tiên sử dụng phương tiện công cộng, Tiết kiệm điện, nước, tắt khi không sử dụng, Hạn chế dùng đồ nhựa một lần...
Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên: không săn bắt động vật quý hiếm, không khai thác, đánh bắt cá và thủy sản bằng xung điện, phê phán những trường hợp không biết giữ gìn và bảo vệ cây xanh nơi công cộng, chặt phá cây xanh, không Thuốc bảo vệ thực vật như các loại thuốc trừ sâu hay các loại hóa chất, sử dụng năng lượng tái tạo, Sử dụng các sản phẩm tái chế,...
Ý kiến của các bạn trong lớp của Giang không đúng. Vì:
+ Biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống dân tộc có thể được thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau có thể bằng hành động hay lời nói , trong đó bao gồm cả tích cực, sáng tạo trong học tập và cả các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, lễ hội, tổ tiên, dòng họ, gia đình góp phần giúp cho thấy truyền thống của đất nước từ đó
+ Việc Hoàng đạt giải cao trong cuộc thi Olympic Toán quốc tế cũng là một cách thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc, phát huy truyền thống hiếu học tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Giúp Việt Nam cho thấy vươn ra quốc tế phát huy tất cả truyền thống hiếu học.