HOÀNG THU DUNG
Giới thiệu về bản thân
Câu 2:
Robert Frost từng viết: “Trong rừng có nhiều lối đi/ Và tôi chọn lối đi chưa có dấu chân người,” khơi gợi suy nghĩ về ý nghĩa của việc dũng cảm chọn lối đi riêng trong cuộc sống. Lời thơ ấy không chỉ là một câu nói đẹp về thiên nhiên mà còn mang tính biểu tượng sâu sắc cho tinh thần sáng tạo và sự chủ động trong việc chọn con đường riêng. Đây là một lời nhắn nhủ rằng đôi khi ta phải dám khác biệt để tìm thấy ý nghĩa và giá trị của chính mình.
Việc lựa chọn lối đi riêng đồng nghĩa với sự tự chủ trong quyết định và chấp nhận thách thức. Để có thể chọn một con đường ít người dám bước vào, ta cần có sự dũng cảm, kiên định và niềm tin vào bản thân. Thay vì đi theo con đường mòn mà người khác đã đi, chọn lối đi riêng giúp ta có thể khám phá những tiềm năng cá nhân, phát huy những thế mạnh riêng và tạo ra dấu ấn cá nhân. Thực tế đã chứng minh, những người thành công thường là những người dám nghĩ khác và làm khác. Steve Jobs, người sáng lập Apple, đã không đi theo con đường thông thường. Thay vào đó, ông đã mở ra một kỷ nguyên công nghệ mới bằng cách sáng tạo ra những sản phẩm không chỉ khác biệt mà còn thay đổi cách con người sử dụng công nghệ. Từ đây, ta thấy rằng việc chọn lối đi riêng không chỉ mang lại thành công mà còn tạo ra những giá trị mới cho xã hội.
Bên cạnh đó, việc chọn lối đi riêng còn giúp chúng ta làm giàu thêm vốn sống, kinh nghiệm và phát triển khả năng ứng phó với những khó khăn. Con đường ít người đi sẽ đầy rẫy những thử thách, đôi khi là thất bại và đau khổ. Tuy nhiên, chính những khó khăn này giúp chúng ta trưởng thành hơn, hiểu rõ bản thân và cuộc sống hơn. Khi chọn con đường riêng, chúng ta buộc phải tự tìm cách vượt qua, nhờ đó rèn luyện được sự bền bỉ và tính sáng tạo để đối mặt với mọi hoàn cảnh. Điều này chính là một trong những kỹ năng sống cần thiết giúp chúng ta vững vàng hơn trong cuộc sống hiện đại đầy biến động.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích, việc lựa chọn lối đi riêng cũng không hề đơn giản. Khi đi trên con đường chưa ai đi, ta sẽ phải đối mặt với nhiều nghi ngờ và phản đối từ xã hội. Đôi khi, sự khác biệt có thể bị hiểu lầm và đánh giá thấp. Để giữ vững tinh thần, ta cần có niềm tin mạnh mẽ vào bản thân và không ngừng học hỏi để làm giàu tri thức, cải thiện kỹ năng. Nếu không, lối đi riêng có thể trở thành con đường dẫn đến thất bại và cô độc.
Như vậy, có thể thấy rằng sự chủ động trong việc lựa chọn lối đi riêng và sáng tạo trong cuộc sống là điều vô cùng quan trọng. Nó giúp chúng ta tạo ra giá trị, khám phá bản thân và đạt được những thành công ý nghĩa. Tuy nhiên, để thành công trên con đường này, chúng ta cũng cần phải kiên định, dũng cảm và có khả năng ứng phó với mọi tình huống. Robert Frost đã dạy cho chúng ta rằng trong “cánh rừng” của cuộc đời, dù có nhiều lối đi nhưng chọn một lối đi riêng, ít dấu chân, sẽ là cách để ta tìm thấy giá trị thực sự của bản thân.
Câu 1:
Bài thơ Những bóng người trên sân ga của Nguyễn Bính là một bức tranh buồn về nỗi cô đơn và sự chia ly nơi sân ga. Với hình ảnh “những bóng người”, “con tàu đi xa” và “sân ga vắng lặng”, tác giả đã tạo nên không gian trầm lắng, lạnh lẽo, phản ánh sâu sắc tâm trạng của những người ở lại khi người thân rời đi. Nỗi buồn chia ly hiện rõ trong từng câu thơ, khi mỗi chuyến tàu đi qua cũng là lúc những hy vọng gặp lại trở nên xa vời. Bằng việc sử dụng các biện pháp tu từ như ẩn dụ và tượng trưng, Nguyễn Bính đã khắc họa hình ảnh sân ga không chỉ là nơi đưa tiễn mà còn là biểu tượng cho những cách xa, nỗi nhớ nhung và mất mát. Hình ảnh những người chờ đợi nơi sân ga như chìm trong nỗi niềm riêng, khiến bài thơ mang một cảm giác xót xa và đồng cảm, chạm đến những xúc cảm sâu kín của người đọc về sự cô đơn và chia xa trong cuộc đời.
Câu 1: Thể thơ Tự Do
Câu 2: Bài thơ viết về đề tài cuộc chia ly
Câu 3: Biện pháp tu từ chủ đạo của bài là Ẩn dụ và tượng trưng. Ngoài ra còn có biện pháp Điệp cấu trúc"Có lần tôi thấy..", Điệp từ "Những.."
- Tác dụng:
+ Các hình ảnh ẩn dụ và tượng trưng giúp tái hiện không khí sân ga buồn bã, vắng lặng, gợi lên cảm giác cô đơn và mất mát.
+ Những hình ảnh này giúp người đọc dễ dàng cảm nhận được tâm trạng buồn thương, chờ đợi và chia ly, một trạng thái cảm xúc phổ quát mà ai cũng từng trải qua.
+Thể hiện tâm hồn của nhân vật trữ tình: Qua cách sử dụng ẩn dụ và tượng trưng, tác giả thể hiện sâu sắc cảm xúc nội tâm của người ở lại, vừa buồn bã, vừa luyến tiếc, đồng thời cũng phản ánh tâm trạng chung của con người khi đối diện với sự chia ly.
Câu 4:Trong khổ thơ này:
Vần được gieo là vần "ay," ở cuối các câu 1, 2 và 4 với các từ: "bay," "tay," "này."
Kiểu vần: Đây là kiểu vần ôm (aaba) khi câu 1 vần với câu 2 và câu 4, tạo cảm giác hài hòa, nhịp nhàng nhưng cũng làm nổi bật cảm xúc buồn bã, day dứt.
Câu 5: Bài thơ Những bóng người trên sân ga của Nguyễn Bính thể hiện chủ đề về sự chia ly, nỗi buồn man mác của những cuộc tiễn biệt. Không gian sân ga đầy lưu luyến, chia cách những người thân yêu, mang lại cảm giác hụt hẫng và cô đơn.
-Mạch cảm xúc của bài thơ:
Mở đầu với hình ảnh sân ga, khắc họa không gian chia ly, nặng nề và trĩu buồn. Những người ở lại và người ra đi đều mang tâm trạng bâng khuâng, lưu luyến.
Tiếp diễn là sự miêu tả cụ thể về những ánh mắt, chiếc khăn, bàn tay vẫy chào – tất cả đều chất chứa sự xúc động, nghẹn ngào.
Kết thúc với câu hỏi buồn bã “Buồn ở đâu hơn ở chốn này?” khẳng định rằng nỗi buồn chia ly trên sân ga là nỗi buồn sâu lắng, khó có thể nguôi ngoai.
Bài thơ không chỉ là nỗi buồn chia tay mà còn phản ánh sự cô đơn trong tình cảm con người khi đối diện với sự xa cách.
Câu 1: Nhân vật Dần trong đoạn trích của Nam Cao là hiện thân của những con người nghèo khổ sống trong hoàn cảnh bẩn hàn nhưng vẫn nuôi dưỡng và yêu thương con gái sâu sắc.Dần phải đi ở từ năm mười hai tuổi,sống trong môi trường thiếu thốn,chịu đựng sự hà khắc và sự đói khổ.Đối diện với hoàn cảnh ấy,Dần không chỉ phải lao động cận lực mà còn phải chịu sự ngược đãi.Dù vậy Dần vẫn cố gắng vượt qua và ấp ủ nuôi hy vọng có thể giúp đỡ gia đình, đặc biệt là các em và người mẹ ở quê nhà. Cuộc đời của dần là chuỗi ngày cam chịu, hy sinh và thậm trí Dần phải nhẫn nhịn đến đau lòng.Trong lòng, Dần luôn muốn có một cuộc sống tốt hơn, không chỉ là cho bản thân mà còn cho những người mình yêu thương. Chính vì tình cảm này,Dần phải chấp nhận nhiều khó khăn và nhọc nhằn tuy nhiên niềm hy vọng và tình yêu thương của Dần dành cho gia đình vẫn sáng lên,trở thành động lực để Dần tiếc tục sống, dù cuộc đời có thử thách gian khổ đến đâu.Sự thương cảm của Dần với các em và nỗi buồn của người mẹ cho thấy Dần là con người đầy vị tha, không nghĩ cho bản thân mà chỉ mong mỏi mang đến niềm vui cho người khác.Thông qua nhân vật dần Nam Cao đã khắc hoạ số phận bất hạnh của những người nghèo trong xã hội cũ.Đồng thời ông cũng thể hiện sự đồng cảm,trân trọng đối với những con người tuy nhỏ bé nhưng vẫn sáng ngời phẩm chất cao đẹp, giúp con người hiểu về giá trị nhân văn trong cuộc sống.
Câu 2: Ý kiến của Albert Einstein "hãy nhìn sâu vào thiên nhiên, bạn sẽ thấu hiểu mọi thứ rõ ràng hơn" là một ý kiến khá đáng suy ngẫm là một câu chứa đựng khá nhiều suy ngẫm và nhiều bài học quý giá cho chúng ta.
Khi chúng ta dành thời gian để quan sát và tương tác với thiên nhiên,chúng ta có cơ hội khám phá vẻ đẹp tự nhiên và sự phong phú của cuộc sống nhìn vào những cánh đồng xanh mướt, những con sông êm đềm hay những ngọn núi cao,chúng ta có thể cảm nhận được sự tuyệt vời và hài hoà trong tự nhiên điều này giúp chúng ta thoát khỏi cuộc sống bận rộn, áp lực và mệt mỏi hàng ngày tạo ra một tâm trạng bình yên và thoải mái.Thiên nhiên cũng là một bài học cho chúng ta.Nó dạy chúng ta về sự kiên nhẫn,sự phát triển và sự thay đổi.Nhìn vào cây cối chúng ta,thấy được sự mạnh mẽ và kiên nhẫn khi chúng phát triển từ những hạt giống nhỏ bé.Nhìn vào mùa đông chuyển sang mùa xuân, chúng ta thấy sự tái sinh và thay đổi của cuộc sống.Thiên nhiên dạy cho chúng ta rằng mọi thứ đều có quá trình và cần thời gian phát triển.Bên cạnh đó thiên nhiên cũng là nguồn cảm hứng cho nguồn cảm hứng sáng tạo.Nhiều nhà văn,hoạ sĩ và khoa học đã tìm thấy ý tưởng và cảm hứng từ thiên nhiên.Màu sắc, hình dạng và âm thanh đã trở thành nguồn cảm hứng cho nghệ thuật và công nghệ bằng cách nhìn sâu vào thiên nhiên,chúng ta có thể khám phá những điều mới mẻ và sáng tạo.
Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại công nghệ càng ngày càng đẩy chúng ta ra xa thiên nhiên. Chúng ta dễ dàng mất đi kết nối với môi trường xung quanh và không nhìn sâu vào những điều đơn giản nhưng đầy ý nghĩa.Điều này có thể dẫn tới việc mất cân bằng trong cuộc sống mà mất dần hiểu biết về thiên nhiên.
Tóm lại, ý kiến của Albert Einstein rất đúng khi nói rằng "hãy nhìn sâu vào thiên nhiên,bạn sẽ thấu hiểu mọi thứ rõ ràng hơn".Thiên nhiên không chỉ mang lại sự bình yên và còn là bài học cuộc sống.Hãy dành thời gian để khám phá thiên nhiên, để chúng ta hiểu rõ thế giới xung quanh và chính bản thân.
Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ tự do.
Câu 3: Chủ đề của bài thơ là nỗi đau khổ trong tình yêu,khi con người phải chịu sự đau thương,vì yêu sai người,sai cách,và không thể từ bỏ tình yêu đã trót trao.
Câu 3: Tác giả lặp lại cấu trúc "người ta đau khổ vì".Việc lặp lại này giúp làm nổi bật cảm giác bế tắc,khó chịu và nỗi đau không nguôi khi con người vướng vào tình yêu mà không thể thoát ra.
Câu 4: Bài thơ diễn tả nỗi đau khổ,tuyệt vọng của con người trong tình yêu. Xuân Diệu cho rằng con người thường chịu đựng nỗi khổ vì những lựa chọn sai lầm,cố chấp trong tình yêu và những mong muốn không thể đạt được.
câu 5: Tác giả có cái nhìn bi quan và đau đớn về tình yêu.Tình yêu trong bài thơ được miêu tả như một con đường gai góc,đầy rẫy chuông gai và cạm bẫy nhưng con người vẫn cố chấp và theo đuổi