Nguyễn Minh Oanh

Giới thiệu về bản thân

mình có thể giải những câu hỏi nhưng chỉ vừa tầm của mình thôi nhé !
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu 1.

Xác định đề tài, thể loại của văn bản Bài thơ quê hương của Nguyễn Bính.

Phương pháp:

Đọc kĩ nội dung bài thơ, dựa vào đặc trưng thể loại thơ tám chữ

Lời giải chi tiết:

- Đề tài: Quê hương

- Thể loại: thơ 8 chữ

Câu 2.

Nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ và cho biết cách thể hiện cảm hứng đó.

Phương pháp:

Đọc kĩ nội dung bài thơ, xác định các thủ pháp nghệ thuật thể hiện cảm hứng đó

Lời giải chi tiết:

- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: tự hào (về quê hương tôi)

- Cách thể hiện cảm hứng: qua điệp ngữ Quê hương tôi (đứng đầu các khổ thơ)

Câu 3.

Quê hương tôi được gợi tả như thế nào trong khổ thơ thứ 3,4? Phân tích một số hình ảnh, từ ngữ làm rõ hình ảnh quê hương tôi và cảm xúc của tác giả.

Phương pháp:

Xác định điệp ngữ Quê hương tôi và phân tích đặc sắc nghệ thuật

Lời giải chi tiết:

Quê hương tôi được gợi tả:

Quê hương tôi: đã từng trải qua những năm tháng đớn đau bởi mất nước.

Quê hương tôi dấn thân, kiên cường, bền bỉ trong hành trình cứu nước.

Quê hương tôi với bao anh hùng, ở bao thời đại đã làm rạng danh đất nước.

- Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ: Con chim nhỏ cũng đau hồn nước mất; đêm vàng.

+ Từ ngữ: rỏ máu, trả thù chung.

+ Yếu tố, nhân vật lịch sử: bà Tưng, bà Triệu, Lê Lợi, Hưng Đạo vương, hội Diên Hồng.

=> Các nghệ thuật từ ngữ, yếu tố lịch sử đã tái hiện năm tháng đau thương mà anh dũng quật cường.

=> Thể hiện nỗi đau mất nước và niềm tự hào dân tộc (về những anh hùng, những sự kiện chói ngời trong sử sách)

Câu 4.

Con người và quê hương tôi được hiện lên như thế nào? Nhận xét nghệ thuật thể hiện vẻ đẹp của con người, của quê hương?

Phương pháp:

Đọc kĩ nội dung bài thơ

Xác định các từ ngữ miêu tả hình ảnh con người và quê hương

Lời giải chi tiết:

- Con người:

+ Yêu say đắm những áng ca dao, tiếng đàn bầu (văn học truyền thống).

+ Sống nghĩa tình, thủy chung.

+ Yêu quê hương đất nước

- Vẻ đẹp quê hương:

+ Giàu truyền thống văn hóa với bản sắc riêng.

+ Địa lý phong phú, đa dạng, hùng vĩ

+ Sản vật phong phú gắn với từng vùng đất

=> Nhân hóa: Ông trăng tròn thường xuống mọi nhà chơi; Ẩn dụ: Cánh đồng nào cũng chôn vàng giấu bạc/ Bờ biển nào cũng chói ngọc ngời châu.

=> Vận dụng sáng tạo yếu tố văn hóa dân gian, những hình ảnh thơ giàu sức gợi, nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa để gợi tả, khắc họa không gian và con người của quê hương. Quê hương trù phú, tươi đẹp, con người bình dị, nghĩa tình, có đời sống tinh thần và truyền thống văn hóa riêng.

Câu 5.

Bài thơ Bài thơ quê hương của Nguyễn Bính đã khơi gợi trong em những tình cảm nào dành cho quê hương, đất nước – nơi mình đã sinh ra và lớn lên?

Phương pháp:

Dựa theo nhận thức, cảm xúc của cá nhân

Lời giải chi tiết:

Gợi ý: Bài thơ gợi cho em tình yêu và lòng biết ơn quê hương 

Em được nghe kể truyện Gió lạnh đầu mùa của nhà văn Thạch Lam. Em rất ấn tượng với nhân vật cô bé Hiên. Hiên là một cô bé nhà nghèo, thiếu thốn đủ đường. Mẹ của em làm nghề mò cua bắt ốc, nên chẳng đủ tiền may áo mới cho em. Vậy nên, dù trời đông rét buốt, em vẫn chỉ mặc có một manh áo tả tơi, hở cả lưng và tay. Tuy vậy, nhờ tình thương, và sự quan tâm ấm áp của chị em Sơn cùng mẹ của Sơn, cuối cùng, Hiên đã có được chiếc áo ấm của mình. Qua nhân vật Hiên, tác giả giúp em cảm nhận được tình ấm áp của con người với nhau trong xã hội. Chỉ cần chúng ta cho đi, yêu thương, đùm bọc, san sẻ cho nhau, thì mùa đông sẽ không còn lạnh lẽo nữa.

Mỗi tối trước khi đi ngủ, em thường được bà ngoại kể cho nghe những câu chuyện cổ tích hấp dẫn. Câu chuyện mà em thích nhất là chuyện Cây tre trăm đốt. Người thanh niên trong câu chuyện là một tấm gương về sự cố gắng, nỗ lực sẽ gặp được may mắn. Nhân vật em yêu thích nhất cũng chính là người thanh niên. Để có thể làm rể của phú ông, chàng thanh niên đã không ngần ngại vào rừng, tìm kiếm ngày đêm. Nhờ sự cố gắng không ngừng nghỉ của chàng thanh niên mà đã làm Bụt thương xót, hiện lên giúp đỡ. Qua câu chuyện Cây tre trăm đốt, em rút ra được bài học về sự cố gắng trong cuộc sống.