LƯƠNG THỊ UYỂN LY

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của LƯƠNG THỊ UYỂN LY
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

 Câu 1:

      

Dưới góc nhìn của nhân vật trữ tình, giọng hát của người nông dân mang đến những liên tưởng vừa mộc mạc, vừa sâu sắc, phản ánh vẻ đẹp chân chất của người lao động và cuộc sống làng quê. Từng âm thanh “trầm trầm” ấy được so sánh với “tiếng lúa khô cháy vào trong cót,” gợi lên hình ảnh thân thuộc của mùa màng, của công việc đồng áng đầy nhọc nhằn nhưng gắn bó thiết tha. Âm thanh ấy không chỉ đơn thuần là tiếng hát mà còn là tiếng lòng, là nhịp đập của cuộc sống nông thôn. Liên tưởng tiếp theo “như đất ấm trào lên trong lóe sáng lưỡi cày” mang đến cảm giác ấm áp, tràn đầy sức sống. Giọng hát trở thành sự khơi dậy những năng lượng tiềm tàng từ đất đai, tượng trưng cho niềm hy vọng và sức mạnh lao động của người nông dân. Qua những liên tưởng ấy, giọng hát không chỉ là âm thanh mà còn là biểu tượng cho tình yêu đất, yêu nghề, và sự gắn bó bền chặt với cội nguồn. Chính sự tinh tế này khiến đoạn thơ trở nên sống động và sâu lắng, để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc.


Câu 2:


       Trong cuộc sống mỗi người luôn có những ước mơ hoài bão riêng, không ai giống ai. Con người dù khác nhau về hoàn cảnh, trí tuệ, địa vị nhưng ai cũng có ước mơ. Ước mơ là khát vọng là những điều tốt đẹp mà con người mong muốn đạt được. Chúng ta hãy cứ mơ ước hãy cứ dại khờ rồi sẽ thành công như chàng trai trẻ Mark      Zuckerberg đã sáng lập ra mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook khi còn ngồi trên ghế giảng đường đại học. Hay nhà khoa học nữ người Đức Marie Curie từng đoạt giải Nobel về vật lý và hóa học. Bà là tấm gương sáng ngời cho những phụ nữ muốn theo ngành khoa học. Với tôi ước mơ là điều hạnh phúc nhất khi con người có thể làm được.

       Ước mơ nó nằm ngay trong tâm hồn của mỗi con người, nó là khao khát là điều mà chúng ta hằng mong muốn. Mỗi ước mơ dù lớn lao hay nhỏ bé nhưng đó là động lực thúc đẩy con người nỗ lực vươn lên trong cuộc sống. Có người ước trở thành doanh nhân thành đạt, có người ước giàu có, có người lại ước CÓ một gia đình nhỏ hạnh phúc. Nhưng cũng có những ước mơ cao cả hơn như ước chữa bệnh cho người nghèo, mang lại ấm no hạnh phúc cho mọi người. Ước mơ thật giản dị, mộc mạc cho dù có lớn lao như thế nào thì nó cũng nằm trong khát vọng của con người.

      Con người nếu sống mà không có ước mơ sẽ trở nên vô nghĩa. Cuộc đời bạn sẽ mãi chìm trong đêm đen tăm tối. Bạn sẽ mãi là người tụt hậu trong khi xã hội phát triển nhanh chóng như vũ bão ngày nay.

      Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương sống với ước mơ hoài bão của mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh thời cũng có một ước mơ cứu dân tộc thoát khỏi ách nô lệ của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ. Người đã hiến trọn cuộc đời mình cho cách mạng. Đến khi Người ra đi đi tìm đường cứu nước từ phương Tây, Người chỉ có một ham muốn tột bậc là khám phá được phương pháp giải phóng dân tộc, đem lại độc lập cho Tổ Quốc. Người đã biến ước mơ của mình thành hiện thực bằng sự nỗ lực cố gắng phi thường. Ham muốn, ước mơ là điều cần thiết đối với mỗi con người. Nó chính là động lực, niềm tin để con người vươn tới, khẳng định giá trị bản thân.

    Có rất nhiều người họ dám ước mơ dám thực hiện và họ đã thành công. Tiêu biểu như anh Nguyễn Ngọc Ký thầy giáo của niềm tin. Thầy bị liệt đôi tay nhưng không vì đó mà nản chí, chấp nhận số phận. Thầy đã luyện chữ bằng chân công thêm sự kiên trì, nhẫn nại thầy đã chiến thắng số phận. Những trang giấy trắng được tô điểm bằng nét chữ tròn trịa bay bổng. Hay tỷ phú Bill Gate, ông trùm Amazon Jeff Bezos, Steve Jobs nhà sáng lập thương hiệu Apple nổi tiếng... Tất cả họ đều là những người dám ước mơ, dám thực hiện và họ đã thành công. Họ thành công không phải bởi họ may mắn mà là do họ biết phấn đấu, biết vươn lên để tạo dựng sự nghiệp.

    Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người sống không có ước mơ, lí tưởng. Họ cứ sống cho qua ngày tháng, sống một cách vô nghĩa. Lại có những người chỉ nghe người khác rủ rê đã vội vàng từ bỏ ước mơ theo người ta làm những điều sai trái. Những người này đáng bị phê phán.

     Là người trẻ sống trong thế kỷ XXI tràn ngập công nghệ thông tin, là chủ nhân tương lai của đất nước em nhận thấy ước mơ có vai trò to lớn đối với cuộc sống. Chính vì vậy em sẽ rèn luyện cho mình một ước mơ hoài bão để cố gắng từng ngày, sống có mục đích, có đích đến, thất bại không nản, thành công không tự mãn. Em sẽ học tập thật tốt để thực hiện ước mơ của mình.

      Ước mơ là điều đáng có và đáng trân trọng. Hãy nuôi dưỡng cho mình một ước mơ, khi đó cánh cửa đến tương lai tươi sáng sẽ mở ra với bạn.

Câu 1:

a) Những bài học cơ bản của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay:

- Không ngừng phát huy tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân;

- Củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân;

- Kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

b)  Những việc học sinh có thể làm để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc:

-Chủ động tìm hiểu các tư liệu lịch sử, pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế,… 

-> Để có nhận thức đúng đắn về vấn đề: chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông.

-Quan tâm đến đời sống chính trị - xã hội của địa phương, đất nước;

-Thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, đặc biệt là các chủ trương, chính sách liên quan đến vấn đề chủ quyền biển, đảo;

-Phê phán, đấu tranh với những hành vi xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam; những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc;

-Tích cực tham gia, hưởng ứng các phong trào bảo vệ chủ quyền biển đảo.

 

Câu 2: Thành tựu cơ bản về kinh tế trong công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay:

*Thành tựu về chính trị:

- Đổi mới tư duy chính trị

- Mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội được tăng cường theo quy định của Hiến pháp.

- Nền hành chính được cải cách; Bộ máy hành chính các cấp được sắp xếp theo hướng tinh gọn và hiệu quả.

*Thành tựu về kinh tế:

- Cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng tích cực, hình thành nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước.

- Hệ thống pháp luật về kinh tế hình thành và hoàn thiện.

- Tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ cao, giảm dần sự phụ thuộc vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, xuất khẩu thô, lao động nhân công giá rẻ và mở rộng tín dụng, từng bước chuyển sang dựa vào ứng dụng mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

- Quy mô nền kinh tế được mở rộng, GDP bình quân đầu người ngày càng tăng.

*Thành tựu về xã hội

- Chỉ số phát triển con người (HDI) tăng đều đặn và liên tục.

- Chính sách lao động, việc làm có nhiều chuyển biến theo hướng ngày càng phù hợp hơn.

- Công tác xoá đói giảm nghèo đạt nhiều kết quả ấn tượng.

*Thành tựu về văn hóa:

- Giáo dục và đào tạo phát triển về quy mô và cơ sở vật chất. Trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên.

- Văn hoá truyền thống được bảo tồn và phát huy. Các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể được xác định và đánh giá theo chuẩn quốc tế.

*Thành tựu về hội nhập quốc tế:

- Hội nhập quốc tế được thực hiện thiết thực và hiệu quả.

- Vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên thế giới.

Câu 1:

Lão Goriot là một người cha yêu thương con gái hết mực. Lão đã dành cả cuộc đời để lo lắng, vun vén cho con gái, thậm chí là hy sinh cả bản thân mình. Lão đã gả hai cô con gái cho những người giàu có, quyền, mong muốn chúng có cuộc sống sung túc, hạnh phúc. Nhưng, sau khi kết hôn, hai cô con gái lại trở nên vô tâm, lạnh nhạt với cha. Chúng chỉ biết lợi dụng cha để phục vụ cho nhu cầu của bản thân, không hề quan tâm đến tình cảm của cha. Lão Goriot đã chết trong sự cô đơn, đau khổ, bị chính con gái ruồng bỏ. Hình ảnh lão Goriot là minh chứng cho sự bất hạnh của những người cha, những người đã dành cả cuộc đời để yêu thương con cái, nhưng lại bị chính con cái ruồng bỏ.

 

Câu 2:

Trong xã hội hiện đại, với nhịp sống hối hả, áp lực công việc, sự bận rộn, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái ngày càng trở nên xa cách. Đây là một vấn đề đáng báo động, bởi nó ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, tâm lý của con cái và sự phát triển của xã hội.

 

Sự xa cách giữa cha mẹ và con cái là do nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, do sự phát triển của xã hội. Cuộc sống hiện đại với nhịp sống hối hả, áp lực công việc, sự bận rộn khiến cha mẹ ít có thời gian dành cho con cái. Cha mẹ thường dành phần lớn thời gian cho công việc, để con cái tự lập, tự lo cho bản thân. Thứ hai, do sự thay đổi trong quan niệm sống. Con cái ngày nay thường có xu hướng độc lập, tự lập, ít quan tâm đến cha mẹ. Chúng thường dành thời gian cho bạn bè, những thú vui riêng, ít khi chia sẻ tâm tư, nguyện vọng với cha mẹ. Thứ ba, do sự thiếu thốn về giao tiếp. Cha mẹ và con cái ít trò chuyện, chia sẻ với nhau, dẫn đến sự hiểu lầm, xa cách. Cha mẹ thường không hiểu được tâm tư, nguyện vọng của con cái, con cái cũng không hiểu được sự vất vả, hy sinh của cha mẹ.

 

Sự xa cách giữa cha mẹ và con cái dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Thứ nhất, ảnh hưởng đến tâm lý của con cái. Con cái cảm thấy cô đơn, thiếu thốn tình cảm, dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động tiêu cực từ bên ngoài. Thứ hai, gây ra những mâu thuẫn, xung đột trong gia đình. Sự thiếu thốn về giao tiếp, sự hiểu lầm, xa cách dễ dẫn đến những mâu thuẫn, xung đột trong gia đình. Thứ ba, làm suy giảm hạnh phúc gia đình. Sự xa cách giữa cha mẹ và con cái làm giảm đi sự ấm áp, hạnh phúc trong gia đình.

 

Để khắc phục tình trạng xa cách giữa cha mẹ và con cái, cần có những giải pháp phù hợp. Cha mẹ cần dành nhiều thời gian cho con cái. Cha mẹ cần dành thời gian để trò chuyện, chia sẻ, chơi đùa với con cái. Cha mẹ cần tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với con cái. Cha mẹ cần tôn trọng ý kiến của con cái, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của con cái. Con cái cần biết ơn, yêu thương cha mẹ. Con cái cần biết ơn công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, cần dành thời gian để chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ.

 

Sự xa cách giữa cha mẹ và con cái là một vấn đề đáng báo động trong xã hội hiện đại. Cha mẹ và con cái cần vun đắp tình cảm, tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp, để gia đình luôn là nơi ấm áp, hạnh phúc.

Câu 1:

Ngôi kể được sử dụng trong văn bản là ngôi thứ ba.

Câu 2:

Đề tài của văn bản là số phận bi thương của lão Goriot.

Câu 3:

Lời nói của lão Goriot thể hiện sự đau khổ, tuyệt vọng khi bị chính con gái ruồng bỏ. Lão khao khát được gặp con gái, nhưng lại không thể vì chúng đã không đến thăm lão. Lão đã sống trong sự cô đơn, khát khao tình cảm gia đình trong suốt mười năm qua.

->Lời nói của lão Goriot khiến em cảm thấy xót xa, thương cảm cho số phận bi thương của ông. Lão là một người cha yêu thương con gái hết mực, nhưng lại bị chính con gái ruồng bỏ. Lão đã sống trong sự cô đơn, khát khao tình cảm gia đình trong suốt mười năm qua. Lời nói của lão Goriot là lời cảnh tỉnh về sự vô tâm, ích kỷ của con người, đặc biệt là những người con đối với cha mẹ.

Câu 4:

Lão Goriot khao khát được gặp các con ngay sau khi nguyền rủa, mắng chửi chúng vì lão đang trong cơn tuyệt vọng, đau khổ. Lão muốn được gặp con gái trước khi nhắm mắt xuôi tay, dù biết rằng chúng đã không đến thăm lão trong suốt mười năm qua. Lão muốn được con gái tha thứ, muốn được con gái yêu thương, muốn được con gái chăm sóc trong những giây phút cuối đời.

Câu 5:

Tình cảnh lúc cuối đời của lão Goriot thật bi thương. Lão chết trong sự cô đơn, đau khổ, bị chính con gái ruồng bỏ. Lão đã dành cả cuộc đời để yêu thương, lo lắng cho con gái, nhưng cuối cùng lại nhận lại sự lạnh nhạt, vô tâm của chúng. Lão chết trong sự tiếc nuối, đau khổ, không được gặp con gái lần cuối.

Câu 1:Hai câu đầu tác giả nêu nhận định về thơ xưa: Thơ xưa nghiêng về yêu cảnh đẹp thiên nhiên; núi, sông, khói, hoa, tuyết, trăng, gió. Thiên nhiên bao la, đa dạng; tác giả chỉ nêu tượng trưng vài cảnh đẹp thiên nhiên. Thiên gia thi là tập thơ chọn lọc trên 200 bài của nhiều nhà thơ Đường - Tống gồm những bài dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ; vì thế, nó chưa phản ánh đầy đủ cổ thi Trung Quốc. Có nhiều chứng cứ cho thấy Hồ Chí Minh đọc rất nhiều cổ thi Trung Quốc. Nhân đọc tập Thiên gia thi, Người đưa ra một nhận định về cổ thi nói chung chứ không riêng gì những bài thơ in trong Thiên gia thi. Thơ cổ Trung Quốc có nhiều đề tài: vũ trụ, thiên nhiên, xã hội, con người, sinh hoạt, triết lý cuộc sống,…; các đề tài thường không “biệt lập” mà ít nhiều có quan hệ nhau; trong đó đề tài thiên nhiên chiếm tỷ trọng lớn. Phác họa cảnh đẹp thiên nhiên, cảm xúc và giao hòa với thiên nhiên là một trong những nét đặc sắc của cổ thi Trung Quốc. Có người nêu vẻ đẹp thiên nhiên “thuần túy”; có người mượn thiên nhiên để ký thác tâm sự và ý tưởng của mình; có người chán cuộc sống, “lẩn trốn” vào thiên nhiên. Đọc Thiên gia thi là “dịp” để Hồ Chí Minh đưa ra nhận xét về một khía cạnh của cổ thi là nghiêng về yêu cảnh đẹp thiên nhiên. Nhận định này cũng đúng đối với cổ thi Việt Nam.Nhận định như vậy, Hồ Chí Minh không có ý phê phán thơ tả cảnh đẹp thiên nhiên của cổ thi. Thơ tả cảnh thiên nhiên có nét đẹp riêng, góp phần làm phong phú, đa dạng thơ cổ. Hồ Chí Minh rất mực yêu thiên nhiên, sống chan hòa với thiên nhiên, biết thưởng thức cái đẹp của thiên nhiên, bảo vệ và vun bồi thiên nhiên. Hai câu sau tác giả đưa ra quan điểm của mình về thơ và trách nhiệm của nhà thơ: Thời đại hiện nay, trong thơ nên có thép; Nhà thơ cũng phải biết xung phong. GS Vũ Khiêu viết: “Thép” trong thơ chính là phẩm chất tư tưởng và thẩm mỹ của thơ. Thơ phải có “thép” nghĩa là phải có tính chiến đấu, phải góp phần cải tạo xã hội và tự nhiên, phải phục vụ cách mạng. Phục vụ cách mạng không phải chỉ là yêu cầu của cách mạng đối với thơ. Đó cũng là yêu cầu của bản thân thơ, nếu thơ muốn thật sự là thơ. Đúng vậy, đó là yêu cầu của thơ hiện đại. Nhưng nó là một trong những yêu cầu quan trọng chứ không phải tất cả. Em tán thành cách hiểu của GS Hoàng Như Mai: “Nên hiểu là nên có thêm thép là cái mà thơ xưa nói chung chưa có. Không nên hiểu thơ nay chỉ là thép, tất cả những gì khác bị loại trừ”. Mặt khác, thơ là cảm xúc, là sáng tạo; chất “thép” trong thơ cũng thể hiện đa dạng, nhiều mức độ, sắc thái và hòa quyện với các yếu tố khác.Bài thơ Cảm tưởng đọc “Thiên gia thi” ra đời năm 1943 khi chiến tranh thế giới lần thứ hai đã bùng nổ, tạo thời cơ cho các nước thuộc địa giành độc lập. Sự nghiệp cách mạng của đất nước Trung Quốc - đất nước của thơ Đường rực rỡ - rất cần có những nhà thơ, những văn nghệ sĩ cách mạng. Ở nước ta, mùa xuân năm 1941, Bác Hồ về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng, xác định giải phóng dân tộc, giành lại độc lập tự do là nhiệm vụ hàng đầu. Lực lượng cách mạng được xây dựng ngày càng mạnh lên cả về chính trị, quân sự, văn hóa. Hồ Chí Minh đánh giá cao vị trí, vai trò của văn nghệ sĩ trong đó có nhà thơ; yêu cầu họ phải tích cực góp phần chiến đấu cho mục tiêu độc lập dân tộc, ấm no hạnh phúc của nhân dân. Sau này, Người tiếp tục khẳng định: “Văn hóa văn nghệ cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Người giao nhiệm vụ cho văn nghệ sĩ rất “nặng nề” nhưng đem lại vinh quang cho văn nghệ sĩ rất lớn. Tinh thần “xung phong” của văn nghệ sĩ và chất “thép” trong các tác phẩm của họ góp phần quan trọng vào thắng lợi của hai cuộc kháng chiến, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Nhiều văn nghệ sĩ đã anh dũng hy sinh. Văn nghệ kháng chiến, giải phóng dân tộc mãi mãi xứng đáng là đỉnh cao của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam.

Câu 2:

      Để đứng vững và phát triển xuyên suốt quá trình dựng nước và giữ nước, bên cạnh việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, mỗi một quốc gia đều phải coi trọng việc gìn giữ bản sắc văn hóa. Vai trò, ý nghĩa to lớn của bản sắc văn hóa đối với sức sống mạnh mẽ và bền bỉ của mỗi một dân tộc đã đặt ra vấn đề về vai trò của giới trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước đối với việc gìn giữ bản sắc văn hóa.

      Như chúng ta đã biết, bản sắc văn hóa là điều cốt lõi mang tính đặc trưng, màu sắc riêng của mỗi một quốc gia, dân tộc; được hình thành và được vun đắp song song với quá trình dựng nước và giữ nước theo cả chiều đồng đại và lịch đại. Đó có thể là những giá trị về vật chất, cũng có thể là những giá trị văn hóa về tinh thần như phong tục tập quán, truyền thống văn hóa,.... Đối với dân tộc Việt Nam, những giá trị đó luôn bền vững, trường tồn theo thời gian như nền văn minh lúa nước,  trống đồng Đông Sơn, tinh thần yêu nước mạnh mẽ, bền bỉ như sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử dân tộc, tinh thần "tương thân tương ái" giàu giá trị nhân văn, hay truyền thống đạo lí "uống nước nhớ nguồn", "ân nghĩa thủy chung",....

      Bản sắc văn hóa có ý nghĩa vô cùng sâu sắc đối với mỗi một quốc gia, dân tộc. Trước hết, bản sắc chính là cái gốc, cái hồn cốt lõi khẳng định sự tồn tại của mỗi một quốc gia, dân tộc. Điều này đã được Nguyễn Trãi - tác giả của áng thiên cổ hùng văn "Bình Ngô đại cáo" sớm khẳng định trong giai đoạn lịch sử trung đại. Trong tác phẩm của mình, để nêu ra một khái niệm hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc, Nguyễn Trãi đã nêu ra năm yếu tố, trong đó có hai yếu tố về nền văn hiến và phong tục tập quán, thể hiện rõ sự ý thức sâu sắc về vai trò của bản sắc văn hóa. Không chỉ dừng lại ở đó, bản sắc còn là cái nôi nuôi dưỡng ý thức về quyền độc lập và ý thức gìn giữ non sông, đất nước đối với mỗi một con người. Trong vô vàn những quốc gia tồn tại bình đẳng với bức tranh đa dạng và muôn màu sắc, bản sắc chính là một trong những yếu tố làm nên đặc trưng riêng, không thể hòa lẫn, hợp nhất giữa các đất nước.

     Trong bối cảnh hòa nhập vào nền kinh tế thị trường và mở cửa hội nhập quốc tế hiện nay, vai trò vị trí của bản sắc văn hóa dân tộc càng được khẳng định hơn nữa và gắn bó mật thiết với trách nhiệm của thế hệ trẻ. Là những chủ nhân tương lai của đất nước, thế hệ thanh thiếu niên học sinh Việt Nam đã và đang phát huy bản sắc dân tộc bằng những việc làm tích cực. Mặc dù có sự du nhập và tác động từ văn hóa nước ngoài nhưng không ít bạn trẻ vẫn tìm về với những giá trị truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc như những trò chơi dân gian, những loại hình văn hóa dân gian như ca trù, nhã nhạc cung đình,..., đặc biệt là không ngần ngại quảng bá hình ảnh của Việt Nam ra thế giới. Trong phần thi về Trang phục dân tộc, Hoa hậu H'Hen Niê đã tỏa sáng với bộ quốc phục được lấy cảm hứng từ những chiếc bánh mì, mang theo niềm tự hào về thành tựu nông nghiệp của nước ta trên đấu trường nhan sắc quốc tế.

     Tuy nhiên, bên cạnh đó, trong xã hội hiện nay, chúng ta vẫn dễ dàng bắt gặp những thanh niên với lối sống xa rời bản sắc dân tộc. Họ thờ ơ với những giá trị truyền thống ở cả vật chất cũng như tinh thần; và đề cao những giá trị văn hóa du nhập ở nước ngoài qua sự thần tượng, sính ngoại vượt ngưỡng cho phép. Chẳng hạn như việc các bạn trẻ vô tư sử dụng những ngôn từ nước ngoài xen kẽ vào tiếng Việt, tạo nên những cách diễn đạt khó hiểu và ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt. Những hành động đó đã vô tình tác động xấu đến việc duy trì, phát huy nền văn hóa dân tộc.

     Thế hệ trẻ cần ý thức được vai trò, ý nghĩa của bản sắc dân tộc để nâng cao tinh thần gìn giữ những giá trị tốt đẹp này. Đồng thời, cần rèn luyện lối sống, những hành động tích cực phù hợp với những truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc, bảo lưu, phát huy những giá trị riêng đậm đà bản sắc dân tộc. Chúng ta còn cần lên án, phê phán những hành vi làm mai một bản sắc dân tộc, và có thái độ đấu tranh mạnh mẽ để bài trừ và tẩy chay những hoạt động văn hóa không lành mạnh đang lan truyền với tốc độ chóng mặt trong xã hội hiện nay.

      Như vậy, thế hệ trẻ là tầng lớp có vai trò, ý nghĩa to lớn trong việc gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Là những học sinh được sinh ra và lớn lên trong cái nôi của bản sắc dân tộc, chúng ta cần nỗ lực, cố gắng trong học tập, lao động để trở thành những công dân tốt, góp phần xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước.

Câu 1: Thể thơ của văn bản trên: Thất ngôn tứ tuyệt.

Câu 2: Luật của bài thơ:

Mỗi câu có 7 chữ (thất ngôn). Câu 1, 2 và 4 đều có vần, các vần điệu trong bài này là vần bằng, cụ thể là vần "yên" trong câu 2 và "phong" trong câu 4. Câu 3 không có vần, như là câu chuyển tiếp.

Câu 3: 

Một biện pháp tu từ nổi bật trong bài thơ là đối lập giữa "thơ xưa" và "thơ hiện đại". Cụ thể, trong câu "Cổ thi thiên ái thiên nhiên mỹ" (Thơ xưa yêu thiên nhiên đẹp) và "Hiện đại thi trung ưng hữu thiết" (Thơ hiện đại cần có thép), tác giả tạo ra sự đối lập để nhấn mạnh sự khác biệt giữa các thời kỳ và chức năng của thơ ca. Biện pháp này làm nổi bật ý nghĩa là thơ ca phải phản ánh được yêu cầu thực tế của thời đại, đặc biệt trong bối cảnh xã hội đang cần có những đổi mới mạnh mẽ. Sự đối lập này cũng tạo ra sự tương phản rõ rệt giữa cái đẹp lý tưởng và cái mạnh mẽ, thực tiễn.

Câu 4: 

Tác giả muốn nhấn mạnh rằng thơ ca hiện đại không chỉ đơn thuần là thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn phải mang tính chất mạnh mẽ, thiết thực, có khả năng phản ánh những vấn đề xã hội, thực tiễn của cuộc sống. Tác giả khẳng định rằng trong thời đại mới, thơ phải có tính chiến đấu, phải tham gia vào các phong trào, giúp con người đối mặt với thử thách và đấu tranh. Vì vậy, tác giả khẳng định thơ ca hiện đại không thể thiếu yếu tố "thép" - một yếu tố của sự mạnh mẽ, kiên cường.

Câu 5: 

Cấu tứ của bài thơ khá rõ ràng và mạch lạc, gồm 2 phần đối lập. Phần đầu (câu 1 và câu 2) nói về thơ ca cổ điển, chủ yếu ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, mang tính lý tưởng. Phần thứ hai (câu 3 và câu 4) chuyển sang thơ ca hiện đại, nhấn mạnh vai trò của thơ trong việc phản ánh thực tại xã hội, có tính chất mạnh mẽ và đấu tranh. Sự chuyển tiếp giữa hai phần này hợp lý và phù hợp với hoàn cảnh sáng tác, phản ánh được tư tưởng của tác giả về vai trò của thơ ca trong từng thời kỳ. Cấu tứ bài thơ vừa giản dị, vừa sâu sắc, giúp người đọc dễ dàng cảm nhận được sự thay đổi trong quan niệm về thơ ca qua các thời kỳ.


C1: Tự sự
C2: cậu bé Ngạn chạy sang bà để: Trốn những trận đòn của ba.
C3: nhằm tạo sự bất ngờ, thú vị.
C4: - Đó là người bà có trái tim nhân hậu, yêu thương
- Là người sẵn sàng tha thứ, sẵn sàng đùm bọc, chẻ che cho cháu.
C5: Gia đình là tế bào của xã hội, bởi nên tình cảm gia đình mang vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống, đó là điểm tựa tinh thần vô cùng vững chắc để mỗi người có thể vượt qua được mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Là nơi mà con người có thể tìm thấy niềm tin, tìm thấy sự bình yên, hy vọng để vượt qua mọi rào cản trên bước đường đời. Dù có đi đâu và về đâu, dù công việc có bộn bề đến đâu thì chúng ta đều hướng về gia đình, hướng về những tình cảm giản dị mà thiêng liêng nhất.

C1: Truyện ở ngôi kể thứ nhất, người kể chuyện xưng “tôi”.
C2: Đoạn trích sử dụng điểm nhìn bên trong, các tình huống truyện và sự kiện đều được đánh giá dưới góc nhìn của người con gái Chi-hon.
C3: Biện pháp nghệ thuật trong đoạn văn là biện pháp lặp cấu trúc “Lúc mẹ...”. Giúp tăng tính liên kết và tạo nhịp điệu cho đoạn văn. Đồng thời nhấn mạnh khoảnh khắc mẹ bị lạc, Chi-hon đang bận rộn sống cuộc đời riêng. Từ đó, cho ta thấy được sự tự trách của nhân vật Chi-hon khi nhớ lại khoảnh khắc mẹ bị lạc
C4: Người mẹ của Chi-hon có phẩm chất mạnh mẽ, kiên quyết kiên cường để bảo vệ cho con của mình, ngay cả khi bà phải đối mặt với một môi trường lạ lẫm; bà cũng vô cùng yêu thương con, muốn con được thử và mặc những món đồ bà thấy thật đẹp. Câu văn cho thấy phẩm chất của mẹ Chi-hon: "Mẹ nắm chặt tay cô, bước đi giữa biển người với phong thái có thể đe dọa cả những tòa nhà lừng lững đang từ trên cao nhìn thẳng xuống, rồi băng qua quảng trường và đợi anh cả dưới chân tháp đồng hồ.

C5: Chi-hon hối tiếc vì đã không thử mặc chiếc váy mẹ chọn, khiến mẹ buồn phiền.
Những hành động vô tâm, dù nhỏ nhặt, đôi khi lại có thể gây tổn thương sâu sắc cho những người thân yêu. Khi chúng ta không chú ý đến cảm xúc của họ, hay thậm chí là bỏ qua những nỗ lực của họ, đó là lúc sự vô tâm làm xói mòn tình cảm gia đình. Đôi khi, những lời nói vô tình, hay sự thờ ơ trong những khoảnh khắc quan trọng cũng đủ để khiến người thân cảm thấy bị bỏ rơi, thiếu thốn tình cảm. Do đó, mỗi chúng ta cần nhận thức rõ rằng sự quan tâm, chăm sóc và chia sẻ yêu thương là điều cần thiết để giữ gìn mối quan hệ bền chặt và đầy ấm áp.