BÙI THỊ PHƯƠNG ANH

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của BÙI THỊ PHƯƠNG ANH
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Khi nghe giọng hát trầm trầm của người nông dân, nhân vật trữ tình đã có những liên tưởng đầy xúc động và sâu sắc, thể hiện sự gắn bó máu thịt với quê hương và cuộc sống lao động. Giọng hát ấy không chỉ là âm thanh của một con người mà còn được so sánh với “tiếng lúa khô chảy vào trong cót” và “đất ấm trào lên trong lóe sáng lưỡi cày”. Những hình ảnh so sánh giàu chất dân dã và thơ mộng này gợi nên âm thanh thân thuộc của làng quê, của mùa gặt, của đất đai đang hồi sinh dưới bàn tay người nông dân. Qua đó, giọng hát của người lao động trở thành biểu tượng của sức sống, của niềm tin và sự bền bỉ. Nó mang theo hơi thở của đất, của lúa, và của cả một nền văn hóa nông nghiệp lâu đời. Những liên tưởng ấy không chỉ thể hiện sự nhạy cảm của nhân vật trữ tình mà còn cho thấy niềm biết ơn, sự trân trọng đối với những người lao động bình dị – những con người đang lặng lẽ làm nên vẻ đẹp âm thầm cho cuộc sống mỗi ngày.

câu 1Bài thơ được viết theo thể thơ tự do, không bị bó buộc về số câu, số chữ, niêm luật hay vần điệu, giúp tác giả thoải mái biểu đạt cảm xúc và hình ảnh giàu chất nhạc, chất họa.

câu 2Một số từ ngữ, hình ảnh gợi tả âm thanh gồm:

  • Tiếng bánh xe trâu lặng lẽ
  • Ai gọi đấy, ai đang cười khúc khích
  • Giọng hát trầm trầm
  • Tiếng lúa khô chảy vào trong cót
  • Tiếng huầy ơ như tiếng người chợt thức”

=> Những âm thanh này vừa nhẹ nhàng, thân thuộc, vừa gợi nên nhịp sống yên bình, đầy sức sống của làng quê lúc ban mai.

câu 3

  • Biện pháp tu từ: So sánh (“như búp non mở lá”)
  • Tác dụng: Gợi sự thức dậy nhẹ nhàng, tinh khôi và tràn đầy sức sống của nhân vật trữ tình. Đồng thời thể hiện trạng thái tinh thần tươi mới, trong trẻo, hài hòa với thiên nhiên.

câu 4 Nhân vật trữ tình cảm nhận sự yên bình, thân thuộc và đầy sức sống của ban mai nơi làng quê. Âm thanh của bánh xe trâu “lặng lẽ” gợi sự chậm rãi, êm đềm; trong khi tiếng gọi, tiếng cười “khúc khích” thể hiện sự rộn ràng, gần gũi. Những âm thanh ấy làm thức dậy cảm giác ấm áp, gắn bó và niềm yêu thương đối với cuộc sống thôn quê.

cau 5

Thông điệp: Hãy lắng nghe và trân trọng những thanh âm giản dị của cuộc sống mỗi sớm mai, bởi đó là nhịp thở của sự sống, của yêu thương và hồi sinh.

Lí giải: Qua hình ảnh làng quê lúc ban mai với những âm thanh thân thương, nhà thơ nhắn nhủ rằng trong sự tĩnh lặng bình dị của thiên nhiên và con người, ta có thể tìm thấy vẻ đẹp tinh khôi, lòng biết ơn và nguồn năng lượng để khởi đầu một ngày mới đầy hy vọng.



Nam Cao đã vận dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật đặc sắc để xây dựng nhân vật Thứ trong đoạn trích cuối tiểu thuyết Sống mòn, qua đó khắc họa sâu sắc bi kịch của người trí thức tiểu tư sản trước Cách mạng. Trước hết, tác giả sử dụng ngôi kể thứ ba gắn với điểm nhìn của nhân vật để đi sâu miêu tả thế giới nội tâm đầy giằng xé, mâu thuẫn của Thứ. Những dòng độc thoại nội tâm dày đặc, chân thực cho thấy tâm trạng u uất, sự tuyệt vọng và cả sự tự nhận thức đau đớn về sự bất lực của chính mình. Nam Cao còn khéo léo sử dụng hình ảnh ẩn dụ như “phế nhân”, “con trâu”, “sợi dây thừng” để biểu đạt một cách cô đọng tình trạng sống quẩn quanh, bị trói buộc bởi thói quen, nỗi sợ hãi và sự nhu nhược. Giọng điệu trầm buồn, chua chát cùng những câu văn dài, giàu cảm xúc góp phần lột tả nỗi đau “sống mòn” – một cái chết tinh thần ngay trong đời sống thường nhật. Nhờ những thủ pháp ấy, Thứ hiện lên không chỉ là một cá nhân cụ thể mà còn là hình tượng tiêu biểu cho cả một lớp người đang loay hoay tìm lối thoát giữa xã hội bế tắc.

c1: Văn bản được kể theo ngôi thứ ba, nhưng là ngôi thứ ba chủ yếu bám sát nhân vật Thứ (tự sự gián tiếp tự do), cho phép người đọc đi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật.

c2 Sống rụt rè hơn”, “sẻn so hơn”, “sống còm rom”

“Chuyện để dành, chuyện mua vườn, chuyện làm nhà”

“Kiếm nổi bát cơm của mình ăn”

“Y sẽ ăn bám vợ”, “sẽ mốc lên, sẽ gỉ đi, sẽ mòn, sẽ mục ra ở một xó nhà quê”
=> Những từ ngữ, hình ảnh này cho thấy cuộc sống tù túng, nghèo khổ, tầm thường, đầy lo toan vật chất và không còn lý tưởng của Thứ khi ở Hà Nội.

c3: Biện pháp tu từ: Ẩn dụ – “phế nhân” không dùng theo nghĩa thực (người tàn tật) mà để nói về sự bất lực, vô dụng, mất phương hướng.

Tác dụng: Thể hiện sâu sắc sự vỡ mộng, hụt hẫng của Thứ khi đối diện với thực tế sau khi ra trường, đồng thời phơi bày bi kịch của người trí thức tiểu tư sản khi lý tưởng bị cuộc sống tầm thường vùi dập.

c4:Ở Sài Gòn: Thứ còn mang trong mình nhiệt huyết, hoài bão. Dù nghèo khó, y vẫn “hăm hở”, “náo nức”, “mong chờ”, có tình yêu, khát vọng và khao khát vươn lên.

Ở Hà Nội: Thứ trở nên thực dụng, u uất và tuyệt vọng hơn. Y sống “rụt rè”, “sẻn so”, chỉ nghĩ đến chuyện cơm áo, dần đánh mất lý tưởng.
=> Sự thay đổi này phản ánh quy luật tha hóa của con người trong hoàn cảnh sống bế tắc, gò bó, đồng thời thể hiện bi kịch “sống mòn” của một trí thức không tìm thấy lối thoát

c5: Thông điệp: Cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người dám thay đổi, dám sống đúng với lý tưởng và khát vọng của mình.

Thứ là biểu tượng cho lớp trí thức tiểu tư sản trước Cách mạng – có học vấn, có hoài bão nhưng bị hoàn cảnh xã hội và chính sự nhu nhược trong tính cách đẩy vào bi kịch sống vô nghĩa. Tác phẩm cho thấy: nếu con người không vượt thoát khỏi thói quen, nỗi sợ hãi và vòng lặp của sự an phận, thì cuộc sống sẽ “mòn”, sẽ “mục” đi như một món đồ cũ không ai nhớ tới.





câu 1Bài thơ Những người đàn bà bán ngô nướng không chỉ là một lát cắt giản dị của đời sống mưu sinh nơi vỉa hè, mà còn là bản hòa ca xúc động về tình mẫu tử, về sự hy sinh thầm lặng và vẻ đẹp của con người lao động. Hình ảnh người đàn bà bán ngô được khắc họa chân thực qua những chi tiết giàu sức gợi như “bày số phận mình bên đường”, “bán dần từng mảnh đời mình nuôi con” – cho thấy cuộc đời cơ cực, lam lũ, nhưng vẫn ấm nóng như những bắp ngô nướng. Nhà thơ đã sử dụng nhiều biện pháp tu từ như ẩn dụ, hoán dụ, đối lập… để làm nổi bật sự đối chọi giữa sự thờ ơ, vô cảm của người đời và sự âm thầm hy sinh của người mẹ. Những chi tiết như “tờ bạc lẻ đè lên mùi thơm” vừa gợi cảm giác xót xa, vừa tố cáo sự vô tâm trước giá trị thực của lao động. Qua dòng cảm xúc lắng đọng và lời thơ giàu hình ảnh, tác phẩm nhắn gửi thông điệp nhân văn: hãy biết nhìn sâu vào vẻ đẹp khuất lấp trong những con người bình dị để yêu thương và trân trọng hơn trong cuộc sống.

câu 1Bài thơ Những người đàn bà bán ngô nướng không chỉ là một lát cắt giản dị của đời sống mưu sinh nơi vỉa hè, mà còn là bản hòa ca xúc động về tình mẫu tử, về sự hy sinh thầm lặng và vẻ đẹp của con người lao động. Hình ảnh người đàn bà bán ngô được khắc họa chân thực qua những chi tiết giàu sức gợi như “bày số phận mình bên đường”, “bán dần từng mảnh đời mình nuôi con” – cho thấy cuộc đời cơ cực, lam lũ, nhưng vẫn ấm nóng như những bắp ngô nướng. Nhà thơ đã sử dụng nhiều biện pháp tu từ như ẩn dụ, hoán dụ, đối lập… để làm nổi bật sự đối chọi giữa sự thờ ơ, vô cảm của người đời và sự âm thầm hy sinh của người mẹ. Những chi tiết như “tờ bạc lẻ đè lên mùi thơm” vừa gợi cảm giác xót xa, vừa tố cáo sự vô tâm trước giá trị thực của lao động. Qua dòng cảm xúc lắng đọng và lời thơ giàu hình ảnh, tác phẩm nhắn gửi thông điệp nhân văn: hãy biết nhìn sâu vào vẻ đẹp khuất lấp trong những con người bình dị để yêu thương và trân trọng hơn trong cuộc sống.

câu 1 a) Những bài học cơ bản của cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc tuừ 1945 đến nay là:

+không ngừng phát huy tinh thần yêu nước của tầng lớp nhân dân

+củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân

+kết hợp sức mạnh của dân tôcj và sức mạnh thời đại chiến lược xây dựng bảo vệ tổ quốc

+ phát triển sáng taọ nghệ thuật chiến tranh nhân dân, xây dựng nền quốc phòng toàn dân

b) là một học sinh em sẽ chủ động tìm kiếm, học hỏi những tư liệu lịch sử,pháp luật,... để có nhận thưc đúng đắn các quyền lợi lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông. Phê phán những đấu tranh liên quan đến biển, đảo, những hành vi sai lệch

câu 2: chính trị:

- Đổi mới tư duy chính trị

- Mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội được tăng cường theo quy định của Hiến pháp.

 

- Nền hành chính được cải cách; Bộ máy hành chính các cấp được sắp xếp theo hướng tinh gọn và hiệu quả.

về kinh tế:

- Cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng tích cực, hình thành nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước.

- Hệ thống pháp luật về kinh tế hình thành và hoàn thiện.

- Tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ cao, giảm dần sự phụ thuộc vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, xuất khẩu thô, lao động nhân công giá rẻ và mở rộng tín dụng, từng bước chuyển sang dựa vào ứng dụng mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

- Quy mô nền kinh tế được mở rộng, GDP bình quân đầu người ngày càng tăng.

vêf xã hội

- Chỉ số phát triển con người (HDI) tăng đều đặn và liên tục.

- Chính sách lao động, việc làm có nhiều chuyển biến theo hướng ngày càng phù hợp hơn.

- Công tác xoá đói giảm nghèo đạt nhiều kết quả ấn tượng.

về văn hóa

;- Giáo dục và đào tạo phát triển về quy mô và cơ sở vật chất. Trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên.

- Văn hoá truyền thống được bảo tồn và phát huy. Các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể được xác định và đánh giá theo chuẩn quốc tế.

về hội nhập quốc tế:

- Hội nhập quốc tế được thực hiện thiết thực và hiệu quả.

- Vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên thế giớ

câu 1: ngôi kể thứ nhất

câu 2: tình huống truyênj và các sự kiện được đánh giá dưới góc nhìn của người con gái

câu 3 biện pháp lặp cấu trúc

tác dụng: + tăng tính liên kết, taọ nhịp điệu cho đoạn văn

                 + nhấn mạnh khoảnh khắc mẹ bị lạc, cô đang bận rộn với cuộc sống cuộc đời riêng. Cho thấy sự tự trách bản thân của nhân vật khi nhớ lại khoảnh khắc mẹ bị lac.

câu 4: người mẹ có phẩm chất manhj mẽ, kiên cường, bảo vệ con của mình,ngay cả khi đối mặtvoiws môi trường lạ, bà vẫn vô cungf yêu thương con muốn con mặc và thử những món đồ bà thấy đẹp

câu 5; Chi-hon đã hối tiếc vì không mặc thử chiếc váy mẹ chọn, khiến cho mẹ buồn

những hành động nhỉ nhặt nhưng có thể gây ra những tổn thương sâu sắc. Chúng ta không quan tâm đến cảm xúc của người xung quanh, thâm chí bỏ qua những nỗ lực công sức của họ tạo sự buồn bã cho người thân của mình. Đôi khi những điều nhỏ nhặt nhất dù vô tình họ đều cảm thấy không được tôn trọng thiếu tin hf cảm. Do vậy. bản thân mỗi chúng ta cần biết nhìn nhận, quan sát mọi người xung quanh biết quan tâm chia sẻ giữ gìn tình cảm đối với người thân , gia đình, mọi người xung quanh.

câu 1: Tự sự

câu 2: Theo văn bản, cậu bé Ngạn chạy sang nhà bà để trốn những trận đòn của ba.

câu 3: dấu ba châm trong câu nhằm tạo sự tò mò, bất ngờ thú vị.

câu 4: trong văn bản người bà tần tảo sớm khuya, luôn lo lắng cho con cháu, yêu thương vô bờ bến.

câu 5: Qua văn bản, cho ta thấy gia đình mang lại cho mỗi chúng ta niềm vui, hạnh phúc, là nguồn động lực để bản thân chúng ta vươn lên trong cuộc sống. Vì vậy, không có gì quý hơn gia đình .