

NGUYỄN HƯƠNG GIANG
Giới thiệu về bản thân



































Câu 1: Văn bản được kể theo ngôi thứ ba
Câu 2: Điểm nhìn trong đoạn trích là điểm nhìn của nhân vật Chi-hon
Câu 3: Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn là đối lập giữa hình ảnh người mẹ bị lạc và hình ảnh người con đang tận hưởng thành công.
Tác dụng: Nhấn mạnh sự vô tâm, khoảng cách giữa con cái và cha mẹ; gợi lên cảm giác ân hận, day dứt của Chi-hon khi không ở bên mẹ lúc mẹ gặp nạn.
Câu 4: Qua lời kể của Chi-hon, người mẹ hiện lên là một người tần tảo, hy sinh vì con cái, giàu tình yêu thương, luôn nhẫn nhịn và thầm lặng chịu đựng.
Câu 5: Chi-hon hối tiếc vì đã không thử chiếc váy mẹ chọn, không quan tâm đến cảm xúc của mẹ, không ở bên cạnh mẹ nhiều hơn.
Đoạn văn:
Những hành động vô tâm có thể khiến những người thân yêu tổn thương mà ta không nhận ra. Đôi khi, ta quá bận rộn với cuộc sống riêng mà quên đi những mong muốn, cảm xúc của cha mẹ. Như Chi-hon, cô đã từng thờ ơ với sở thích của mẹ và không kịp nhận ra tình yêu thương mẹ dành cho mình. Chính sự vô tâm ấy đã khiến cô day dứt khi mẹ bị lạc. Vì vậy, hãy trân trọng từng khoảnh khắc bên gia đình, lắng nghe và quan tâm nhiều hơn để không phải hối tiếc.
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là tự sự
Câu 2: Cậu bé Ngạn chạy sang nhà bà để tránh bị ba đánh đòn.
Câu 3: Dấu ba chấm trong câu có tác dụng gây sự chú ý, tạo điểm nhấn, thể hiện sự ngập ngừng, luyến tiếc hoặc nhấn mạnh mối quan hệ gắn bó giữa nhân vật "tôi" với mẹ và bà nội. Câu 4: Nhân vật người bà trong văn bản là một người hiền hậu, yêu thương và che chở cho cháu, luôn bảo vệ, an ủi và mang lại cảm giác bình yên cho cháu mình.Câu 5: Gia đình có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Như trong văn bản, tình yêu thương của bà đã giúp nhân vật "tôi" tìm được chốn bình yên, điều này cho thấy gia đình không chỉ là điểm tựa tinh thần mà còn là nguồn động viên, giúp ta vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.